Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Nông nghiệp Quảng Trị bắt nhịp với số hóa
- Ngày đăng: 15-08-2024
- 81 lượt xem
Xác định chuyển đổi số là động lực để thay đổi nền nông nghiệp từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”. Thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã chủ động tuyên truyền, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từng bước hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, làm chủ khoa học kỹ thuật.
Nhận thấy xu hướng làm nông nghiệp công nghệ cao ngày càng phát triển mạnh, sau khi tìm hiểu thị trường, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về quỹ đất, nguồn vốn, nhân lực, chị Trần Thu Trang ở tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh quyết định đầu tư gần 4 tỉ đồng mở trang trại nông nghiệp công nghệ cao Dfarm Quảng Trị tại thôn Động Sỏi, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh. Sau gần một năm xây dựng, cải tạo đất đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ, năm 2020, Dfarm Quảng Trị được hình thành với hệ thống 10 nhà màng có diện tích 5.000 m2 được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản từ khung thép, lớp màng nilon, lưới chắn côn trùng, hệ thống tưới tự động…
Chị Trang cho biết, điểm nhấn của trang trại là hệ thống tưới tự động theo công nghệ Ixrael. Chỉ cần bấm nút là toàn bộ 10 nhà màng sẽ được cung cấp nước tưới nhỏ giọt. Chất dinh dưỡng truyền cho cây trồng theo từng thời kỳ cũng đã được lập trình sẵn. Tại trang trại, từ tháng 2 - tháng 9 hàng năm DFARM trồng dưa lưới, dưa lê, dưa hấu theo đơn đặt hàng của các đầu mối tiêu thụ tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng… và một phần tiêu thụ qua kênh bán lẻ với tổng sản lượng 25 tấn dưa các loại. Từ tháng 10 – tháng 12 là thời gian DFRAM trồng các loại rau, cà chua, táo phục vụ thị trường Tết. Tất cả đều đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ. Doanh thu hàng năm đạt trên 2 tỉ đồng. “Hiện tại nhiều khâu trong quá trình chăm sóc tại Dfarm đã được tự động hóa”, chị Trang cho hay.
Mới đây nhất, với mục tiêu ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, giảm bớt sức lao động của nông dân, vụ hè thu năm nay, tại Hợp tác xã Mai Đàn, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Công ty cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh (Quảng Bình) triểu khai mô hình sản xuất nông nghiệp “không dấu chân” trên diện tích 2 ha, sử dụng giống lúa HG244 và ĐB97. Theo đó, mô hình sử dụng thiết bị bay không người lái 3 trong 1 dùng để gieo sạ, rải phân và phun thuốc bảo vệ thực vật. Với hệ thống điều khiển từ xa, người vận hành thiết bị bay không người lái chỉ cần đứng tại chỗ là có thể chủ động thực hiện các thao tác vận hành thiết bị. Ngoài ra, mô hình còn áp dụng cơ giới hóa vào tất cả các khâu từ làm đất đến thu hoạch vừa đẩy giúp nhanh tiến độ gieo cấy, tiết kiệm được lúa giống, giảm vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhân công. Theo đánh giá của các hộ nông dân tham gia mô hình, hiệu quả bước đầu của cánh đồng “không dấu chân” đó là giải phóng sức lao động cho nông dân, thời gian gieo sạ chỉ trong một ngày, lượng giống gieo giảm chỉ còn 3 – 4 kg/sào, mật độ gieo đảm bảo, giảm chi phí nhân công dặm tỉa, bón phân, bơm thuốc. Hay ở HTX Kim Long xã Hải Quế huyện Hải Lăng, vụ Hè Thu 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sử dụng máy sạ cụm kết hợp bón phân dúi sâu với diện tích 6 ha nhằm tiết kiệm được lượng giống lúa gieo (giảm 2-2,5kg/sào), phân bón được dúi sâu trong đất giảm được sự thất thoát bốc hơi hay rửa trôi theo nước. Bên cạnh đó, công suất gieo sạ 6-8ha/ngày/máy, gấp đôi năng suất làm việc của máy cấy lúa hiện nay, tiết kiệm được nhân công, giải phóng sức lao động, giúp đẩy nhanh kịp lịch thời vụ.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hồ Xuân Hòe cho biết, xác định tiếp cận và làm chủ công nghệ số sẽ là “chìa khóa” để nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các địa phương đẩy mạnh số hóa vào công tác quản lý điều hành và triển khai các mô hình sản xuất trên địa bàn. Nhiều chương trình, phần mềm quản trị vườn trồng, nông nghiệp chính xác được áp dụng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên (nước, phân bón...) để dần chuyển đổi từ nông nghiệp số lượng sang nông nghiệp chất lượn, hiện đại; tạo ra nhiều cơ hội tăng năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
