Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Khuyến nông Quảng Trị với công tác cải tạo đàn bò
- Ngày đăng: 22-09-2023
- 314 lượt xem
Cải tạo đàn bò là mục tiêu lớn của ngành chăn nuôi nhằm tạo được bước tiến về năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong những năm qua, với những hoạt động đa dạng và hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong đó, việc áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) đối với đàn bò trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã và đang góp phần đáng kể vào việc nâng cao tầm vóc, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Năm 1995 chương trình cải tạo đàn bò đã được thực hiện và triển khai liên tục từ đó cho đến nay. Trong những năm đầu triển khai, chương trình cải tạo đàn bò đã áp dụng phương pháp dùng bò đực nhảy trực tiếp, sau đó chương trình được nâng cao lên một bước đó là áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Trung tâm Khuyến nông lựa chọn và sử dụng tinh bò đực giống nhóm Zebu (ưu tiên sử dụng giống Red Bramand), nuôi thuần tại Việt Nam phù hợp với điều kiện và khả năng đầu tư thâm canh tại địa phương.
Đến nay, sau gần 30 năm thực hiện, chương trình đã thu được những kết quả cao và thiết thực, đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng người dân, tỷ lệ bò lai Zê bu tăng nhanh. Theo số liệu thống kê, tính tháng 9 năm 2023 đàn bò của tỉnh có hơn 55.650 con, tỷ lệ bò lai Zêbu đạt 69,68 tổng đàn.
Để đạt được kết quả trên, trong nhiều năm qua Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã luôn đồng hành, sát cánh cùng người dân trong việc chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào công tác Thụ tinh nhân tạo (TTNT). Tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: tập huấn thông tin tuyên truyền, đào tạo dẫn tinh viên, xây dựng nhiều mô hình trình diễn... do đó người dân thấy được hiệu quả từ nuôi bò lai và đến nay đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu ở các địa phương trong tỉnh. Theo đó, bám sát đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông là cầu nối giúp nông dân và chính quyền địa phương dễ dàng tiếp cận được chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đội ngũ khuyến nông trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, từ đó giúp nông dân xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả. Hiện nay nhiều địa phương trong tỉnh có tỷ lệ đàn bò lai cao trên 90% như các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong.....
Quá trình thực hiện chương trình được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, có sự theo dõi chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các đơn vị liên quan. Các yếu tố kỹ thuật được tổ chức thực hiện và triển khai đầy đủ, hợp lý và đúng tiến độ. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành chỉ đạo, khoanh vùng để thiến bò đực cóc nhằm tránh tình trạng giao phối cận huyết, ảnh hưởng đến tầm vóc của đàn bò.
Thời gian qua, thông qua việc cử đi đào tạo và đào tạo tại địa phương , hiện nay toàn tỉnh có 32 dẫn tinh viên đang thực hiện rất tốt công tác thụ tinh nhân tạo tại 5 huyện (Cam Lộ, Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh). Điển hình như anh Trần Hữu Dược, chị Nguyễn Thị Hường Dẫn tinh viên xã Kim Thạch, Vĩnh Linh, anh Trần Công Sơn xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong mỗi năm phối được từ 800 - 1000 liều tinh, tỷ lệ phối giống đạt tỷ lệ cao.
Sau khi được đào tạo, Trung tâm hết sức quan tâm, tạo điều kiện và nổ lực để thiết lập mạng lưới dẫn tinh viên cơ sở vì đây là yếu tố quan trọng quyết định kết quả chương trình. Mạng lưới Dẫn tinh viên được thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của trạm Khuyến nông huyện, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm nên các hoạt động được thực hiện nhịp nhàng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phối giống cho đàn bò tại địa phương.
Ông Lê Văn Minh, Dẫn tinh viên TT Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh cho biết: “ thông qua hoạt động phối giống, đội ngủ Dẫn tinh viên chúng tôi đã chủ động thành lập câu lạc bộ Dẫn tinh viên để hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình phối giống do vậy kết quả phối giống tại huyện luôn đạt kết quả cao”.
