Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI NHÀ BẾP VÀ THỨC ĂN THỪA
- Ngày đăng: 13-01-2023
- 258 lượt xem
Ngày nay, thay vì dùng các loại phân bón hóa học người ta có xu hướng tự tạo ra phân bón hữu cơ từ vụn thực phẩm để cung cấp cho nhu cầu sản xuất thực phẩm xanh gia đình. Trồng cây, rau, hoa tại nhà đang phổ biến của nhiều hộ gia đình hiện nay (vườn, thùng xốp hoặc khay,…). Với mục đích không chỉ tạo ra sản phẩm an toàn trong trồng trọt mà còn là niềm vui của nhiều người. Tuy nhiên, để rau củ phát triển tốt đòi hỏi đất trồng phải có đủ dưỡng chất. Vì vậy, phân bón là thành phần không thể thiếu. Thay vì sử dụng các loại phân bón được bán sẵn trên thị trường, hay phân chuồng chứa nhiều vi khuẩn, nguy cơ ô nhiễm, ngày nay các hộ tự ủ phân bón hữu cơ (phân compost) với nguyên liệu là các phế phẩm hữu cơ. Không chỉ mang tính tiết kiệm, đây còn được xem là giải pháp tích cực góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.
– Rác hữu cơ: Rác thải hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Như các loại hoa, lá, cây cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường. Nó có nguồn gốc từ phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người; phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người.
- Tác hại của rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng tới nhiều mặt của môi trường, là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ủ phân bón hữu cơ cần những gì?
Phân bón hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng trong sản xuất nông nghiệp, hình thành từ phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp, trong đó cách ủ phân từ rác nhà bếp là phổ biến hơn cả. Phân hữu cơ sau khi ủ thành công sẽ giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các khoáng chất hữu cơ, chất mùn. Để thực hiện, cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
a) Dụng cụ cần thiết:
- Găng tay, khẩu trang, dao hoặc kéo để cắt rác thải hữu cơ, xẻng,...
- Vật chứa để ủ phân: thùng sơn, thùng xốp, thùng gỗ,… phải có nắp đậy kín. Hiện nay có bán loại thùng ủ phân chuyên dụng rất tiện lợi.
b) Nguyên liệu chính:
- Các loại rác nhà bếp hữu cơ gồm: Cơm dư, thức ăn thừa, rau củ không sử dụng, bã chè, bã cà phê, bã trà, bã đậu nành,vỏ trái cây, vỏ trứng, các phế phẩm hữu cơ được thải ra hàng ngày,…
- Đất ủ mục có thể là đất trồng trọt cũ trước đó, hoặc mùn cưa, mùn dừa,…
c) Dưỡng chất bổ sung
- Men vi sinh ủ phân EcoClean Compost chuyên dụng-chế phẩm sinh học khử mùi và thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ, hoặc men vi sinh Trichoderma.
(Dùng men vi sinh ủ phân thúc đẩy nhanh quá trình ủ và hạn chế mùi hôi từ rác thải)
Cách ủ phân từ rác nhà bếp phổ biến nhất:
Thông thường, chúng ta thường có xu hướng vứt bỏ rác thực phẩm sau khi sử dụng như: bã trà, bã cà phê, rau củ héo úa, thức ăn thừa,… Tuy vậy, nếu bạn có một khu vườn nhỏ, hãy tận dụng những phế phẩm kể trên để ủ phân bón hữu cơ không chỉ tốt cho cây mà còn giúp giảm lượng rác thải ra môi trường.
Để thực hiện ủ phân hữu cơ từ rác nhà bếp, bạn cần chuẩn bị thùng ủ phân có cửa lấy phân; rải dưới đáy thùng lớp mùn cưa hoặc đất dầy khoảng 5-10 cm, sau đó cắt nhỏ rác, trộn với men vi sinh ủ phân EcoClean Compost, bổ sung thêm nước đến khi nắm rác trong lòng bàn tay cảm thấy dính chặt là được. Hằng ngày, khi có rác thải từ nhà bếp, bạn chỉ cần cắt nhỏ chúng và bỏ thêm vào thùng, dùng xẻng đảo xới lớp rác xuống, có thể bổ sung thêm men vi sinh để gia tăng tốc độ phân hủy, 2-3 ngày đảo trộn một lần. Nếu mẻ ủ phát sinh mùi hôi thì bổ sung thêm men và rải thêm lớp đất trên bề mặt. Bạn có thể ủ trong một vài tuần hoặc lâu hơn, sau đó chắt lấy nước sang một thùng khác để tưới cho rau, phần bã đã ủ dùng để bón cho cây với liều lượng thích hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình ủ phân bạn có thể cho thêm vỏ chuối, vỏ trứng để tăng thêm các hàm lượng kali, canxi, phốt pho giúp phân tơi xốp và giàu dinh dưỡng hơn. Việc bổ sung các chế phẩm sinh học, men vi sinh là rất cần thiết để phân hủy nhanh và mạnh các hợp chất hữu cơ; tăng cường loại bỏ các nồng độ gây ô nhiễm; khử mùi, kìm hãm sự phát sinh khí H2S; tăng hàm lượng dưỡng chất cho đất, thành phẩm tạo ra an toàn với con người và môi trường.
Cách dùng phân hữu cơ đã ủ hoai mục:
Có hai cách để sử dụng phân hữu cơ sau khi được ủ hoai:
▪ Trộn đều phân với đất để chuẩn bị trồng mới theo tỉ lệ 1:3 (phân:đất).
▪ Hòa phân đã ủ hoai với nước để tưới cho cây trồng.
Khi tiến hành ủ, nên cắt nhỏ nguyên liệu sẽ làm cho quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Phân hữu cơ sau khi ủ ít nhất 6 tuần là đem ra sử dụng (tùy nguyên liệu ủ). Phân được đánh giá đạt yêu cầu khi thấy tơi xốp, mịn, không có mùi hôi thối và ngả màu nâu đen.
Võ Đức Quốc – Trạm Khuyến nông Thị xã Quảng Trị
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN GẮN VỚI THỰC HIỆN CHỨNG CHỈ FSC PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (12/01/2023)
- TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG VỚI VAI TRÒ HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU NÔNG SẢN (12/01/2023)
- KHUYẾN NÔNG, BA MƯƠI NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG (09/12/2022)
- KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC TRONG BỂ LÓT BẠT (09/12/2022)
- MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY KEO LAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ (09/12/2022)
- THỰC HIỆN ĐA DẠNG HÓA CÂY TRỒNG TRONG VƯỜN CÀ PHÊ - MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ HIỆU QUẢ (09/12/2022)
- HIỆU QUẢ TỪ DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ CHÈ TẠI QUẢNG TRỊ (09/12/2022)
- ĐẠI HỘI LẦN THỨ X CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THÀNH VIÊN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH, NHIỆM KỲ 2023 - 2028 (25/11/2022)
- HỘI THẢO TỔNG KẾT DỰ ÁN TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ CHÈ GIAI ĐOẠN 2020-2022 (25/11/2022)
- XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT HƯỚNG ỔN ĐỊNH ĐẦU RA VÀ LIÊN KẾT TRONG TRỒNG RỪNG VÙNG NGUYÊN LIỆU (29/11/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 1893
Tổng lượt truy cập: 3.560.700