Đến nay, trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã có nhiều mô hình ứng dụng quy trình công nghệ cao, internet vạn vật (IoT) vào sản xuất lan hồ điệp, hoa lily, dâu tây, dưa lưới đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hơn 6.000 ha lúa, sắn đã ứng dụng máy bay không người lái (drone) vào chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; hơn 320 sản phẩm nông sản của tỉnh đã được niêm yết giao dịch trên các sản thương mại điện tử. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã hợp tác với các doanh nghiệp về công nghệ viễn thông trên địa bàn tỉnh để cung cấp các địa chỉ số cho nông dân. Thông qua các nền tảng số, hội chợ thương mại trực tuyến, sàn giao dịch điện tử để quảng bá sản phẩm của ngành Nông nghiệp đế thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh chuyển đối số và ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng nông thôn mới thông qua triển khai hệ thống camera an ninh, hệ thống tưới cảm biến tự động, gắn tem mã QR truy xuất nguồn gốc các sản phẩm OCOP, đưa sản phẩm nông sản đặc trưng, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, ông Hòe cũng thừa nhận, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như: cơ sở nền tảng chuyển đổi số còn thiếu và yếu; biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến khó lường; đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ 4.0 đòi hỏi vốn lớn, trong khi nguồn lực của nông dân và các nhà đầu tư còn hạn chế… Theo ông Hòe, để tháo gỡ các điểm nghẽn nói trên, Sở Nông nghiệp và PTNT đang triển khai đề án chuyển đổi số trong nông nghiệp và PTNT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thiện số hóa cơ sở dữ liệu ngành, đáp ứng nhu cầu tích hợp, chia sẽ, khai thác của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong cập nhật diễn biến rừng, giám sát cháy rừng, dự báo nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng; ứng dụng các phần mềm để theo dõi, chăm sóc, quản lý cây trồng, vật nuôi, từng bước hướng đến xã hội hóa các ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh giao dịch mua bán sản phẩm và vật tư sản xuất trên nền tảng số; phấn đấu kinh tế số chiếm ít nhất 10% GRDP của ngành Nông nghiệp; 100% sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên được đưa lên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế… “Để đạt các mục tiêu trên, ngành Nông nghiệp đang tập trung tuyên truyền, xây dựng mô hình điểm giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số trong đời sống và sản xuất. Hoàn thiện chính sách và thể chế để nhân rộng việc ứng dụng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên phát triển công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, ưu tiên xúc tiến thương mại thông qua các kênh bán hàng trực tuyến, các sàn thương mại điện tử… Qua đó, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng bền vững, hiện đại”, ông Hòe cho biết thêm.
Lan Anh, Trần Thúy – TTKN
- Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết nhiệm vụ chuyên môn và công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2024; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 (28/10/2024)
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh. (28/06/2024)
- Ban quản Khu BTTN Đakrông tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính (18/06/2024)
- Hướng dẫn ứng dụng Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác điện tử (eCDT) để tiến đến cấp Giấy chứng nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (Giấy SC) và Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (Giấy CC) hoàn toàn qua môi trường điện tử (Hệ thống eCDT) (13/06/2024)
- Kế hoạch Thực hiện công tác tuyên truyền về cải cách hành chính năm 2024 (13/06/2024)
- Trung tâm Khuyến Nông triển khai thực hiện công tác thông tin tuyên truyền cải cách hành chính (17/06/2024)
- Ứng dụng thiết bị công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa (29/05/2024)
- Chi cục Kiểm lâm thực hiện sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy bên trong theo hướng tinh gọn, thống nhất đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp bền vững trong giai đoạn hiện nay (29/05/2024)
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả (23/05/2024)
- Khuyến nông Quảng Trị tích cực áp dụng chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân (17/06/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 2323
Tổng lượt truy cập: 3.555.996