Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Chủ động tổ chức diệt chuột bảo vệ an toàn sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025
- Ngày đăng: 23-11-2024
- 17 lượt xem
Chuột hại lúa là dịch hại quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ruộng lúa bị chuột hại có thể làm giảm 30 - 70% năng suất thậm chí mất trắng. Tại Quảng Trị, hàng năm diện tích cây trồng bị chuột gây hại cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu ước khoảng 1.000 - 2.000ha, mặc dù có ít diện tích mất trắng, nhưng có nhiều diện tích lúa phải gieo cấy lại.
Chuột là một trong những loài sinh vật gây hại khó kiểm soát do tập tính sống và khả năng nhân đàn nhanh chóng. Từ một cặp chuột đực cái trong vòng một năm có thể sinh sản ra hơn 1.000 con chuột. Chuột là động vật rất tinh khôn và nhanh nhẹn có bộ răng phát triển liên tục cả vòng đời, do đó chuột thường hay phải mài răng, cắn phá, gặm nhấm tất cả các thứ. Chuột cắn phá hầu hết các loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực và rau màu, phá hoại các công trình xây dựng, thủy lợi, kênh mương,…
Dự báo trong vụ Đông Xuân 2024-2025 chuột tiếp tục phát sinh gây hại nặng. Do vậy, chủ động tổ chức tập trung diệt chuột ngay từ đầu vụ là việc làm cần thiết của ngành nông nghiệp và các địa phương. Để thực hiện tốt các biện pháp diệt chuột đầu vụ có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra, cần áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật diệt chuột và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Cần phát động diệt chuột liên vùng, liên thôn, kết hợp diệt chuột ngoài đồng, ven làng, với việc diệt chuột trong khu dân cư, trong các hộ gia đình. Nên tập trung diệt trừ vào các giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất, tốt nhất ở thời kỳ làm đất, trước khi gieo sạ, thời gian diệt chuột giữa các đại phương phải cùng lúc, tránh tình trạng chuột di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Hình 1: Chuột cắn phá lúa (Nguồn: Internet)
1. Thời điểm diệt chuột
Tổ chức triển khai diệt chuột thường xuyên, liên tục, đồng loại và tập trung vào 4 thời điển quan trọng có tính quyết định.
- Trong mùa mưa, đồng ruộng đang ngập nước
Thời điểm này chuột co cụm sống tập trung ở gần bờ bụi, cồn bãi và khu dân cư. Vì vậy, tổ chức đánh bắt thủ công và đặt bã thuốc đạt hiệu quả khá cao.
- Trước lúa vào vụ mới 7 - 10 ngày
Giai đoạn này, chuột sống tập trung ven đường giao thông, bờ đê, bờ mương, cồn bãi, nguồn thức ăn thiếu nên tổ chức diệt chuột đồng loại bằng nhiều biện pháp, kết hợp đánh bắt thủ công và đặt bã thuốc, diệt chuột cả ngoài đồng ruộng và trong khu dân cư.
- Thời kỳ lúa đẻ nhánh
Đây là thời điểm cây lúa phát triển mạnh về dảnh và lá, nguồn thức ăn trông đồng ruộng rất phong phú. Vì vậy, chuột tập trung di cư ra ruộng lúa trú ẩn và phá hoại. Để tiêu diệt chuột đạt hiệu quả cao, cần huy động lực lượng diệt chuột bằng biện pháp thủ công kết hợp đặt bả thuốc.
d. Thời kỳ lúa làm đòng đến trỗ
Giai đoạn này là thời điểm chuột chủ yếu sinh sống trên đồng ruộng, chuột cái vào hang để sinh sản nên tổ chức tìm hang để đào bắt rất có hiệu quả (biện pháp này bắt được nhiều chuột cái và chuột con).
- Thời kỳ này chuột thường ít ăn bả nên việc sử dụng thuốc hiệu quả không được cao.
2. Các biện pháp diệt chuột
a. Biện pháp thủ công (đây là biện pháp quan trọng)
- Tổ chức lực lượng đào hang, đổ nước, hun khói, xông hơi, đốt rơm trộn ớt khô,…
Hình 2: Ra quân diệt chuột tại xã Gio Châu, huyện Gio Linh
- Sử dụng các loại bẫy thủ công như: Bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy keo dính,… Triển khai ngoài đồng ruộng và trong khu dân cư (đặt bẫy trên đường đi lại và trước cửa hang của chuột). Nếu dùng bẫy mồi có thể đặt mồi vài ba ngày cho chúng ăn quen rồi mới lắp bẫy; nên đặt bẫy mồi trước khi mặt trời lặn và thu bẫy vào buổi sáng sớm hôm sau. Sau khi bắt được chuột, bẫy cơ học cần được xử lý bằng nước sôi hoặc ngâm nước, phơi khô mới dùng lại vì chuột rất nhạy cảm với mùi đồng loại.
