Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Năm 2022 sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng đợt mưa lũ dị thường cuối tháng 3 đầu tháng 4, dịch bệnh trên cây trồng, con nuôi dưới nước và trên cạn, giá giống vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnhSản xuất nông nghiệp trong năm 2022 gặp nhiều khó khăn.  Đầu năm dịch bệnh Covid-19 tiếp tục lây lan đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tình hình thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó nhiều đối tượng sâu, bệnh phát sinh và gây hại đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, tiêu thụ và đời sống của người nông dân.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị các cấp, sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan chuyên ngành từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Sở Nông nghiệp và PTNT cũng như sự điều hành, hướng dẫn sâu sát của lãnh đạo Trung tâm, sự đồng tình, tích cực, chịu khó của cán bộ khuyến nông và sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con nông dân nên các chương trình, dự án  khuyến nông được triển khai đúng tiến độ, đạt 100% kế hoạch, nhiều mô hình, chương trình, dự án mang lại hiệu quả cao, được triển khai nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Đối với công tác đào tạo huấn luyện, thông tin tuyên truyền, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị của ngành, Trung tâm đã phối hợp các đơn vị trong và  ngành đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao TBKT cho người dân. Trang Nông nghiệp phát sóng trên Đài PT-TH Quảng Trị thực hiện 26 chuyên mục và phát sóng (3 lượt/tuần) vào tối thứ 3 hàng tuần, phát lại vào sáng và trưa ngày thứ 4 hôm sau, có thời lượng 15 phút với nhiều nội dung phong phú. Biên soạn và xuất bản 12 số Bản tin Nông nghiệp với 12.000 cuốn cấp phát cho các xã, NVKN, HTX,...của các huyện, thành phố trong tỉnh. Biên soạn và in ấn 700 bộ lịch nông vụ. Đã tổ chức 8 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ KN các cấp và tổ KNCĐ có 234 người tham gia và hàng chục lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho bà con nông dân; tổ chức đoàn cán bộ học tập kinh nghiệm khuyến nông ở các tỉnh Nam Trung Bộ có 30 người tham gia; tổ chức 01 diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu” có 150 đại biểu của các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế tham gia; tổ chức thành công 4 cuộc tọa đàm “Bàn giải pháp tổng hợp để khắc phục thiệt hại trên cây lúa và hoa màu do ảnh hưởng của thiên tai tại tỉnh Quảng Trị”, “Trao đổi kinh nghiệm xây dựng Quy chế hoạt động của tổ Khuyến nông cộng đồng”, “Sinh kế cho vùng bị bị ảnh hưởng thiên tai”, “Tổ KNCĐ với giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng” với 550 đại biểu đến từ Trung ương, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng bình, Hà Tỉnh. Tổ chức truyền thông nhân rộng một số mô hình, dự án khuyến nông trên địa bàn với 5 nội dung có 250 đại biểu tham gia. Tổ chức 10 hội nghị đầu bờ có hơn 500 đại biểu tham gia về các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản...các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, KN@ đã giúp cho các nhà quản lý nông nghiệp, người sản xuất tìm ra các phương án, giải pháp khắc phục thiên tai, tình hình sản xuất, để liên kết tieu thụ sản phẩm nông nghiệp được thuạn lợi hơn.

Thông qua công tác tập huấn chuyển giao và thông tin tuyên truyền, đã giúp người dân nắm được chủ trương của Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp, các tiến bộ kỹ thuật mới, mô hình kinh nghiệm, cách làm hay để áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài việc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, nhiều tin, bài viết được đăng tải trên các bản tin của Trung tâm KN Quốc gia, Báo Nông nghiệp Việt Nam, báo Quảng Trị, trang Web của Sở Nông nghiệp và PTNT, trang web của Trung tâm Khuyến nông tỉnh...

