Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ, ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NHẬN DIỆN SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÂY TRỒNG
- Ngày đăng: 18-09-2022
- 337 lượt xem
Trong những năm qua, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đã ghi nhận nhiều mô hình mang lại kết quả như: Nhiều mô hình ứng dụng quy trình công nghệ cao, internet vạn vật (IoT) vào sản xuất hoa lan đại hồ điệp, hoa lily, dâu tây, cà chua siêu ngọt, dưa lưới đã mang lại hiệu quả thiết thực; hơn 1.000 ha lúa đã ứng dụng máy bay không người lái (Drone) vào chăm sóc, phòng trừ sâubệnh trên cây lúa;
Những kết quả trên đã biến điều kiện bất lợi thành lợi thế phát triển, chuyển từ nông nghiệp số lượng sang chất lượng dựa trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường.
Phần mềm nhận diện sinh vật gây hại trên cây lúa (APPS) là công cụ hỗ trợ người nông dân trong việc nhận diện, chuẩn đoán các vấn đề liên quan tới sinh vật gây hại trên cây lúa. Được thực hiện đồng loạt bao gồm xây dựng ứng dụng (Apps) nhận diện sinh vật gây hại trên điện thoại bằng công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo) kết hợp với hệ thống chuyên gia tương tác trực tuyến với người sử dụng.
Trong thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Quảng Trị đã cùng với các Chi cục Trồng trọt và BVTV các tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai thu thập thông tin, ghi lại hình ảnh các loài sinh vật gây hại trên cây trồng tại địa phương cung cấp cho Cục BVTV để xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần mềm. Đến nay, phần mềm đã được hoàn thiện và được triển khai thí điểm đầu tiên trên địa bàn An Giang. Tại Quảng Trị, Chi cục đã bước đầu tổ chức tuyên truyền phổ biến việc ứng dụng phần mềm nhận diện sinh vật gây hại trong sản xuất nông nghiệp với người dân trên địa bàn cũng như các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn phương pháp tiếp cận cũng như sử dụng phần mềm trên đồng ruộng thông qua thiết bị điện thoại thông minh.
Hiện nay, Chi cục đang phổ biến triển khai thử nghiệm việc ứng dụng phần mềm trên một số đối tượng sinh vật gây hại chủ yếu trên cây lúa. Phần mềm nhận diện sinh vật gây hại trên cây lúa (APPS) có thể được tải dễ dàng từ kho dữ liệu trên trên nền tảng di động Android hoặc IOS. Ứng dụng cung cấp cho nông dân chức năng tự động nhận diện loài sinh vật gây hại qua ảnh chụp và có thể tra cứu thông tin về sinh vật gây hại gồm hình ảnh, đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ; văn bản, tài liệu bảo vệ thực vật; Quy trình phòng, chống sinh vật gây hại do Cục Bảo vệ thực vật ban hành; Thông tin cảnh báo, khuyến cáo về sinh vật gây hại; Trang thư viện sinh vật gây hại cung cấp thông tin hình ảnh, đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ 112 loài sinh vật gây hại trên cây lúa; Trang tin tức để nông dân có thể xem các tin tức về nông nghiệp, nông sản, tin bảo vệ thực vật trên ứng dụng từ điện thoại thông minh có kết nối internet. Ngoài ra, ứng dụng nhận diện sinh vật gây hại lúa còn có chức năng cho người dùng tự nhập phản ánh về các lỗi ứng dụng, các vướng mắc để làm cơ sở hoàn thiện phần mềm. Người nông dân khi gặp khó khăn cần hỗ trợ hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin có thể tự đặt câu hỏi trên công cụ trợ lý ảo sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý ngôn ngữ được tích hợp trong ứng dụng để sẵn sàng hỗ trợ 24/7, mọi lúc mọi nơi.
Việc triển khai ứng dụng nhận diện sinh vật gây hại lúa bằng điện thoại thông minh sẽ giúp người nông dân Quảng Trị nói riêng và người dân trên cả nước nói chung chủ động tham gia và vào “cuộc cách mạng” chuyển sổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó mang lại cho bà con nông dân một quy trình canh tác nông nghiệp thông minh, chính xác với một chi phí sản xuất phù hợp; Giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, trong bối cảnh giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng, góp phần bảo vệ môt trường, hướng tới một nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”./.
- KHUYẾN NÔNG VỚI CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (18/09/2022)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (18/09/2022)
- Chi cục Thủy sản tập trung tuyên truyền, hướng dẫn Luật Thủy sản 2017 và giải quyết thủ tục hành chính để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh (18/09/2022)
- Nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước (18/09/2022)
- Việt Nam có thể học tập mô hình Chính phủ điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc (18/09/2022)
- Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý số liệu htx nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (31/03/2022)
- CHI CỤC THỦY SẢN TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (31/03/2022)
- áp dụng sáng kiến, giải pháp trong công tác cải cách hành chính tại chi cục kiểm lâm (31/03/2022)
- Một số vấn đề về công tác cải cách hành chính hiện nay tại chi cục kiểm lâm (31/03/2022)
- BQL KBT TN Đakrông tổ chức hội nghị đánh giá kết quả cải cách hành chính năm 2020, triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành chính năm 2021 (31/03/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 10
Hôm nay: 310
Tổng lượt truy cập: 3.591.032