Chương trình cải tạo đàn bò hàng năm tỷ lệ phối giống bằng phương pháp nhân tạo đạt trên 100%. Theo thống kê từ năm 1995 đến năm 2013 đã phối giống 55.000 con bò cái, và đến năm 2022 đã phối giống được trên 143.500 con. Tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh năm 2013 đạt khoảng 30%, đến cuối năm 2022 thì tỷ lệ bò lai Zêbu đạt 69,68 tổng đàn. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ phối giống năm sau luôn cao hơn năm trước đồng thời chất lượng đàn bò của tỉnh ngày càng được nâng cao.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để thực hiện chương trình được dài năm và bền vững. Trung tâm Khuyên nông đã xây dựng định mức hỗ trợ vật tư theo hướng giảm dần “từ 2 liều tinh, 2 lít ni tơ và 2 bộ dụng cụ TTNT/ 01 bò cái có chữa (đến năm 2011) sau đó giảm dần xuống còn 1.8 liều tinh, 1.8 lít ni tơ và 1.8 bộ dụng cụ TTNT/ 01 bò cái có chữa (năm 2013) và 1.6 liều tinh, 1.6 lít ni tơ và 1.6 bộ dụng cụ TTNT/ 01 bò cái có chữa cho đến nay.
Để đẩy nhanh tiến độ phối giống, trong quá trình thực hiện Trung tâm được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục chăn nuôi và từ nguồn ngân sách của Tỉnh đã hỗ trợ người dân các loại vật tư phối giống, tuyên truyền tập huấn kỹ thuật... Ngoài ra một số địa phương đã quan tâm hỗ trợ thêm công phối giống cho các Dẫn tinh viên và thức ăn cho bò mẹ mang thai.
Nhờ thực hiện tốt chương trình cải tạo đàn bò, nên tỷ lệ đàn bò lai tăng lên từng năm, chất lượng đàn bò ngày càng được nâng cao. Bê lai sinh ra ngoại hình đẹp, trọng lượng sơ sinh từ 20 - 25 kg, bê khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường sống, sinh trưởng phát triển nhanh, tốc độ tăng trọng của bê trung bình từ 20 - 22 kg. Bê dễ nuôi, lớn nhanh, nuôi đến 12 tháng tuổi đạt từ 230 – 250 kg với giá bán khoảng 21 – 25 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần so với bò vàng địa phương. Uớc tính bình quân mỗi năm có hơn 5.000 bê lai Zêbu ra đời từ chương trình cải tạo đàn bò đã mang lại nguồn thu gần 115 tỉ đồng.
Ông Trần Đình Quốc Lĩnh - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh cho biết từ chương trình cải tạo đàn bò được Trung tâm Khuyến nông triển khai trong thời gian qua đã thể hiện tính ưu Việt và hướng đi đúng đắn trong công tác giống, thay thế đàn nái Bò Vàng Việt Nam bằng bò nái lai Zêbu đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt. Dựa trên nền bò lai Zêbu làm tiền đề để tiếp tục lai tạo các giống bò cao sản hướng thịt có năng suất, chất lượng. Hướng tới chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt tập trung theo quy mô trang trại.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò, năm 2020, từ nguồn kinh phí của tỉnh, Trung tâm tiếp tục sử dụng tinh của các giống bò chuyên thịt nhập ngoại như: BBB, Red Bramand......để thực hiện Cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt, phối giống cho những bò cái lai Zebu chọn lọc (có tỷ lệ lai từ 50% trở lên) nhằm tạo ra con lai F1 có giá trị kinh tế cao. Kết quả, bê lai sinh ra có nhiều điểm nổi trội hơn, trọng lượng sơ sinh trung bình từ 28 – 32 kg/con, ưu thế lai vượt trội về ngoại hình, sức sản suất, tốc độ sinh trưởng phát triển (cao hơn 28 – 35% so với bê lai nhóm Zebu). Trọng lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 270-300 kg, với giá bán từ 25 – 30 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 lần so với bò lai Zêbu. Như vậy, một năm trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 3.000 bê lai ra đời từ chương trình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt, ước tính nguồn thu khoảng 83 tỷ đồng/năm.
