Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Hướng dẫn bà con cách xử lý và khắc phục hậu quả sau mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản
- Ngày đăng: 03-12-2024
- 12 lượt xem
Trong tháng 10 vừa qua trên địa bàn tỉnh ta xuất hiện nhiều cơn bão trong đó cơn bão số 6 có tên (Trà Mi) gây mưa lớn kéo dài kèm theo lũ trên thượng nguồn đổ về gây thiệt hại cho nhiều diện tích đang nuôi trồng thủy sản. Theo thống kê sơ bộ từ các địa phương diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh bị thiệt hại do bão số 6 theo thống kê ban đầu khoảng 860 ha (trong đó diện tích nuôi thủy sản mặn lợ là 375 ha, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt là 485 ha). Để kịp thời khắc phục các thiệt hại và hạn chế các tác động của biến đổi môi trường nuôi sau mưa bão đối với thủy sản nuôi, bà con nuôi trồng thủy sản cần áp dụng các biện pháp sau:
1. Đối với ao đang nuôi trồng thủy sản
- Tiến hành thu gom, xử lý rác, thủy sản chết (nếu có) và các chất thải khác trong khu vực nuôi, không để ô nhiễm môi trường; rửa và sát trùng dụng cụ nuôi, bờ ao bằng các loại thuốc sát trùng thông thường (Vôi, Clorin, TCCA);
- Tiến hành sữa chữa, thay thế kịp thời các máy móc thiết bị phục vụ cho nuôi tôm khi bị ngập úng trong nước như: Mô tơ chạy sục khí, máy nổ, các vĩ Oxy cung cấp cho tôm…
- Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; đồng thời tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh và bán thâm canh;
- Kiểm tra, gia cố bờ ao đảm bảo chắc chắn; nạo vét, khơi thống cống, rãnh, kênh mương đảm bảo thoát nước tốt khi xảy ra các đợt mưa lớn tiếp theo;
- Khi mưa lớn kéo dài pH bị giảm đột ngột nên rải vôi xung quanh bờ ao (khoảng 10kg/100 m2), kết hợp bón vôi cho ao, đầm nuôi để ổn định pH nước.
- Khi mưa, lũ đi qua để lại một lượng phù sa lơ lững trong môi trường nước ao nuôi, bà con cần tiến hành bón vôi để làm lắng tụ chất phù sa xuống đáy ao và làm giảm độ đục của nước ao nuôi.
+ Đối với ao nuôi thủy sản nước ngọt: Lượng vôi bón 0,7 - 1kg/100m3 nước;
+ Đối với ao nuôi thủy sản nước mặn lợ: Lượng vôi bón 2 - 3kg/100m3 nước;
- Khi ngừng mưa, nhiệt độ trong nước tăng lên, các chất hữu cơ phân hủy nhanh tạo ra các khí độc như H2S, NH3 trong ao làm tôm, cá dễ bị ngộ độc, cần sử dụng các sản phẩm như Yucca, Zeolite,… để giải phóng khí độc trong ao nuôi. Khi thời tiết ổn định, sử dụng các thuốc như Iodine, BKC,… để diệt khuẩn trong ao nuôi, sau đó sử dụng men vi sinh: BZT, Probio Balance Plus, Biogency, Microbe-Lift AQUA C …. để cải thiện môi trường và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
- Cần chủ động các thiết bị, hóa chất để tăng cường ôxy hòa tan trong nước và đề phòng tình trạng thiếu ôxy cục bộ xảy ra như máy quạt nước, máy bơm, sục khí hoặc Oxy (dạng viên hoặc dạng bột).
- Kiểm tra, bảo quản tốt thức ăn cho thủy sản nuôi, tránh bị ẩm mốc; quản lý lượng thức ăn cho ăn, tránh dư thừa.
- Bổ sung vitamin C, chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho thủy sản nuôi.
- Tăng cường chăm sóc, quản lý ao nuôi, kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đối với các ao tôm đã thả nuôi cần chú ý kiểm tra, duy trì độ kiềm từ 100 - 120mg/l trở lên bằng cách đánh Dolomite hoặc các loại khoáng tăng kiềm, tránh hiện tượng tụt kiềm làm tôm mềm vỏ; đồng thời theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường khác như pH, DO, NH3,… để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Đối với các ao hồ không thả nuôi hoặc chuẩn bị vào vụ nuôi mới.
- Những cơ sở đủ điều kiện thả nuôi tôm vụ đông cần tiến hành xử lý kịp thời để xuống giống.
- Các ao nuôi cần phải xả hết lượng nước trong ao sau mùa mưa lũ ra bên ngoài để cải tạo và phong hóa đáy ao nuôi nhằm chuẩn bị cho một vụ nuôi mới tốt hơn. Phương pháp cải tạo ao nuôi theo các bước tiến hành một cách trình tự và đúng quy trình kỹ thuật.
3. Đối với lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên các nhánh sông và hồ đập nước lớn
- Kiểm tra ngay lồng bè sau khi mưa, lũ đi qua để kịp thời sửa chữa, tránh thất thoát thủy sản nuôi; vệ sinh lồng, bè, thu gom rác thải còn mắc lại xung quanh lồng, bè để tạo dòng chảy thông thoáng; gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng, lưới để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất trở lại bình thường;
- Kiểm tra các yếu tố môi trường nơi đặt lồng, bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng cho phép. Di chuyển lồng, bè về lại vùng nuôi (nếu trước bão phải di chuyển lồng, bè vào khu vực để tránh bão);
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường như hàm lượng oxy hòa tan, độ mặn (đối với lồng nuôi cửa sông, cửa lạch),… và sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Treo các túi vôi xung quanh lồng bè để giúp giảm nhanh sự lắng đọng của các chất phù sa lơ lững trong môi trường nước xung quang lồng, bè.
- Bà con cần thường xuyên theo giỏi, dự báo quan trắc về môi trường sau mưa lũ để có hướng xữ lý hiệu quả vụ nuôi.
- Đặc biệt để chuẩn bị tốt cho vụ nuôi mới bà con cần tuân thủ lịch thời vụ theo khuyến cáo của ngành chức năng, không thả nuôi khi chưa đảm bão về môi trường, an toàn dịch bệnh và an toàn vùng nuôi.
Phan Văn Phương - TTKN
- “Thủ phủ” cà phê Quảng Trị được mùa, được giá (28/11/2024)
- Hiệu quả dự án xây dựng và phát triển mô hình vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng rừng vùng nguyên liệu (28/11/2024)
- Quảng Trị : Đẩy mạnh tái canh, phát triển cây cà phê bền vững, liên kết tiêu thụ sản phẩm (28/11/2024)
- Xây dựng mô hình sản xuất cà phê chè hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái (28/11/2024)
- Kỹ thuật trồng hoa Cúc (07/11/2024)
- Những lợi ích từ mô hình trồng cà phê nông lâm kết hợp (07/11/2024)
- Sử dụng cây thảo dược để nâng cao sức khỏe cho đàn vật nuôi (07/11/2024)
- Phòng bệnh kí sinh trùng trên ốc Hương (07/11/2024)
- Cách nhận biết và biện pháp phòng chống sâu Chín Chấm ăn lá trên cây Keo (07/11/2024)
- Các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa mưa bão (02/10/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 9
Hôm nay: 906
Tổng lượt truy cập: 3.588.499