Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Tái canh cà phê, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cà phê Hướng Hóa
- Ngày đăng: 25-09-2023
- 282 lượt xem
Cà phê, một trong 3 cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh Quảng Trị (Cà phê, hồ tiêu, cao su) được trồng tập trung tại huyện Hướng Hóa. Tổng diện tích cà phê tính đến cuối năm 2022 là 4.094 ha, trong đó khoảng trong đó khoảng 3.885,11 ha cho sản phẩm, năng suất cà phê nhân trung bình 11 tạ/ha, sản lượng nhân bình quân đạt gần 4.500 tấn.
Ở độ cao địa hình 450 - 650m so với mực nước biển, cà phê được trồng tập trung tại huyện Hướng Hóa, phân bố ở 10 xã bao gồm: Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân, Tân Hợp, Thị trấn Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập, Ba Tầng, xã Húc, Hướng Linh. Cơ cấu giống chủ lực là cà phê chè Catimor, một số ít diện tích sử dụng giống THA1. Đất đai màu mỡ, địa hình phù hợp, khí hậu ôn hòa là yếu tố tiên quyết để tạo nên sản phẩm cà phê chè nổi tiếng bởi chất lượng thơm ngon, đặc trưng của miền sơn cước phía Tây Quảng Trị. Tuy nhiên, với hơn 50% diện tích cà phê già cỗi, thoái hóa và nhiễm sâu bệnh việc tái canh để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết.
Giai đoạn 2017 - 2020 tỉnh Quảng Trị đã phấn đấu tái canh được 800 ha cà phê nhưng chỉ đạt 490 ha, bằng 61% so với kế hoạch. Đến cuối năm 2021, diện tích trồng mới và tái canh là 533,8 ha đạt 66,7% kế hoạch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tái canh cà phê chưa đạt mục tiêu, nhưng chủ yếu là do những năm gần đây, giá cà phê xuống thấp (năm 2020 giá cà phê rớt xuống sâu chỉ còn 3000-4000 đồng/kg. Đầu vụ năm 2021 giá 5.000 nghìn đồng/kg), giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhân công ngày càng tăng, lợi nhuận không bù đắp nổi chi phí, mặt khác sản xuất cà phê phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, chưa chủ động trong việc tưới nên chịu ảnh hưởng lớn khi thời tiết khô hạn xảy ra. Những yếu tố trên làm người trồng cà phê còn ngần ngại đầu tư tái canh. Tuy nhiên, cà phê là cây trồng chính và là nguồn thu nhập chủ yếu trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hơn 8.000 hộ nông dân, hơn nữa cây cà phê là cây đặc sản của vùng nên bên cạnh một số ít diện tích chuyển đổi sang cây trồng khác (chanh dây, sắn, gừng...) chính quyền điạ phương vẫn quyết tâm và vận động khuyến khích bà con duy trì sản xuất, tái canh và tìm hướng đi mới cho cây cà phê.
Để thực hiện đề án tái canh cà phê bên cạnh sự hổ trợ từ nguồn vốn nhà nước, tỉnh Quảng Trị đã huy động nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, triển khai các chính sách tín dụng tạo mọi điều kiện để người dân trên địa bàn được vay vốn thực hiện tái canh trồng mới, chăm sóc, thu mua, chế biến cà phê. Trong chương trình đề án tái canh, chính sách hỗ trợ của nhà nước là 50% tiền giống. Ngoài ra UBND huyện Hướng Hóa cũng trích ngân sách để hỗ trợ thêm nhằm tối ưu việc hưởng lợi của người dân trông đề án. Dù gặp nhiều khó khăn trong việc tái canh nhưng tỉnh Quảng Tri vẫn quyết tâm duy trì ổn định diện tích cà phê đạt 4.500 - 5.000 ha và hàng năm diện tích trồng mới, tái canh đạt 150 - 200ha. Đây là cơ sở và định hướng phát triển cho ngành hàng cà phê trong giai đoạn tiếp theo.
Qua kiểm tra đánh giá kết quả, hầu hết các vườn cà phê tái canh đều phát triển tốt. Vườn tái canh bằng phương pháp trồng mới từ năm 2017 - 2019 đã cho thu hoạch, năng suất đạt 15 tấn quả tươi/ha, cao hơn các vườn cà phê già cỗi từ 1,2 - 1,5 lần. Vườn tái canh bằng phương pháp đốn đau, năng suất đạt 18 - 20 tấn/ha.
