Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Những lợi ích từ mô hình trồng cà phê nông lâm kết hợp
- Ngày đăng: 07-11-2024
- 15 lượt xem
Mô hình cà phê nông lâm kết hợp là hệ thống quản lý sử dụng đất, trong đó cây thân thảo, cây bụi, thân gỗ, đồng cỏ hay cả vật nuôi phù hợp được trồng xen, nuôi xen trong vườn cà phê hoặc cây cà phê được trồng xen kẽ vào các loại hình trên. Sự kết hợp này có thể tiến hành đồng thời hoặc trồng cách nhau theo một khoảng thời gian, không gian để tạo sự đa dạng hệ sinh thái. Nó biến các vùng đất trồng cà phê có đặc điểm như một loại rừng tích hợp nhiều loài động, thực vật cộng sinh với nhau để phát triển một cách tốt hơn mà không cần sự can thiệp quá nhiều của con người.
Hiện nay, ngành cà phê nói chung và người sản xuất cà phê nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm năng suất và chất lượng, giá trị thấp khiến nông dân không đủ trang trải chi phí để tiếp tục bám trụ. Giải pháp sản xuất cà phê nông lâm kết hợp đã nỗ lực tăng chất lượng, giá trị cà phê dựa trên các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường và đem lại những lợi ích đáng kể, như:
- Giảm thiểu rủi ro và tăng thu nhập: Mô hình nông lâm kết hợp cho phép người trồng cà phê có nhiều nguồn thu nhập khác nhau từ các sản phẩm của đối tượng trồng xen cùng cây cà phê. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro do biến động giá cả và thị trường của cà phê, đồng thời tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, trong nông lâm kết hợp cây trồng được phát triển tự nhiên hạn chế tối thiểu sử dụng các chất hoá học giúp tiết kiệm chi phí đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới tiêu,... bên cạnh đó, cây trồng xen sẻ che bóng cho cây cà phê tránh khỏi ánh nắng khắc nghiệt vào mùa hè, làm giảm nhiệt độ đáng kể trong vườn cà phê và sẻ giúp làm chậm giai đoạn phát triển của quả để tích lũy nhiều đường, chất béo và các hợp chất hương vị. Sau khi được chế biến, sấy khô và rang, nó sẽ có nhiều hương vị ngọt ngào, được thị trường ưa chuộng. Điều này có nghĩa là giá trị kinh tế của cà phê sẽ được nâng cao kéo theo khả năng nông dân, nhà sản xuất, nhà rang xay sẽ có thể nhận được giá cao hơn.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Mô hình trồng cà phê nông lâm kết hợp sẽ tạo ra một môi trường sống phong phú cho nhiều loài động thực vật. Điều này giúp duy trì sự cân bằng sinh thái, giảm thiểu sự xâm nhập của các loài gây hại và bệnh tật, bảo vệ đa dạng di truyền của các loài cây trồng. Các loại cây trong hệ thống nông lâm kết hợp giúp cản nước mưa, hạn chế xói mòn đất, duy trì mức độ mùn và chất dinh dưỡng trong đất, thúc đẩy chu trình tuần hoàn của các nguyên tố vi lượng. Mật độ cây xanh nhiều cũng giúp điều tiết nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng cho cà phê, giảm sự bay hơi của nước và khí nhà kính. Cà phê nông lâm kết hợp sẻ hấp thụ nhiều carbon dioxide (CO2) hơn so với cà phê độc canh/chuyên canh truyền thống. Điều này là do cả cây cà phê và cây che bóng đều hấp thụ CO2 từ khí quyển giúp giảm tác động của sự nóng lên toàn cầu. Bên cạnh đó, trong nông lâm kết hợp đã quan tâm sử dụng các biện pháp thân thiện với môi trường như sử dụng phân bón hữu cơ, chế biến rác thải, vỏ cà phê... thành chế phẩm sinh học bón trở lại cho cây cà phê giúp duy trì và cải thiện chất lượng đất vùng trồng. Vì thế, việc trồng cà phê nông lâm kết hợp có thể giúp giảm thiểu tác động môi trường rộng lớn hơn, trung hòa carbon hoặc âm tính carbon.
Có thế thấy, nông lâm kết hợp giúp nâng cao giá trị của cà phê, cải thiện môi trường, đời sống của các bên liên quan đặc biệt là người nông dân. Những kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng đều hướng đến mục tiêu giảm thiểu sự gia tăng của biến đổi khí hậu và duy trì sự bền vững của ngành cà phê nên mô hình này là một hướng đi tất yếu, không thể đi ngược trong giai đoạn hiện nay và tương lai mai sau.
Dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng mô hình nông lâm kết hợp cũng có một số điểm hạn chế như xảy ra cạnh tranh tăng trưởng giữa cây cà phê và cây trồng xen (cây lâu năm) cũng như khả năng bị bóng của tán cây lâu năm che phủ, dẫn đến giảm năng suất cà phê. Vì vậy, cần nghiên cứa đưa các giống cà phê chè có khã năng thích ứng ở điều kiện xen canh, cho năng suất cao, có chất lượng sản phẩm tốt, từ đó giúp tăng nguồn thu cho người nông dân sẽ là cơ sở để vận động người dân chuyển đổi phương thức canh tác độc canh sang canh tác đa canh (nông lâm kết hợp) và tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng sinh thái, cần lưu ý một số vấn đề như việc lựa chọn loại cây trồng xen, bố trí mật độ, khoảng cách trồng hợp lý, vấn đề quản lý sâu bệnh hại, chăm sóc làm cỏ, tỉa cành tạo tán, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kể cả đầu tư hệ thống tưới tiêu một cách hợp lý để phát huy hiệu quả của mô hình nông lâm kết hợp, nhằm ứng phó tốt với tình hình biến đổi khí hậu và tránh làm tổn hại đến nguồn tài nguyên rừng.
Mô hình nông lâm kết hợp cũng là một giải pháp cho vấn đề bảo vệ và cải thiện rừng hiện nay. Được biết trên địa bàn huyện Hướng Hóa đang có dự án Sản xuất cà phê sinh thái và cải thiện rừng tự nhiên (PFFP-WWF) hỗ trợ nông dân chuyển đổi toàn diện mô hình sản xuất cà phê theo hướng sinh thái bền vững, song song với việc bảo vệ và phát triển tốt hơn diện tích rừng nhiên tại huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Dự án đặt mục tiêu bảo vệ 18.000 ha rừng tự nhiên trong hành lang sinh học kết nối giữa hai Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hoá và Đakrông, và xây dựng vùng cà phê nguyên liệu có chứng nhận hữu cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, trên thế giới, nhu cầu của người tiêu dùng về cà phê hữu cơ, được sản xuất bền vững, góp phần giảm phát thải khí nhà kính ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, phát triển cà phê theo hướng tiếp cận cảnh quan, sinh thái vườn rừng, nông lâm kết hợp… là một trong những phương pháp tối ưu để đáp ứng được các tiêu chuẩn trên của khách hàng. Trong thời gian thực hiện, dự án sẽ cùng các nông hộ xây dựng mô hình cà phê nông lâm kết hợp, trồng xen hợp lý giữa cây cà phê, cây ăn quả và cây lâm nghiệp bản địa. Đây là mô hình được đánh giá có tính bền vững và có khả năng thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, tạo sự đa dạng sinh học, đa dạng sinh kế cho nông dân, mang lại giá trị bền vững, góp phần loại bỏ hóa chất ra khỏi canh tác cà phê, cải tạo dinh dưỡng cho đất, chất lượng quả cà phê được cải thiện rõ rệt...tác động tích cực đối với tương lai của ngành cà phê nói chung và cà phê Hướng Hóa nói riêng./.
Thanh Tùng, Quốc Thịnh – TTKN
- Sử dụng cây thảo dược để nâng cao sức khỏe cho đàn vật nuôi (07/11/2024)
- Phòng bệnh kí sinh trùng trên ốc Hương (07/11/2024)
- Cách nhận biết và biện pháp phòng chống sâu Chín Chấm ăn lá trên cây Keo (07/11/2024)
- Các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa mưa bão (02/10/2024)
- Kỹ thuật nuôi cá Diếc trong ao đất (02/10/2024)
- Đa dạng hóa đối tượng nuôi trong lồng bè (02/10/2024)
- Quyết chí làm giàu trên vùng đất khó (02/10/2024)
- Giống đậu xanh mới đầy triển vọng trên đất Quảng Trị (01/10/2024)
- Trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đang trở thành hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh Quảng Trị. (01/10/2024)
- Trao tặng xe đạp, tiếp bước đến trường cho trẻ em vùng cao (06/09/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 18
Hôm nay: 1634
Tổng lượt truy cập: 3.555.309