Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Cùng đồng bào Vân Kiều tạo ra sản phẩm OCOP từ cà phê đặc sản
- Ngày đăng: 02-07-2024
- 68 lượt xem
(Nongnghiep.vn) Năm 2021, ông Hồ Văn Rén cùng 49 hộ dân tại thôn Bụt Việt, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) liên kết với Hợp tác xã (HTX) Nông sản Khe Sanh trồng 41 ha cà phê Arabica Catimo theo hướng hữu cơ. Với việc phải làm theo quy trình chặt chẽ do HTX Nông sản Khe Sanh đưa ra, nhiều hộ đồng bào Vân Kiều rất bỡ ngỡ. Trồng cà phê theo hướng hữu cơ nghĩa là phải “đoạn tuyệt” với phân bón hóa học, thuốc BVTV. Lợi ích về môi trường, năng suất chưa thấy ngay trước mắt nhưng nguy cơ sâu bệnh, giảm năng suất hiện hữu ngay từ vụ đầu tiên. Nhiều người vì thế rất phân vân.
HTX Nông sản Khe Sanh có 2 sản phẩm OCOP 4 sao bao gồm Khe Sanh Coffee dạng bột 100% Arabica và Khe Sanh Coffe dạng hạt rang. Ảnh: Võ Dũng.
Tuy nhiên, sau vài vụ trồng theo hướng hữu cơ, năng suất, chất lượng bắt đầu nhích lên. Cà phê trồng theo hướng hữu cơ chống chịu tốt hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sức sống bền bỉ; bán với giá cao hơn ngoài thị trường… Niềm tin bắt đầu được nhen nhóm.
“Năng suất hiện tại đạt 18 tấn/ha, tăng 50% so với trước đây. Lá cây cà phê xanh đậm, dày; thân cây phát triển vững chắc, bền. Điều quan trọng nữa là tất cả sản phẩm đều được HTX Nông sản Khe Sanh mua với giá cao hơn thị trường, bà con rất phấn khởi”, ông Rén nở nụ cười.
Đây là cách mà HTX Nông sản Khe Sanh liên kết với nông dân để trồng và thu mua cà phê sạch, chế biến thành 2 sản phẩm OCOP 4 sao bao gồm Khe Sanh Coffee dạng bột 100% Arabica và Khe Sanh Coffe dạng hạt rang.
Tính đến nay, HTX Nông sản Khe Sanh có 30 thành viên chính thức và 115 thành viên liên kết, trong đó có 7 tổ nhóm hoạt động cùng nhau xây dựng chuỗi cà phê sạch, khép kín với tổng diện tích trên 130 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 1,8 nghìn tấn. Sản phẩm cà phê Khe Sanh được Cục Sở Hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể Khe Sanh. Sở KH và Công nghệ Quảng Trị đang xây dựng chỉ dẫn địa lý và chuỗi giá trị cho cà phê Khe Sanh.
Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch HĐQT – Giám đốc HTX Nông sản Khe Sanh cho hay, những ngày đầu bắt tay cùng nông dân trồng cà phê sạch vô cùng khó khăn. Để lay chuyển được suy nghĩ của đồng bào không dễ. Nhưng khi chứng kiến những vườn cà phê sai trĩu quả lại bán với giá cao hơn, đồng bào mới chịu làm theo.
Đồng bào Vân Kiều được tập huấn cách ủ phân bón để trồng cà phê theo hướng hữu cơ. Ảnh: Võ Dũng.
“Chịu khó đi đến từng vườn cà phê để thuyết phục, cầm tay chỉ việc và triển khai thí điểm, khi đạt hiệu quả cao thì thì đồng bào mới tin theo. Nếu một ngày mình không sát sao, không động viên, khuyến khích thì nguy cơ quay lại lối canh tác cũ luôn hiện hữu”, bà Hằng chia sẻ.
Chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2022, HTX Nông sản Khe Sanh đầu tư nhà máy sản xuất phân bón vi sinh từ vỏ quả cà phê, cung cấp phân bón cho người dân theo hình thức trả chậm. Vỏ cà phê lâu nay vứt bỏ gây ô nhiễm môi trường nay được tận dụng làm phân bón. Người dân được mua phân vi sinh với giá rẻ hơn thị trường 20%; thành viên HTX được hỗ trợ 50%. Việc sử dụng phân vi sinh đã giúp phục hồi đất, tăng độ xốp, cây phát triển tốt, ít sâu bệnh và an toàn với môi trường tự nhiên. Đây cũng là yếu tố giúp chất lượng, giá trị cà phê Khe Sanh ngày càng được nâng cao, mang lại cơ hội làm giàu cho đồng bào Vân Kiều trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
Để mở rộng thị trường, nâng cao giá trị, HTX Nông sản Khe Sanh đã ký hợp đồng tiêu thụ với 5 doanh nghiệp. Sản phẩm cà phê của HTX Nông sản Khe Sanh còn có mặt tại nhiều hệ thống bán lẻ và đại lý tiêu thụ trong nước.
HTX Nông sản Khe Sanh đồng hành cùng đồng bào Vân Kiều trồng cà phê sạch. Ảnh: Võ Dũng.
“Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao từ sản phẩm Khe Sanh Coffe dạng bột 100% Arabica và liên kết với các tổ nhóm để làm chuỗi cà phê nông lâm kết hợp vừa giúp cải thiện môi trường và cảnh quan du lịch nông nghiệp, nâng cao chất lượng cà phê. Sản phẩm OCOP 5 sao sẽ là cơ hội để nâng tầm và đưa cà phê Quảng Trị ngày càng vươn xa, có giá trị cao hơn”, bà Hằng cho biết.
Ông Hoàng Minh Trí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị đánh giá, HTX Nông sản Khe Sanh là một trong những đơn vị giúp mang sản phẩm cà phê Khe Sanh đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước khi tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao. Đặc biệt, khi tham gia cuộc thi đánh giá chất lượng sản phẩm cà phê đặc sản Việt Nam, cà phê Khe Sanh liên tục đạt giải trong 3 năm liền từ năm 2021 đến năm 2023.
Thời cơ cho cà phê Quảng TrịCà phê Arabica Catimo có mặt tại Hướng Hóa vào đầu thế kỷ XX, đến nay có khoảng 4 nghìn ha. Cà phê Khe Sanh trở thành thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới. Quảng Trị là một trong 8 tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn thực hiện đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. |
Võ Dũng
- Luật HTX chính thức có hiệu lực, tạo 'cú huých' để kinh tế tập thể vươn tầm (04/07/2024)
- Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 (21/06/2024)
- Quảng Trị sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP: Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế (12/06/2024)
- Bàn giao 03 tuyến đường lâm sinh của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 (06/06/2024)
- Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị tích cực tham gia Cuộc thi "Xây dựng video tuyên truyền về công tác cải cách hành chính" năm 2024 (24/05/2024)
- hội nghị triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023. (15/05/2024)
- Hội nghị Tuyên dương hợp tác xã tiêu biểu và ký cam kết về các mục tiêu phát triển kinh tế tập thể năm 2024 (12/04/2024)
- Hội nghị thành lập hợp tác xã nông sản hữu cơ Gio Linh (12/04/2024)
- Ấn phẩm “Toàn cảnh HTX nông nghiệp năm 2023” với Chủ đề: hướng tới chuyển đổi nông nghiệp xanh, phát thải thấp ở Việt Nam (05/04/2024)
- Sơ kết đánh giá các nghị quyết của HĐND tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2021 – 2023 (03/04/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 10
Hôm nay: 827
Tổng lượt truy cập: 3.588.420