Góp phần thực hiện đề án tái canh cây cà phê của tỉnh, với nguồn vốn từ dự án Khuyến nông TW, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng mô hình “ tái canh cây cà phê chè ” trong 3 năm từ 2020 -2022, tổng quy mô 30 ha (vùng miền núi 24 ha và vùng biên giới, đặc biệt khó khăn 6 ha).
Dự án triển khai tái canh trồng mới 6 ha đầu tiên vào tháng 8 năm 2020 tại xã biên giới Hướng Phùng, trong đó 5 ha giống Catimor và 1 ha giống mới THA1 với 12 hộ tham gia. Đối với xã biên giới Hướng Phùng, dự án hổ trợ 100% giống và vật tư phân bón, thuốc BVTV. Năm 2021, thực hiện tái canh trồng mới 12 ha tại xã Hướng Tân (3 ha) và Tân Hợp (9 ha). Trong đó 10 ha giống Catimor và 2 ha giống mới THA1. Dự án hổ trợ 70% giống và vật tư (xã vùng miền núi) bao gồm giống và các loại vật tư phân bón thiết yếu. Năm 2022 tái canh trồng mới 12 ha giống Catimor ở các xã Tân Liên, TT Khe Sanh với 20 hộ tham gia. Thay vì được hổ trợ 70% giống và vật tư như 2 năm trước thì năm 2022 người dân đối ứng bù thêm do giá vật tư tăng để đảm bảo định mức kinh tế kỹ thuật và quy trình tái canh.
Nguồn giống cà phê chè Catimor được lấy từ 2 vườn cây đầu dòng được Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Trị công nhận trên địa bàn huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị có chất lượng tốt, hạt giống THA1 được mua từ Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, gieo ươm và chọn lọc lại đảm bảo độ đồng đều để làm giống.
Dự án còn hướng dẫn khuyến khích các hộ nông dân ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê sau khi chế biến. Với cách làm này sẽ mang lại hiệu quả kép cho các hộ nông dân vừa giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường vừa tạo ra được nguồn phân hữu cơ tại chỗ giúp giảm chi phí đầu tư trong sản xuất vừa nâng cao chất lượng cà phê nếu duy trì bón phân hữu cơ hàng năm lâu dài.
Đối với cây che bóng trong vườn cà phê: cây Bơ Booth được ưu tiên lựa chọn làm cây che bóng vừa đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho cà phê sinh trưởng và phát triển vừa đem lại hiệu quả kinh tế từ nguồn thu từ quả Bơ về lâu dài.
Quy trình của Dự án trong xử lý hố trồng sử dụng chế phẩm sinh học trong đó xử lý mối, côn trùng, tuyến trùng và xử lý nấm vì thực trạng hiện nay diện tích cây cà phê già cỗi được thay thế của bà con trên địa bàn huyện gặp một số vấn đề khó khăn về nấm bệnh trong đất gây ra bệnh vàng lá, thối rễ do hình thức tái canh ngay không cần luân canh.
Với việc thực hiện quy trình bài bản, nghiêm túc, sau 3 năm dự án đạt được những kết quả khả quan. Đối với mô hình tái canh trồng năm 2021, 2022, cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt tỷ lệ sống đạt 99%, không có sâu bệnh hại nguy hiểm. Đối với mô hình trồng năm 2020 tại xã Hướng Phùng đã cho thu bói năm đầu tiên, trung bình 1,5 kg quả tươi/cây, đặc biệt giống THA1 có cây cho thu hoạch 3-4 kg quả tươi/cây, năng suất thu bói từ 5-10 tấn quả tươi/ha. Dự kiến năng suất vào thời kỳ kinh doanh chính đạt từ 15 tấn quả tươi/ha, cao gấp 1,5-1,7 lần so với chưa tái canh. Tuy giá cả vật tư phân bón tăng cao và còn nhiều khó khăn nhưng với giá cà phê tăng cao trở lại là tín hiệu tốt để các địa phương phát triển, tái canh chăm sóc cây cà phê.
Chị Thanh, một hộ làm mô hình tại thôn Cheng, xã Hướng Phùng cho biết: “gia đình tôi trồng 2ha cà phê nhưng do diện tích cà phê của gia đình đã lâu năm, già cổi nên trái không được to, năng suất thấp, tốn công chăm sóc. Đến hôm nay tôi thấy mô hình 2000 cây cà phê tái canh của gia đình do Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ đã cho quả bói và trái to, cành sức, sâu bệnh ít, cây không bị mắc bệnh rệp sáp, khô cành. Bà con quanh đây rất thích, có ngày có vài ba hộ ghé xem hỏi thăm tìm hiểu về mô hình”.
