Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Cách nhận biết và biện pháp phòng chống sâu Chín Chấm ăn lá trên cây Keo
- Ngày đăng: 07-11-2024
- 26 lượt xem
1. Đặc điểm nhận biết
Trưởng thành: Con cái dài từ 48 đến 60mm, con đực dài từ 41 đến 53mm, râu đầu hình sợi chỉ, mắt kép màu đen xám, đỉnh đầu có đám lông hơi nhô lên màu nâu, phía trên mắt có 4 cục nhô lên màu trắng, bụng dưới sâu trưởng thành có màu nâu trắng. Toàn thân có màu nâu xám, gốc cánh trước có 1 đám màu xám trắng, vệ ngoài cánh trước có một đám mầu nâu, mép ngoài cánh trước có 6 đám lượn sọc màu nâu, cánh trước có 4 hàng lượn sọc chỉ đen vuông với gân cánh, 2 hàng ở gần gốc cánh và 2 hàng gần mép ngoài cánh trước. Sâu trưởng thành đậu cánh trước không che kín được phía đuôi.
Sâu non: Sâu non có 6 tuổi, 3 đôi chân ngực và 5 đôi chân bụng. Sâu tuổi 1 dài từ 5 đến 10mm, màu xanh. Sâu tuổi 2 dài từ 12 đến 15mm, màu xanh. Sâu tuổi 3 dài từ 17 đến 23mm, màu xanh nhạt. Sâu tuổi 4 dài từ 24 đến 32mm, màu trắng. Sâu tuổi 5 dài từ 38 đến 49mm, màu trắng, đầu màu vàng nhạt, đốt thứ nhất trên đỉnh có 1 đôi gai thịt nhô lên màu vàng, vệ xườn có một đường chỉ màu vàng và 9 chấm màu đen, xung quanh chấm đen có viền màu vàng, mặt bụng và 5 đôi chân bụng màu đen, 3 đôi chân ngực màu nâu nhạt, trên lưng có 2 hàng lông chạy dọc thân, mỗi hàng có 13 túm lông màu trắng. Sâu tuổi 6 dài từ 59 đến 65mm, màu xám xanh, đầu màu nâu xám, vệ xườn có một đường chỉ màu mậm chín và có 9 chấm màu đen, 8 chấm màu vàng, mặt bụng và 5 đôi chân bụng màu đen, 3 đôi chân ngực màu cánh gián, trên lưng có 2 hàng lông chạy dọc thân, mỗi hàng có 13 túm lông màu nâu nhạt.
Nhộng: nhộng dài từ 20 đến 39mm, rộng trung bình từ 4 đến 8mm, có màu nâu sẫm, mầm cành kéo dài đến đốt bụng thứ 4 và có 6 đôi lỗ thở, đuôi của nhộng có 6 gai.
2. Đặc điểm sinh học và tập tính
Sâu non của Sâu chín chấm (P. grotei) mới nở gặm tế bào biểu bì mặt trên và mặt dưới lá non và có thể tạo thành các lỗ nhỏ trên lá. Đến tuổi 2 và tuổi 3 sâu ăn mép lá non và lá trưởng thành. Sâu non tuổi cuối có sức phá hại mạnh và ăn toàn bộ lá, làm tán cây trơ trụi. Dịch sâu đã xảy ra ở Quang Bình và Quảng Trị. Sâu phá hại làm toàn bộ rừng keo lá tràm bị trụi lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rừng. Khi cây trụi lá, sâu non tuổi cuối bò theo thân xuống gốc cây vào nhộng dưới lớp lá mục. Sâu có 3 lứa trong 1 năm: lứa 1từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 5 năm sau, sâu vũ hóa rộ vào tháng 4, lứa thứ hai từ tháng 6 đến tháng 8 và lứa thứ 3 từ tháng 9 đến tháng 11.
3. Biện pháp phòng chống
Nguồn giống trồng rừng: Tùy thuộc vào mỗi vùng sinh thái mà chọn giống cây trồng cho phù hợp. Đối với Quảng Trị: Ngoài các giống cũ đã có thương hiệu tại địa phương như: AH1, AH7, BV33, BV73, xem xét và đưa vào sử dụng các giống mới triển vọng của Keo lai ( BV523, BV584, BV434, BV350), Keo lai đa bội (X101, X102, X201, X205) và Keo lá tràm (Clt18, Clt98, Clt26 , Clt43, Clt7, Clt57), Keo tai tượng sử dụng nguồn hạt có chất lượng tốt nhập từ Úc hoặc từ vườn giống của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
Biện pháp lâm sinh: Biện pháp lâm sinh được áp dụng thường xuyên nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống chịu với sâu hại. Sau khi trồng rừng, thực hiện việc chăm sóc rừng non trong 3 năm đầu. Hàng năm tiến hành vệ sinh thực bì toàn diện nhằm loại bỏ các cây chủ trung gian làm nơi đẻ trứng và vào nhộng dưới các thảm thực bì, tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc rừng hiện hành. Trong ba loài keo: Keo tai tượng, Keo lá tràm và keo lai thì Keo tai tượng là mẫn cảm nhất, tiếp đến là Keo lai và sau cùng là Keo lá tràm. Bón thúc phân NPK hoặc chế phẩm vi sinh với liều lượng 200g/gốc vào đầu năm thứ 2 để thúc đẩy tăng trưởng, tăng khả năng chống chịu cho cây. Chặt các cây nhỏ, cây keo tái sinh trong rừng, cây không phải giống được trồng, cắt tỉa cành theo đúng quy trình đã hướng dẫn.
