Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIỐNG LÂM NGHIỆP PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG VÙNG NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
- Ngày đăng: 17-01-2023
- 577 lượt xem
Nâng cao năng suất và hiệu quả công tác phát triển rừng để nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất lâm nghiệp là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, trong đó công tác giống cây trồng lâm nghiệp đóng vai trò then chốt. Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và PTNT đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực giống cây lâm nghiệp như việc ứng dụng tiến bộ khoa học trong chọn tạo giống, triển khai sản xuất những giống mới và nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô, sử dụng giống cây bản địa để trồng rừng,… Nhìn chung công tác giống lâm nghiệp đã góp phần nào cải thiện năng suất, chất lượng rừng, đóng góp vào phát triển kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu cho địa bàn tỉnh Quảng Trị và cả nước.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta có 38 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp, hàng năm các đơn vị cung cấp ra thị trường khoảng 24 - 26 triệu cây giống, trong đó khoảng 96% là các loài keo và 4% là giống các loài cây bản địa phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn. Các loài keo chủ yếu là cây Keo lai với các dòng BV10, BV16, BV32, BV33, BV73, BV75, AH1, AH7, đây là những dòng có khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống Quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật, quá trình khảo nghiệm và sản xuất được đánh giá phù hợp với điều kiện thời tiết và lập địa khu vực tỉnh Quảng Trị. Trong năm 2019, qua nghiên cứu lai tạo và chọn lọc tại lâm phần Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Bắc Trung Bộ (xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị), Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chọn lọc được 02 dòng Keo lai BV523 và BV584 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận (Quyết định 716/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/3/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) trong quá trình nghiên cứu, chọn tạo đánh giá có khả năng sinh trưởng đạt 30 - 35m3/ha/năm tại những nơi lập địa phù hợp, được chăm sóc, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đúng quy trình, đây là những giống có năng suất cao, chất lượng gỗ tốt, có khả năng nhân giống nhanh, phù hợp cho công tác phát triển rừng trên địa bàn.
Thực hiện công tác chuyển giao khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống lâm nghiệp đã được triển khai trên địa bàn tỉnh, có 3 cơ sở đã được đầu tư công nghệ nuôi cấy mô là Trung tâm Ứng dụng Khoa học - Công nghệ Quảng Trị, Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị với máy móc, trang thiết bị hiện đại, công suất bình quân 1 triệu cây giống/năm. Giống cây keo được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô có những ưu điểm kiểm soát được chất lượng giống, tính đồng đều cao, sạch bệnh, có thể sản xuất trong mọi điều kiện thời tiết, số lượng lớn với quy mô công nghiệp trong thời gian ngắn.
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng, tỉnh Quảng Trị thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các chủ rừng trong công tác chọn phương pháp kinh doanh rừng, chọn giống và cơ cấu loài cây phù hợp, trong đó quan tâm chú trong nguồn gốc, chất lượng giống, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, trồng cây bản địa đa mục đích nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời tăng tính đa dạng sinh học và khả năng phòng hộ của rừng. Đối với trồng rừng sản xuất tập trung, ưu tiên trồng các loài cây có năng suất, chất lượng cao; có khả năng kháng chịu sâu bệnh, các điều kiện bất lợi của thời tiết, sử dụng các giống cây sản xuất bằng mô, hom. Khuyến khích việc kết hợp trồng hỗn giao các loài cây gỗ mọc nhanh và cây gỗ có chu kỳ kinh doanh dài. Để đảm bảo chất lượng giống cây lâm nghiệp, ngành Nông nghiệp và PTNT thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp thực hiện quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đúng quy định tại Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Hàng năm Thanh tra ngành Nông nghiệp và PTNT đều tiến hành kiểm tra công tác sản xuất cây giống lâm nghiệp của các cơ sở trên địa bàn tỉnh để giám sát đảm bảo chấp hành quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
