Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Chủ động phòng, trừ các đối tượng gây hại chính trên cây lúa đầu vụ Đông Xuân 2024-2025
- Ngày đăng: 02-02-2025
- 7 lượt xem
Vụ Đông Xuân 2024 - 2025, dự kiến diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn tỉnh khoảng 48.800 ha. Theo dự báo của trung tâm khí tượng thuỷ văn Trung ương, vụ Đông Xuân 2024 - 2025 sẽ có tần suất không khí lạnh xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, trong đó rét đậm rét hại xuất hiện nửa cuối tháng 12/2024 và kéo dài đến tháng 01, tháng 02 năm 2025. Lượng mưa tháng 01/2025 ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn TBNN, đây là thời điểm bà con nông dân các địa phương đồng loạt xuống đồng gieo sạ lúa theo lịch thời vụ nên nguy cơ cao bị ngập úng, ảnh hưởng đến nhiều diện tích lúa mới gieo. Đó cũng là vấn đề khó khăn cho bà con khi sử dụng thuốc trừ cỏ trên lúa đầu vụ nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho cỏ dại và các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên cây lúa giai đoạn đầu vụ như chuột, OBV,...
Để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế ảnh hưởng của cỏ dại và các đối tượng dịch hại đầu vụ hiệu quả, bà con nên áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
1. Đối với cỏ dại:
Trước khi vào vụ, bà con cần làm sạch cỏ ở bờ ruộng, bờ mương. Không nên nhổ cỏ vứt lên bờ đường, bờ ruộng, bờ kênh mương vì cỏ sẽ sống và tiếp tục ra hoa và rụng xuống ruộng. Nên vùi sâu vào bùn để loại bỏ triệt để vòng tuần hoàn của cỏ trên đồng ruộng. Lưu ý, không nên sử dụng thuốc trừ cỏ khai hoang để phun vì sẽ làm mất đi nơi cư trú của thiên địch.
- Để điều tiết nước để khống chế cỏ dại bà con cần:
+ Sau gieo phải giữ ẩm từ 1- 6 ngày.
+ Sau khi phun thuốc trừ cỏ 3 - 5 ngày cho nước vào tráng mặt ruộng, sau đó giữ mực nước 2 - 3cm.
- Sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ cỏ:
* Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Vụ Đông xuân thời gian tiến hành phun thuốc sau khi gieo từ 0 - 4 ngày, có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Pretilachlor, Butachlor,... để phun như: Sofit 300EC, Sonic 300EC, Echo 60 EC, Dibuta 60 EC, Prefit 300 EC,...
* Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm:
Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm: Sử dụng thuốc ở giai đoạn từ 5 - 10 ngày sau gieo khi cỏ mọc được từ 2,5 – 3 lá bằng các loại thuốc có hoạt chất Pyrazosulfuron Ethyl,…. như: Sơn trà 10 WP, Sirius 10 WP,...
Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm muộn: Sử dụng thuốc ở giai đoạn từ 10 - 25 ngày sau gieo khi cây cỏ mọc từ 3 lá trở lên bằng các loại thuốc có hoạt chất Quinclorac + Bensulfuron Methyl, Cyhalofop - butyl ….. như: Ankill A 40 WP, Clincher 200 EC,...
Vụ Đông Xuân thời tiết thường gặp mưa và rét nên việc sử dụng thuốc trừ cỏ sẽ dễ gây ngộ độc cho cây lúa, hiệu quả thấp nếu không sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn. Vì vậy, để sử dụng thuốc hóa học phòng trừ cỏ dại hiệu quả bà con cần lưu ý:
- Khi sử dụng thuốc trừ cỏ cần phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc; đúng lúc; đúng liều lượng, nồng độ; đúng cách.
- Không phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ dưới 18 độ C.
- Không tự ý pha chung các loại thuốc trừ cỏ với nhau khi nhà sản xuất không khuyến cáo và chưa được hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành.
- Chỉ được dùng nước sạch để pha chế thuốc trừ cỏ.
- Sau khi phun thuốc 1 -2 ngày gặp thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp, cần giữ nước trong ruộng, không bón thêm phân đạm, cần tăng cường bón phân lân, kali để chống rét cho cây lúa.