Hộ anh Lê Văn Hoàn thôn Lai Bình, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh gắn bó với nghề chăn nuôi bò từ nhiều năm nay. Lần đầu tiên đàn bò nhà anh thực hiện phối giống bằng tinh bò BBB là một trong các giống bò nhóm chuyên thịt chất lượng cao. Bê lai F1 được sinh ra trên nền bò cái Lai Zêbu với tinh bò BBB nhập ngoại. Quá trình nuôi anh Hoàn cho biết đây là giống bò thịt lớn nhanh, cơ bắp phát triển nhất phần cơ mông, ngoại hình đẹp, là giống bò có tỷ lệ thịt xẻ cao xấp xỉ 70%, thịt thơm ngon, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Thông qua chương trình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt cho thấy nhu cầu chăn nuôi bò chất lượng cao của người dân ngày càng tăng.Từ kết quả của chương trình cải tạo đàn bò, Trung tâm tiếp tục nhân rộng phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt thâm canh, vỗ béo đảm bảo an toàn dịch bệnh, mở ra hướng đi mới về chăn nuôi bò tập trung theo quy mô trang trại an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường theo hướng bền vững.
Ông Trần Cẩn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: trong gần 30 năm qua với sự quan tâm hỗ trợ từ UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông đã liên tục triển khai chương trình cải tạo đàn bò, từ đó giúp người dân hiểu được lợi ích của việc cải tạo con giống, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật, thay đổi tập quán chăn nuôi quảng canh sang đầu tư thâm canh, có quản lý. Nhờ thực hiện tốt chương trình cải tạo đàn bò, nên tỷ lệ đàn bò lai tăng lên từng năm, chất lượng đàn bò ngày càng được nâng cao.
Ông cho biết thêm: trong thời gian tới ngoài việc tuyên truyền cho bà con thực hiện chăm sóc tốt đàn bò, Trung tâm tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động thụ tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh đồng thời chọn lọc các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với từng địa phương, phương thức chăn nuôi, đồng thời hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo chuỗi và truy xuất được nguồn gốc.
Thực hiện Nghị Quyết 162/2021 của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Quảng Trị về quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026, trong đó bò là đối tượng vật nuôi được quan tâm hỗ trợ đầu tư, ưu tiên phát triển đàn bò lai, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh đạt 75%. Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, ông Nguyễn Phú Quốc cho biết: Để đạt được mục tiêu trên, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã và đang tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông thực hiện tốt chương trình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo để cải tạo tầm vóc đàn bò vàng Việt Nam và cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt, chuyển đổi một số diện tích đất trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ, ngô sinh khối.. từ đó tạo tiền đề chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh./
Hoàng Hương - Trung tâm Khuyến nông
- Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng (22/09/2023)
- Khuyến nông với công tác phát triển trồng rừng thâm canh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (22/09/2023)
- Khuyến nông Quảng Trị 30 năm một chặng đường (22/09/2023)
- Nuôi xen ghép, hướng đi bền vững cho ao nuôi thấp triều (08/08/2023)
- Khuyến nông với công tác chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng (08/08/2023)
- Khuyến nông - “cầu nối”chuyển đổi cơ cấu cây trồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm (08/08/2023)
- Chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa tăng hiệu quả sản xuất (11/07/2023)
- Triển vọng Mô hình Chăn nuôi Bò chuyên thịt thâm canh (11/07/2023)
- Nông dân Gio Quang tham gia Xây dựng Nông thôn mới nâng cao (11/07/2023)
- KỸ THUẬT NUÔI ỐC NHỒI THƯƠNG PHẨM TRÊN AO ĐẤT (07/06/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 1437
Tổng lượt truy cập: 3.592.159