Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Sơ kết 02 năm triển khai đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn, giai đoạn 2022 – 2025
- Ngày đăng: 05-08-2024
- 46 lượt xem
Ngày 01/8/2024, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT) đã tổ chức Sơ kết 02 năm triển khai đề án thí điễm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn. Tham dự và chủ trì chỉ đạo Hội nghị có Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Trần Thanh Nam; về phía Bộ Nông nghiệp và PTNT có đại diện Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (đơn vị chủ trì), Cục Trồng trọt, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Trường Chính sách công và phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Chính sách, chiến lược và phát triển nông thôn, Báo Nông nghiệp Việt Nam; đại diện Cục Hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đối với các tỉnh tham dự có 8/13 đồng chí Lãnh đạo UBND, 13/13 lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi Cục PTNT; tham dự còn có các tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (AgriBank); Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) và các chi nhánh Agribank tại Tây Nguyên, Gia Lai, Hiệp hội cà phê, cacao, đại diện một số tổ chức quốc tế: IDH, Agriterra; Rain Forest Alliance, Sorimachi…, các cơ quan truyền thông: Báo Nông nghiệp Việt Nam; Báo Nông thôn ngày nay; VTV, VTC, VOV; Truyền hình nhân dân; Báo, đài địa phương.
Được sự chỉ đạo của Bộ trưởng, Cục Trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT Lê Đức Thịnh, đã báo cáo một số kết quả đạt được sau 02 năm triển khai đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn, trong đó nhấn mạnh một số nội dung triển khai Đề án 05 vùng nguyên liệu thí điểm đã cơ bản hình thành rõ nét và phát triển cả về quy diện tích và chất lượng hoạt động, cụ thể là:
- Các công trình hạ tầng vùng nguyên liệu đã được thi công và bàn giao cho địa phương, nhất là đường giao thông, kênh thủy lợi được hoàn thành tạo điều kiện lưu thông, vận chuyển nguyên liệu từ vùng sản xuất về nhà máy.
- Nhiều HTX đã được thành lập mới và củng cố lại; cán bộ thành viên HTX được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ phần mềm kế toán HTX, phần mềm nhật ký sản xuất. Các HTX được tăng cường hỗ trợ cán bộ trẻ về làm việc (ví dụ tỉnh Tiền Giang hỗ trợ 26 cán bộ trẻ về 26 HTX NN).
- Hình thành được hệ thống các tổ KNCĐ trong các vùng nguyên liệu để tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về sản xuất, liên kết thị trường, phát triển HTX, tín dụng.
- Các địa phương đã tập trung thực hiện triển khai hiệu quả các dự án liên kết theo Nghị định 98, áp dụng quy trình GAP và chính sách hỗ trợ đất lúa, huy động được sự tham gia và đối ứng kinh phí khá lớn của các HTX, DN.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Lê Đức Thịnh cũng chỉ ra một số tồn tại về việc thi công triển khai các hợp phần đầu tư hạ tầng vùng nguyên liệu còn chậm, chưa đồng bộ. Đến nay mới chủ yếu thi công các hạng mục công trình đường giao thông, trong khi hệ thống hạ tầng logistics phục vụ sản xuất, kinh doanh (nhà kho, sân phơi, bãi tập kết nguyên liệu,…) chưa được triển khai. Bên cạnh 1 số ít địa phương quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư hạ tầng logistics cho các HTX trong vùng nguyên liệu (như TT.Huế), còn nhiều địa phương có tâm lý trông chờ vào hỗ trợ của Bộ.
- Vấn đề pháp lý và bố trí mặt bằng đất đai xây dựng kho bãi, hạ tầng phục vụ kinh doanh của các HTX, cụm HTX còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các tỉnh đều có cam kết với Bộ ngay từ đầu khi đăng ký tham gia Đề án nhưng khi triển khai chưa thực hiện đúng cam kết.
- Tổng diện tích vùng nguyên liệu có liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp, mới đạt 103.884 ha diện tích liên kết (chiếm 62,28% tổng diện tích vùng nguyên liệu) và chủ yếu ở các vùng nguyên liệu: lúa gạo tại An Giang, Kiên Giang; cà phê tại Gia Lai, Đắk Nông; vùng cây ăn quả tại Đồng Tháp, Tiền Giang, Sơn La; vùng gỗ rừng trồng tại TT. Huế. Một số nơi chưa có hoặc có rất ít Doanh nghiệp đầu tư liên kết phát triển vùng NL (Hòa Bình, Long An).
- Các HTX quy mô quá bé (7-10 thành viên), hoạt động chưa hiệu quả, chưa kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ. Vì vậy, thời gian tới, việc phát triển, củng cố các HTX trong vùng nguyên liệu theo hướng vận động nông dân tham gia HTX dưới dạng thành viên liên kết như trong Luật HTX năm 2023 là yêu cầu cấp bách và rất cần thiết; việc cấp mã số vùng cho các HTX trong vùng nguyên liệu còn rất ít.