Điều tra giám sát sâu hại: Điều ta giám sát sâu hại được tiến hành thường xuyên là một phần của của công tác phòng chống sâu hại. Điều tra giám sát phát hiện sâu xuất hiện trong rừng trồng bằng cách đi theo tuyến, quan sát tán cây nêu cây còn thấp, quan sát phân sâu rơi trên mặt đất để phát hiện sự xuất hiện của sâu hại. Sử dụng bẫy đèn là một giải pháp giám sát sự xuất hiện của sâu hại. Bẫy đèn sử dụng là loại đèn có bình tích điện có ánh sáng cực tím. Tạo các hố trên rừng, phủ lót nilon phía dưới, trong hố đổ nước pha thêm dầu hỏa hoặc xà phòng, chất bám dính để cho con trưởng thành không bay ra khỏi bẫy khi rơi xuống. Khoảng cách giữa các bẫy đèn từ 30-50m, ở vị trí đồi cao và xung quanh bẫy thông thoáng, không có thực bì che khuất. Tiến hành kiểm tra bẫy vào buổi sáng. Thu thập xác côn trùng trong bẫy, xác định tỷ lệ đực cái, xác định số trứng có trong mỗi con cái phục vụ cho việc dự tính, dự báo sự xuất hiện của lứa sâu sau. Thời gian đặt bẫy khi thời tiết khô ráo vào buổi tối tập trung các đợt trưởng thành xuất hiện rộ. Điều tra, đánh gí tỷ lệ bị hại và chỉ số bị hại. Căn cứ vào chỉ số bị hại mà quyết định biện pháp phòng chống cho phù hợp.
Biện pháp thủ công: Khi mật độ sâu non còn thấp, khả năng gây hại nhỏ, tán lá bị hại dưới 25%, chỉ số bị hại (R) có trị số R ≤1, trong trường hợp này điều tra giám sát thường xuyên và chỉ sử dụng biện pháp thủ công để thu gom trứng sâu, bắt sâu non. Đối với sâu chin chấm, một năm thường có 5 lứa sâu, thực hiện biện pháp thủ công bắt sâu non, trứng sâu, nhộng sâu 5 đợt/năm: đợt 1 từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3, đợt 2 từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5, đợt 3 từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8, đợt 4 từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 và đợt 5 cuối tháng 11 đến cuối tháng 12.
Biện pháp sinh học: Khi chỉ số bị hại có trị số 1<R≤ 2, rừng trồng bị sâu hại theo các đám nhỏ, hoặc tán lá của cây bị hại từ 25% đến dưới 50% tiến hành áp dụng biện pháp sinh học để phòng chống sự lây lan. Sử dụng thuốc sinh học có chứa nấm Beauveria bassiana (Muskardin 10WP, Acebee 210 OD,…), hoặc Metarhizium anisopliae (Naxa 800DP), hoặc thuốc có chứa cả Beauveria bassiana + Metarhizium anisopliae (TKS-Nakisi WP, Trắng xanh WP, …) với nồng độ 3 - 5g/lít và liều lượng phun 0,3 - 0,4 lít dung dịch/cây. Thời điểm áp dụng: phun các chế phẩm sinh học khi tỷ lệ bị hại dưới 25%, cây bị hại nhẹ. Thời gian khuyến cáo cụ thể xử lý vào giai đoạn khi sâu non bắt đầu xuất hiện của lứa 1 và lứa thứ 2, chung cho cả ba loại sâu, biện pháp sinh học nên áp dụng vào tháng 2 đến giữa tháng 4 khi thời tiết ấm áp, không quá nóng. Áp dụng biện pháp sinh học vào lứa sâu thứ nhất trong năm như một giải pháp phòng ngừa và giúp hạn chế mật độ loài sâu ăn lá phát triển, không gây thành dịch cho lứa thứ 2 và thứ 3. Sử dụng bình phun tích điện hoặc bình phun tay để phun cục bộ lên toàn bộ tán lá và quanh gốc cây. Phun thuốc sinh học vào chiều mát, trời không có mưa để đạt được hiệu quả của thuốc sinh học. Phun nhắc lại 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Biện pháp hóa học: Do điều kiện khó khăn ngoài hiện trường như: xa nguồn nước, cây cao, đi lại khó khăn, chi phí lớn nên không khuyến cáo sử dụng thuốc hóa học phun phòng trừ Sâu chín chấm ngoài rừng vừa tăng chi phí cho sản xuất vừa gây ô nhiễm môi trường.
Lê Trần Anh Khoa - TTKN
- Các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa mưa bão (02/10/2024)
- Kỹ thuật nuôi cá Diếc trong ao đất (02/10/2024)
- Đa dạng hóa đối tượng nuôi trong lồng bè (02/10/2024)
- Quyết chí làm giàu trên vùng đất khó (02/10/2024)
- Giống đậu xanh mới đầy triển vọng trên đất Quảng Trị (01/10/2024)
- Trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đang trở thành hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh Quảng Trị. (01/10/2024)
- Trao tặng xe đạp, tiếp bước đến trường cho trẻ em vùng cao (06/09/2024)
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc khai thác tràm Năm Gân lấy tinh dầu (27/08/2024)
- Kỳ vọng vụ hè thu “được mùa, được giá” (27/08/2024)
- Công nghệ sạ cụm kết hợp bón vùi phân – Cơ giới hóa trong sản xuất lúa (27/08/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 7
Hôm nay: 509
Tổng lượt truy cập: 3.589.183