Lãnh đạo và chuyên môn Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị kiểm tra giống mầm mô trước khi đưa vào gieo ươm cho vụ trồng rừng năm 2023
Với định hướng tỉnh Quảng Trị tiếp tục duy trì ổn định các vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung trên địa bàn nhằm đảm bảo đến năm 2030 hàng năm cung cấp từ 1.000.000 m3 đến 1.200.000 m3 gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, một số giải pháp cần thiết trong công tác giống cây lâm nghiệp gồm:
1. Về tổ chức quản lý: Quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả các nguồn giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn theo đúng quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn, đảm bảo 90% lượng cây giống đưa vào trồng rừng được kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về quản lý giống cây lâm nghiệp;
2. Về khoa học, công nghệ: Triển khai ứng dụng công nghệ cao trong công tác sản xuất giống cây lâm nghiệp, nâng tỷ lệ cây giống được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô sử dụng trong các chương trình trồng rừng kinh tế. Chọn tạo, đưa vào sản xuất các giống mới được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận, có năng suất cao, chất lượng tốt có khả năng chống chống chọi với các loại sâu bệnh và điều kiện thời tiết cực đoan. Thực hiện việc đánh giá tập đoàn cây bản địa, lựa chọn những loài có giá trị, đa mục đích để phát triển trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và kinh doanh gỗ lớn nhằm góp phần làm phong phú tập đoàn giống cây trồng rừng trên địa bàn. Xây dựng các mô hình rừng trồng trình diễn có năng suất cao, trong đó phối hợp tốt 3 yếu tố: giống tốt, lập địa phù hợp, kỹ thuật thâm canh cao để người trồng rừng tham quan, học tập;
3. Về tổ chức sản xuất, cung ứng giống: Tổ chức hoạt động sản xuất cây giống đáp ứng nhu cầu phục vụ trồng rừng hàng năm trên địa bàn tỉnh khoảng 26 - 29 triệu cây/năm, trong đó theo định hướng hiện nay vẫn là từ 90 - 95% loài keo. Ưu tiên nâng cấp, mở rộng các cơ sở SXKD giống cây trồng lâm nghiệp hoạt động đảm bảo chất lượng, thực hiện công tác quản lý giống, nguồn giống đúng quy định của pháp luật. Đình chỉ những cơ sở yếu kém, hủy bỏ những lô cây giống không đảm bảo chất lượng. Xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp công nghệ cao, có năng lực đủ mạnh, sản xuất cây giống với quy mô công nghiệp để thực hiện vai trò đầu mối triển khai các chính sách, các mô hình SXKD giống cây trồng lâm nghiệp;
4. Về thông tin, truyền thông: Tuyên truyền, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trồng rừng bằng giống cây có năng suất, chất lượng cao, trồng rừng thâm canh và kinh doanh rừng trồng gỗ lớn nhằm nâng cao năng suất và giá trị rừng trồng. Phối hợp cơ quan truyền thông thực hiện các phóng sự tuyên truyền về công tác SXKD giống cây trồng lâm nghiệp. Lồng gép các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác giống cây trồng lâm nghiệp;
5. Về cơ chế, chính sách và thu hút đầu tư: Triển khai thực hiện “Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021- 2030” được phê duyệt theo Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ; các chính sách của nhà nước về đầu tư, khuyến khích phát triển SXKD giống cây trồng lâm nghiệp, trong đó ưu tiên kêu gọi thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh./.
Trần Phước Lâm - CCKL Quảng Trị
Phan Ngọc Đồng - TTKN Quảng Trị
- KHUYẾN NÔNG QUẢNG TRỊ MỘT NĂM ĐỒNG HÀNH VƯỢT KHÓ (17/01/2023)
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2022-2023 (13/01/2023)
- CHỐNG RÉT, QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC CÁ TRONG MÙA ĐÔNG (13/01/2023)
- SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI NHÀ BẾP VÀ THỨC ĂN THỪA (13/01/2023)
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN GẮN VỚI THỰC HIỆN CHỨNG CHỈ FSC PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (12/01/2023)
- TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG VỚI VAI TRÒ HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU NÔNG SẢN (12/01/2023)
- KHUYẾN NÔNG, BA MƯƠI NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG (09/12/2022)
- KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC TRONG BỂ LÓT BẠT (09/12/2022)
- MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY KEO LAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ (09/12/2022)
- THỰC HIỆN ĐA DẠNG HÓA CÂY TRỒNG TRONG VƯỜN CÀ PHÊ - MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ HIỆU QUẢ (09/12/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 1766
Tổng lượt truy cập: 3.560.573