- Nhu cầu về vay vốn tín dụng của các HTX, DN và hộ nông dân cho đầu tư phát triển vùng NL rất lớn, song việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng còn gặp nhiều hạn chế. Agribank vẫn chưa thiết kế các gói tín dụng ưu đãi dành riêng cho các địa phương vùng nguyên liệu, nhất là ưu đãi về quy trình, thủ tục vay vốn theo các chuỗi liên kết.
Kết luận chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có ý kiến chỉ đạo: Phải xây dựng ngay các tiêu chuẩn của vùng nguyên liệu để áp dụng vì phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản đạt chuẩn, quy mô lớn, tập trung là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Quản trị vùng nguyên liệu tốt sẽ giúp cải thiện tổ chức sản xuất, ổn định chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Phát triển các vùng nguyên liệu nông nghiệp còn giúp cho Nhà nước dễ dàng trong việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, qua đó giúp cộng đồng nông dân, hợp tác xã, hiệp hội ngành phát triển bền vững. Đồng thời, phát triển vùng nguyên liệu cũng giúp nhà nước thực hiện tốt quy hoạch sản xuất, linh hoạt trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với quy luật cung cầu cho nông sản; qua đó quản lý hiệu quả được nguồn cung các sản phẩm nông nghiệp.
Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, vùng nguyên liệu được xác định là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị nông lâm, thủy sản hiệu quả, bền vững. Việc xây dựng được vùng nguyên liệu sẽ là khâu đột phá, giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại, thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến, thương mại trong các vùng nguyên liệu nhằm cắt giảm khâu trung gian; giảm chi phí rủi ro trong sản xuất và thương mại sản phẩm, đồng thời giám sát sâu hơn, minh bạch hóa quy trình sản xuất và chất lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến và tiêu thụ.
Do đó, việc xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa tập trung đạt chuẩn cần đáp ứng các yêu cầu chính sau:
Một là, tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu trên cơ sở đảm bảo liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi từ khâu sản xuất - thu hoạch - bảo quản - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp yêu cầu thị trường (ổn định, nâng cao giá bán); giảm chi phí sản xuất, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập và lợi ích cho nông dân, hạn chế tình trạng “bẻ kèo”. Thông qua tổ chức liên kết theo chuỗi, cả HTX và Doanh nghiệp đều có thể tận dụng được thế mạnh của nhau để phát triển vùng nguyên liệu (Doanh nghiệp liên kết đầu tư hỗ trợ hướng dẫn về quy trình, vốn, công nghệ, thị trường; HTX tổ chức sản xuất, áp dụng quy trình kỹ thuật).
Hai là, xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường; phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên của từng vùng, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, thông minh, kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Ba là, Phát triển vùng nguyên liệu phải gắn với việc đầu tư nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, chế biến vận chuyển tiêu thụ nông sản hàng hoá. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp trong vùng nguyên liệu tham gia có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận khoa học và công nghệ.
Bốn là, xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ phải đồng bộ với cơ chế chính sách, huy động được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Qua Hội Nghị Bộ trưởng đánh giá cao sự chỉ đạo của Thứ trưởng Trần Thanh Nam cùng nỗ lực của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và các đơn vị thuộc Bộ; sự vào cuộc của 13 tỉnh tham gia Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, và nhất là sự đồng hành của các Doanh nghiệp, các HTX và người dân.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị các Ban chỉ đạo xây dựng Đề án và các đơn vị thuộc Bộ tích cực phối hợp với các địa phương cố gắng sát sao, đẩy mạnh triển khai những vấn đề đã cam kết trong Đề án. Hiện nay vùng nguyên liệu được hình thành cần được xác định là một địa chỉ để thúc đẩy hợp tác công tư, do đó các đơn Cục, vụ chuyên ngành của Bộ, kể các Viện, trường cần tập trung thúc đẩy các dịch vụ công, đặc biệt là đào tạo nông dân thực hiện quy trình sản xuất, xác nhận chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng cho chuỗi giá trị.
- Cùng đồng bào Vân Kiều tạo ra sản phẩm OCOP từ cà phê đặc sản (02/07/2024)
- Luật HTX chính thức có hiệu lực, tạo 'cú huých' để kinh tế tập thể vươn tầm (04/07/2024)
- Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 (21/06/2024)
- Quảng Trị sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP: Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế (12/06/2024)
- Bàn giao 03 tuyến đường lâm sinh của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 (06/06/2024)
- Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị tích cực tham gia Cuộc thi "Xây dựng video tuyên truyền về công tác cải cách hành chính" năm 2024 (24/05/2024)
- hội nghị triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023. (15/05/2024)
- Hội nghị Tuyên dương hợp tác xã tiêu biểu và ký cam kết về các mục tiêu phát triển kinh tế tập thể năm 2024 (12/04/2024)
- Hội nghị thành lập hợp tác xã nông sản hữu cơ Gio Linh (12/04/2024)
- Ấn phẩm “Toàn cảnh HTX nông nghiệp năm 2023” với Chủ đề: hướng tới chuyển đổi nông nghiệp xanh, phát thải thấp ở Việt Nam (05/04/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 40
Hôm nay: 1950
Tổng lượt truy cập: 3.555.623