Một hộ khác trong mô hình tái canh cây cà phê cũng cho biết: “Những năm trước, giá cà phê rất thấp, người dân trong vùng không mặn mà tái canh sản xuất, việc chăm sóc bị bỏ bê, vì thế năng suất giảm mà sâu bệnh nhiều. Năm 2022 mới đầu vụ nhưng giá cà phê rất cao nên người dân rất phấn khởi, họ quay lại chăm sóc, tái canh đầu tư cho vườn cà phê của mình”.
Theo lãnh đạo địa phương các xã tham gia dự án, trong đó có xã Hướng Phùng cho hay trên địa bàn xã Hướng Phùng cây chủ lực là cây cà phê với diện tích trên 1.600ha, diện tích trồng cà phê đã trên 20 năm chiếm trên 50%, cà phê già cổi chiếm phần lớn. Qua thành công của dự án tái canh cà phê do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai, xã Hướng Phùng mong muốn đề xuất thêm các cơ quan chức năng cần nhân rộng mô hình để người dân chuyển đổi, duy trì diện tích sản xuất và tìm hướng đi mới cho cây cà phê.
Ông Trần Cẩn - Giám Đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho biết: Việc triển khai dự án xây dựng mô hình tái canh cây cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa, sử dụng các giống cà phê chè mới năng suất chất lượng cao từng bước thay thế diện tích cà phê già cỗi, thoái hóa năng suất thấp đã góp phần thực hiện mục tiêu của đề án tái canh cây cà phê của tỉnh. Để có cơ sở nhân rộng trên địa bàn huyện Trung tâm Khuyến nông đề xuất trung ương và tỉnh tiếp tục bố trí nguồn vốn để xây dựng các mô hình trình diễn ở các địa phương khác, và từ các mô hình này khuyến cáo cho người dân đưa vào sản xuất để thay thế các vườn cà phê già cổi dần thoái hóa, giảm năng suất và bị nhiểm sâu bệnh. Thông qua đó để nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê Quảng Trị, xây dựng và khôi phục thương hiệu cà phê Khe Sanh, thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Để phát triển bền vững ngành hàng cà phê, trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, bên cạnh chính sách đầu tư tái canh, tỉnh Quảng Trị cũng đặt mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất cà phê chất lượng cao, đặc sản, theo hướng hữu cơ. Theo đó, thực hiện Quyết định số 1392/QĐ-BNN-TT ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Tỉnh Quảng Trị ban hành Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026; Kế hoạch 30/KH-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2022 về triển khai thực hiện đề án phát triển cà phê đặc sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Cụ thể:
Đến năm 2025: Phát triển cà phê chè đặc sản tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, với tổng diện tích ổn định khoảng 60 ha, sản lượng dự kiến 20 tấn cà phê nhân; Ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê đặc sản trên địa bàn tỉnh; Xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản Quảng Trị; Có 20 ha cà phê đặc sản được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ. Đến năm 2030: tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, thương hiệu cà phê đặc sản Quảng Trị; Tiếp tục ổn định 60 ha cà phê đặc sản đã có tại xã Hướng Phùng; mở rộng thêm 50 ha cà phê đặc sản trên địa bàn xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp và các xã khác đáp ứng tiêu chí, điều kiện. Sản lượng dự kiến 50 tấn cà phê nhân; Duy trì ổn định 20 ha diện tích cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ và tiếp tục nhân rộng đạt 50 ha cà phê đạt tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó có ít nhất 30 ha chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế.
Có thể nói, việc tái canh cây cà phê và đề án tái canh cây cà phê phần nào giúp bà con nông dân khắc phục khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Đây là cơ sở, tiền đề để phát triển cà phê tập trung theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại hiện nay.
Lê Tú - Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị
- Khuyến nông với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp (22/09/2023)
- Khuyến nông Quảng Trị với công tác cải tạo đàn bò (22/09/2023)
- Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng (22/09/2023)
- Khuyến nông với công tác phát triển trồng rừng thâm canh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (22/09/2023)
- Khuyến nông Quảng Trị 30 năm một chặng đường (22/09/2023)
- Nuôi xen ghép, hướng đi bền vững cho ao nuôi thấp triều (08/08/2023)
- Khuyến nông với công tác chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng (08/08/2023)
- Khuyến nông - “cầu nối”chuyển đổi cơ cấu cây trồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm (08/08/2023)
- Chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa tăng hiệu quả sản xuất (11/07/2023)
- Triển vọng Mô hình Chăn nuôi Bò chuyên thịt thâm canh (11/07/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 9
Hôm nay: 378
Tổng lượt truy cập: 3.559.185