Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Đẩy mạnh cải cách hành chính được xem là một trong những khâu đột phá chiến lược trong giai đoạn 2020-2025 nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ xây dựng văn hóa, đạo đức công vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Xây dựng văn hóa, đạo đức công vụ là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Xây dựng văn hóa, đạo đức công vụ nhằm đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đồng thời góp phần hình thành thái độ, phong cách ứng xử chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động. Văn hóa công vụ chính là những giá trị để tạo nên niềm tin, niềm tự hào, lòng yêu nghề, sự gắn kết đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động; phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu chính của nền hành chính là phục vụ lợi ích của Nhà nước, Nhân dân và xã hội.
Năm 2023 được Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải xác định: cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, để phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, trong thời gian tới để góp phần nâng cao đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động nhằm thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính Nhà nước trong thực thi nhiệm vụ trên địa bàn được giao quản lý, cần tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau:
Một là, tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Chi bộ Ban quản lý, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu về công tác cải cách hành chính nhà nước. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp tục coi cải cách hành chính là nhiệm vụ đột phá trong giai đoạn 2020 – 2025 nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu công vụ; sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính, giải quyết công việc trên nền tảng chính quyền điện tử, sử dụng chữ ký số nhằm nâng cao chất lượng công việc, giảm phiền hà cho người dân cũng như áp lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động của đơn vị.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ban quản lý. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như các phần mềm: Mapinfo, Vtools, Planet,.... Tiếp tục củng cố, sắp xếp vị trí công tác của cán bộ, viên chức, người lao động đảm bảo tinh gọn, đúng người, đúng việc, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo như Đề án vị trí việc làm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động.
Ba là, Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế kiểm tra việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị. Xử lý nghiêm người vi phạm và khen thưởng kịp thời người thi hành xuất sắc nhiệm vụ. Mỗi cán bộ, viên chức, người lao động phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao. Mỗi cán bộ, viên chức phải tận tụy với công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và nêu gương sáng về đạo đức để mọi người noi theo.
Cán bộ, viên chức là lực lượng quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc cải cách hành chính. Vì vậy, văn hóa, đạo đức công vụ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả của cơ quan, đơn vị cũng như đề cao trách nhiệm phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân của người cán bộ, viên chức; từ đó củng cố lòng tin của người dân vào cơ quan Ban quản lý rừng phòng hộ nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung./. 
 

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 1013

Tổng lượt truy cập: 3.557.686