Công tác chuyển giao TBKT được xem là nhiệm vụ trọng tâm, năm 2022 Trung tâm tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông chuyển tiếp của năm 2020, năm 2021 và thực hiện mới 11 loại mô hình thuộc chương trình khuyến nông năm 2022 nguồn ngân sách tỉnh và 4 chương trình thuộc dự án khuyến nông Trung ương. Nét nổi bậc của các chương trình, dự án là căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của ngành, chương trình dự án thực hiện quy mô tập trung, sản xuất hữu cơ theo hướng hữu cơ, liên kết tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số chương trình, dự án có tính điển hình:

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy vụ Đông Xuân 2021-2022 gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm với quy mô 17,5 ha, sử dụng giống lúa ST25, lợi nhuận 15-20 triệu đồng/ha. Điểm mới của mô hình là sử dụng mạ khay, máy cấy giúp ruộng lúa có mật độ thích hợp, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng khoẻ, sạch sâu bệnh; sử dụng máy bay không người lái để phun chế phẩm sinh học và chế phẩm thảo mộc cho cây lúa thay cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tạo ra được sản phẩm sạch, chất lượng cho người tiêu dùng, lúa sau khi thu hoạch được công ty thu mua ngay với giá cao. Mô hình chuyển đổi trên đất lúa thiếu nước sang trồng ngô sinh khối liên kết tiêu thụ sản phẩm, vụ Hè Thu 2022, quy mô 10 ha. Với năng suất đạt 50-60 tấn/ha, đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa trên cùng chân đất, sau khi trừ chi phí lãi 15-20 triệu đồng/ha. Đặc biệt, hai mô hình này Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Công ty CP Tổng công ty Thương mại Quảng Trị để liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân nên sản phẩm làm ra được Công ty bao tiêu toàn bộ với giá cao hơn thị trường vì vậy họ rất phấn khởi và yên tâm sản xuất.

Chương trình cải tạo đàn bò (sử dụng tinh bò zêbu và tinh bò ngoại) đã phối được hơn 8.500 con, nâng cao chất lượng đàn bò, lai sinh ra ngoại hình đẹp, sinh trưởng phát triển nhanh, trọng lượng lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, tăng tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh đạt gần 70%. Chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học sử dụng lưới chắn côn trùng đảm bảo an toàn dịch bệnh sau khi trừ chi phí lãi bình quân 11.000.000 đ/MH. MH chăn nuôi gà thịt bản địa tại xã A Ngo, huyện Đakrông, sau khi trừ chi phí lãi bình quân 4.800.000 đ/MH.

MH nuôi cá leo lồng trên hồ, đập, quy mô 180m3, thực hiện tại xã Vĩnh Khê, hiệu quả kinh tế đạt gần 90 triệu đồng/180m3. MH nuôi cá dìa trong ao thực hiện tại xã Trung Giang, hiệu quả kinh tế đạt trên 64 triệu đồng/0,4 ha. MH nuôi tôm sú hai giai đoạn, thực hiện tại xã Vĩnh Lâm và xã Vĩnh Sơn, hiệu quả kinh tế đạt trên 67-74 triệu đồng/0,5ha/vụ. MH trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai nuôi cấy mô, MH nông lâm kết hợp cây sinh trưởng phát triển tốt…

Các dự án khuyến nông Trung ương: Dự án tái canh cây cà phê 30 ha đã cho thu bói 6 ha, năng suất đạt 6 tấn/ha, cà phê sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng thơm ngon, với giá bán 16.000đ/kg quả tươi, cao hơn đại trà 4.000đ/kg. Dự án lâm nghiệp Trung ương xây dựng vườn ươm giống keo nuôi cấy mô cải tiến đã đưa vào vận hành 120.000 cây giống/ đợt. Dự án nuôi vịt biển an toàn sinh học với quy mô 5.300 con, vịt thích nghi phát triển tốt, chất lượng ngon, tiếp tục triển khai nhân rộng. Dự án cải hoán hầm tàu bằng vật liệu PU quy mô 1 tàu, đã đi biển 4 chuyến, hiệu quả kinh tế tăng lên hơn 20%, đạt từ 150-250 triệu/chuyến. Triển khai xây dựng và thành lập 10 tổ tổ dịch vụ máy bay không người lái, đã hỗ trợ 10 máy bay  cho 10 xã trên địa bàn tỉnh, nhằm  phục vụ phun thuốc trừ cỏ và sâu bệnh cho lúa và các loại cây trồng khác.

