Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 đã được các cấp, các ngành nỗ lực triển khai với mục tiêu xuyên suốt là xây dựng nền hành chính nhà nước pháp quyền, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; tập trung vào cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, công chức công vụ, thủ tục hành chính, tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính.

       Thực hiện Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 21/12/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị về Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Quảng Trị năm 2023 đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử như sau:
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh về Ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Sơ kết đánh giá các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1765/QĐ-UBND ngày 01/8/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án “Xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2018-2023, tầm nhìn đến 2030”. Tiếp tục thử nghiệm triển khai hiệu quả một số dịch vụ trên nền tảng đô thị thông minh phù hợp điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế để áp dụng tại thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị (như: quản lý trật tự xây dựng, ô nhiễm môi trường, nước thải....).
- Quản lý, vận hành, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, an toàn, an ninh thông tin, hoạt động thông suốt, ổn định của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử tỉnh; hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc; phần mềm theo dõi thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, UBND tỉnh giao; phần mềm Báo cáo thông tin kinh tế – xã hội; hệ thống hội nghị trực tuyến của UBND tỉnh với Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, với các địa phương, đơn vị trong tỉnh. Duy trì, nâng cấp hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Quảng Trị, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, phấn đấu đạt tỷ lệ từ 30% trở lên. Duy trì và triển khai hiệu quả hoạt động Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh.
- Đầu tư phát triển hạ tầng số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng truyền dẫn, hệ thống dữ liệu để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và xây dựng thành phố thông minh.
Trung tâm Khuyến nông đã từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan trên nhiều lĩnh vực, bao gồm các chương trình, định hướng của cấp trên; cung cấp thông tin, dịch vụ công; chuyển đổi số và ứng dụng CNTT vào quá trình làm việc, quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số; cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, hiện đại hóa cải cách hành chính còn gặp phải khó khăn, thách thức. Do đó những nhiệm vụ chủ yếu của hiện đại hóa hành chính trong giai đoạn tới của Trung tâm Khuyến nông được thể hiện trên các mặt: 
Thứ nhất, Trung tâm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ…Trang thông tin điện tử của Trung tâm phải làm tốt vai trò kênh thông tin quan trọng để người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tìm kiếm thông tin, theo dõi, giám sát các hoạt động, góp phần minh bạch; công khai hóa, chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo; tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số giữa các cơ quan, phòng, ban, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định.
Thứ hai, Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của trung tâm; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong cơ quan; hầu hết các giao dịch của Trung tâm được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; 
Thứ ba, Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về cải cách hành chính, đặc biệt là tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ viên chức Trung tâm về vị trí, vai trò của CNTT trong quá trình làm việc. Mỗi cán bộ, viên chức thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và chú trọng bồi dưỡng năng lực sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.
Thứ tư, tiến tới tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả, bảo đảm phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành công việc hiệu quả.
Hiện đại hóa hành chính là xu hướng không thể phủ nhận trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay. Với sự quan tâm, đầu tư hợp lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Khuyến nông sẻ đã đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần thay đổi diện mạo nền hành chính, phương thức, tác phong làm việc của cán bộ công chức, viên chức. Vì vậy, thời gian tới Trung tâm Khuyến nông cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Cải cách tổ chức bộ máy biên chế tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức
- Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Tuyên truyền sâu, rộng nội dung CCHC và nội dung hiện đại hóa hành chính đến từng cán bộ, công chức viên chức./.

 

Trần Thị Trang - TTKN

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 2670

Tổng lượt truy cập: 3.278.545