Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Thay đổi đối tượng phù hợp trên ao nuôi tôm kém hiệu quả
- Ngày đăng: 09-10-2023
- 287 lượt xem
Trong những năm trở lại đây bà con nuôi tôm vùng ven biển bãi ngang tỉnh Quảng Trị phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là mùa nắng nóng tôm nuôi chậm lớn, hay bị dịch bệnh, giá cả đầu ra bấp bênh làm cho nhiều hồ nuôi tôm phải để trống, các hộ nuôi rất lo lắng và mong muốn có những đối tượng nuôi mới có thể thay thế lấp đầy diện tích bỏ hoang trong mùa nắng nóng.
Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, chuyển đổi đối tượng nuôi tại những vùng nuôi tôm kém hiệu quả hay bị dịch bệnh sang đối tượng nuôi mới phù hợp. Năm 2023 Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình " Nuôi cá Kình trong ao" tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh. Đây là mô hình nuôi cá Kình lần đầu tiên được triển khai nuôi tại tỉnh Quảng Trị.
Ông Phan Văn Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho biết, việc du nhập các đối tượng nuôi mới có tính khả thi phù hợp với điều kiện khí hậu và điều kiện nuôi của các hộ dân là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, các mô hình thủy sản Khuyến nông không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các mô hình để mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân mà còn thay đổi, du nhập các đối tượng nuôi mới, các hình thức nuôi nhằm mang tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản.
Qua nhiều năm nuôi tôm nhận thấy mùa hè thời tiết nóng nực, tôm nuôi lâu to, không mang lại hiệu quả. Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh anh Hoàng Thế Vinh ở thôn Nam Sơn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh. Đã chuyển đổi ao nuôi tôm sang nuôi thử nghiệm mô hình cá Kình. Mô hình triển khai thực hiện trên diện tích 3.000 m2, mật độ thả 50 con/m2. Qua quá trình nuôi anh Vinh chia sẽ “được sự hướng đẫn của cán bộ khuyến nông tôi thấy kỹ thuật nuôi cá kình cũng không khó. Quá trình nuôi mình cần cần thay nước, quạt ôxi thật nhiều. Môi trường nuôi phải trong sạch cá sẽ phát triển tốt, nuôi cá Kình thì kỹ thuật nuôi không đòi hỏi nghiêm ngặt như nuôi tôm. Dịch bệnh trên cá kình cũng ít, biến động môi trường cũng ít ảnh hưởng đến quá trình nuôi.
Sau 2,5 tháng nuôi, cá Kình sinh trưởng phát triển nhanh, kích cỡ bình quân đạt 20con/kg, sản lượng ước đạt 1,8 -2 tấn, với giá bán 120.000/kg dự tính sẽ thu về cho hộ anh Vinh trên 100 triệu đồng tiền lãi.
Qua việc triển khai mô hình người dân và địa phương đánh giá cao về mô hình. Cá Kình sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với khí hậu thời tiết tại địa bàn, có giá trị kinh tế cao, cần nhân rộng và phát triển mô hình một cách bền vững. Thông qua mô hình sẽ hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm cá Kình trong ao. Chuyển giao kỹ thuật tới bà con nông dân trên địa bàn về phương pháp nuôi cá Kình trong ao ổn định hơn với điều kiện địa phương.
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị, ông Phan Văn Phương cho biết thêm: Trong thời điềm hiện nay biến đổi thời tiết khí hậu bà con chuyển sang nuôi đối tượng mới như cá Kình là phù hợp với định hướng của ngành nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Đối với nuôi trồng thủy sản thì định hướng sắp tới thứ nhất là chuyển sang nuôi theo hướng công nghệ cao đối với các cơ sở có đủ điều kiện, còn các vùng bị thiên tai dịch bệnh nhiều thì mình nên chuyển sang nuôi xem ghép, nuôi sinh thái để giảm mật độ rủi ro do dịch bệnh.
Việc triển khai mô hình nuôi mới cá Kình, theo hướng an toàn bền vững và tận dụng diện tích mặt nước ao hồ bỏ hoang sẽ tạo tiền đề bổ sung đối tượng nuôi mới. Luân canh, xen canh với các đối tượng tôm, cua nhằm hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh, cũng như góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Phan Việt Toàn - TTKN
- Gia tăng hiệu quả nhờ nuôi xen ghép nhiều loại thủy sản (09/10/2023)
- Nông lâm kết hợp, Giải pháp khai thác tiềm năng sản xuất vùng gò đồi Quảng Trị (03/10/2023)
- Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tế sản xuất (03/10/2023)
- Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng” (03/10/2023)
- Nâng cao năng suất lúa gắn với việc Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới (25/09/2023)
- Tái canh cà phê, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cà phê Hướng Hóa (25/09/2023)
- Khuyến nông với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp (22/09/2023)
- Khuyến nông Quảng Trị với công tác cải tạo đàn bò (22/09/2023)
- Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng (22/09/2023)
- Khuyến nông với công tác phát triển trồng rừng thâm canh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (22/09/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 12
Hôm nay: 1395
Tổng lượt truy cập: 3.543.563