Đối với công tác nghiên cứu khoa học, luôn được Trung tâm chú trọng, với mục tiêu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học trong phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện một số đề tài khoa học được đánh giá cao như: Đề tài “Nghiên cứu một số giống cà phê có triển vọng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, đề tài đã được nghiệm thu năm 2022, kết quả chọn được 3 giống cà phê có triển vọng trong đó giống THA1 được đề nghị đưa vào cơ cấu giống của tỉnh, 2 giống TN7, TN9 tiếp tục khảo nghiệm để đánh giá năng suất trong các vụ tới; Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện thâm cây cây chuối tiêu hồng tại ĐaKrông, Quảng Trị” đang thực hiện được đánh giá cao về hiệu quả bước đầu, với mục tiêu bổ sung cơ cấu giống chuối bên cạnh giống chuối lùn bản địa đang thoái hóa ở địa phương, góp phần thay đổi phương thức canh tác, tăng thu nhập cho bà con vùng miền núi; đang tiếp tục thực hiện đề tài “Nuôi cá chim vây vàng trong ao lót bạt” nhằm giúp cho bà con nông dân vùng ven biển bãi ngang chuyển đổi những ao hồ nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi đối tượng mới góp phần tăng hiệu quả kinh tế ổn định sản xuất.

Đội ngũ nhân viên khuyến nông xã, phường được củng cố kiện toàn, Căn cứ Nghị quyết số 161/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ và ngân sách bố trí cho công tác khuyến nông và thú y trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Trung tâm đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông các huyện, thị, thành phố phối hợp với ban ngành cấp huyện tổ chức tuyển chọn nhân viên khuyến nông xã theo đúng quy định. Các trạm khuyến nông các huyện đã làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo nên đội ngũ nhân viên khuyến nông đã theo dõi chặt chẻ tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, kịp thời phát hiện dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi v.v... báo cáo cho chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chủ động trong công tác phòng trừ có hiệu quả. Vì phần lớn là con người được tuyển dụng lại và đội ngũ này vẫn hoạt động liên tục từ đầu năm đến nay nên họ có nhiều đóng góp tích cực vào sản xuất nông nghiệp của địa phương. Là cầu nối giữa cơ quan nhà nước và bà con nông, lâm, ngư dân trong công tác vận động, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân nhanh, kịp thời và mang lại hiệu quả. Để nâng cao năng lực hoạt động của Khuyến nông, Trung tâm đã tham mưu cho Sở NN & PTNT thành lập 2 tổ Khuyến nông cộng đồng thí điểm và tiếp tục thành lập các tổ KNCĐ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, là cánh tay nối dài, hỗ trợ cho các địa phương xây dựng phương án sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...

Năm 2023, là năm đánh dấu hoạt động Khuyến nông của tỉnh đã đi qua chặng đường 30 năm, hoạt động khuyến nông cần có sự đổi mới nội dung tư duy phương pháp tiếp cận mới, để công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu càu của người sản xuất. Trung tâm Khuyến nông tiếp tục bám sát các chủ trương, định hướng phát triển của ngành, địa phương, Chương trình Khuyến nông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt, để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ khuyến nông phù hợp, đặc biệt là chủ trương tái cơ cấu sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua các mô hình liên kết, xây dựng các mô hình ứng dụng KHCN để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trường.... góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏi Lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức, các tổ chức, đoàn thể trong toàn đơn vị phải tiếp tục nổ lực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, không ngừng đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong năm 2023, xứng đáng là đơn vị đi đầu trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân trong tỉnh.

Trần Cẩn - GĐ Trung tâm Khuyến nông

Đang truy cập: 10

Hôm nay: 214

Tổng lượt truy cập: 3.564.531