2. Đối với chuột:
Với đặc tính sinh sản nhanh, thành thục sớm, nguy cơ chuột gây hại nặng vào đầu vụ là rất lớn nếu công tác phòng trừ chuột không được quan tâm chỉ đạo. Chuột gây hại từ đầu vụ đến cuối vụ, trong đó hại nặng vào 2 cao điểm: hại mầm hạt giống mới gieo và cắn phá cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.
- Để hạn chế chuột hại trên đồng ruộng, việc diệt chuột phải được tiến hành đồng loạt, liên vùng, liên thôn; kết hợp diệt chuột ngoài đồng, ven làng với diệt chuột trong khu dân cư, trong các hộ gia đình; diệt chuột cần thường xuyên, liên tục trong suốt cả vụ bằng nhiều biện pháp như đào bắt thủ công, đặt bẫy và sử dụng các loại thuốc trừ chuột, ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, các thuốc có hoạt chất thế hệ mới như Diphacinone (Gimlet, Linh miêu, Kaletox…), Brodifacoum (Vifarat), … Bà con cần chú ý không được sử dụng kích điện để diệt chuột.
3. Đối với ốc bươu vàng:
Ốc bươu vàng tập trung gây hại đầu vụ, hại mầm lúa và cây lúa non. Dự kiến vụ Đông Xuân này ốc sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại trên diện rộng, hại nặng trên các chân ruộng trũng. Để diệt trừ ốc bà con có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Có thể dùng dây lá khoai lang, cây sắn, đu đủ,... bó thành bó thả xuống nước dọc theo bờ để dẫn dụ ốc đến rồi thu bắt; Cắm que, cọc làm giá để ốc leo lên đẻ trứng rồi tiêu huỷ; Vét rãnh quanh ruộng để khi tháo nước ốc tập trung ở rãnh để bắt hoặc rãi thuốc;
- Thả vịt vào ruộng giai đoạn trước khi gieo và cây lúa đã lớn để ăn ốc non;
- Tích cực bảo vệ loài cò nhạn (cò ốc) loài cò này trong những vụ gần đây đã góp phần diệt trừ ốc bươu vàng rất tốt;
- Chỉ sử dụng biện pháp hóa học ở những nơi mật độ ốc cao, ốc tuổi nhỏ, không thể bắt bằng tay. Có thể diệt trừ ốc bằng các loại thuốc có hoạt chất Saponin + rotenone (Sitto-nin 15BR), Niclosamide (Anpuma 700WP, Molluska 700WP, Pisana 700WP,...), Metaldehyde (Honeycin 6GR, Tox bait 120AB,...).
Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi ốc hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc. Thuốc diệt OBV độc đối với động vật thủy sinh nên cần lưu ý khi sử dụng gần khu vực nuôi trồng thủy sản. Ưu tiên lựa chọn các loại thuốc ít độc với môi trường, vật nuôi, tôm cá,...
Ngoài ra, đầu vụ Đông Xuân 2024 - 2025 còn có các đối tượng sâu bệnh khác như rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá sinh lý,… có thể phát sinh gây hại trên các trà lúa. Vì vậy, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng để chủ động phát hiện và phòng trừ kịp thời, không để sâu bệnh lây lan ra diện rộng, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây lúa.
Người viết bài: Hoàng Thị Mỹ Na – Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật liên huyện Gio Linh - Cam Lộ
- Chủ động tổ chức diệt chuột bảo vệ an toàn sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025 (23/11/2024)
- Chủ động phòng trừ bệnh gỉ ắt hại cà phê (23/11/2024)
- Thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lầm sản và thủy sản (Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) (08/11/2024)
- Thủ tục hành chính lĩnh vực Khoa học công nghệ (Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) (08/11/2024)
- Thủ tục hành chính lĩnh vực Trồng trọt (08/11/2024)
- Thủ tục hành chính lĩnh vực Bảo vệ thực vật (08/11/2024)
- Thủ tục hành chính lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (08/11/2024)
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Mã số: 1.004363.000.000.00.H50) (11/11/2024)
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Mã số: 1.004346.000.000.00.H50) (11/11/2024)
- Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh (Mã số: 1.004493.000.000.00.H50). (11/11/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 14
Hôm nay: 577
Tổng lượt truy cập: 3.807.040