- Các biện pháp trên kết hợp với việc thu mua đuôi chuột nhằm khuyến khích cộng đồng diệt chuột.
Chú ý: Không làm hư hại bờ vùng, bờ thửa, đường giao thông nội đồng và các công trình thuỷ lợi; tuyệt đối không sử dụng điện để diệt chuột.
b. Biện pháp canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng phát quang bờ bụi, nhất là các khu vực gò cao, đất hoang hóa, làm sạch cỏ ven bờ, tìm và phá ổ chuột ngay từ đầu vụ để hạn chế nơi cư trú và sinh sản của chuột.
- Thời vụ: Xác định thời vụ thích hợp và những vùng thường bị chuột hại nặng cần gieo trồng tập trung và thu hoạch nhanh gọn nhằm cắt đứt nguồn thức ăn; đồng thời kết hợp với tổ chức đánh chuột đồng loạt.
- Nếu có thể, giữ mức nước cao trong ruộng vào giai đoạn lúa làm đòng - trỗ để hạn chế chuột hại hoặc làm tổ ven bờ.
c. Biện pháp sinh học
- Khuyến khích nông dân nuôi mèo để diệt chuột. Nuôi và huấn luyện chó săn chuột nhằm giúp nông dân phát hiện những hang có chuột.
- Nghiêm cấm săn bắt các loại động vật là thiên địch của chuột như rắn, chim cú mèo, chim cú lợn...
d. Biện pháp sử dụng thuốc diệt chuột
Nguyên tắc: Sử dụng bả, thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với người, vật nuôi và môi trường; chỉ sử dụng bả, thuốc hóa học ở những nơi xa khu dân cư, nơi đang bị chuột phá hại nặng, chuột có thói quen nếm thử thức ăn có độc hay không, do đó cần đặt bả mồi không có thuốc liên tiếp 3 - 5 ngày để đánh lừa, làm chuột mất cảnh giác, sau đó thì dùng bả mồi có trộn thuốc.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách.
- Sử dụng bả diệt chuột sinh học đặt theo lối đi, cửa hang có chuột thường qua lại, khoảng 5 -6m đặt 1 mô bả, mỗi mô bả khoảng 5-10 gam, số mô bả và lượng bả cần linh động, tăng giảm theo mức độ gây hại...Lưu ý: Khi mở gói bả ra thì nên dùng hết 1 lần, nếu để lại sẽ mất hiệu lực.
- Sử dụng các loại thuốc trộn sẵn có một trong các hoạt chất thế hệ mới như Diphacinone (Gimlet 0.2GB, Linh miêu 0.2GB, Kaletox 200WP …), Brodifacoum (Vifarat 0.005%AB, Fadirat 0.005RB…), Wafarin (Killmou 2.5DP, Rat-kill 2%DP…) để diệt chuột: khi trộn mồi bả xong là đem đặt thành từng mô ở những nơi có chuột thường qua lại, tùy theo mức độ gây hại của chuột mà tăng hoặc giảm lượng mồi bả cho phù hợp.
Lưu ý: Khi diệt chuột bằng mồi, bả tỷ lệ trộn thuốc với mồi, lượng sử dụng trên đơn vị diện tích theo hướng dẫn của từng loại bả, thuốc và được chia thành những phần nhỏ, đặt liên tục trong 3-4 đêm, tập trung tại cửa hang, bờ đê, bờ mương lớn, gò đống, vườn cây nơi chuột thường qua lại và không bị ngập nước, nơi chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, quanh làng, trong nhà,… những nơi chuột phá hại mạnh cần đặt tăng số lượng bả và lượng bả trong 1 mồi,…Nên đặt bả vào lúc xế chiều, kết thúc trước khi trời tối, không đặt bả vào những ngày mưa sẽ làm giảm hiệu quả diệt chuột.
Khi sử dụng bả, thuốc phải có dụng cụ bảo hộ lao động; dùng muỗng để lấy bả, thuốc thay cho dùng tay trần, hoặc bẫy sau khi bắt chuột cần được làm sạch mùi; các vật liệu dùng để lót bả, thuốc đồng nhất với môi trường.
Trước khi đánh bả độc cần thông báo rộng rãi cho người dân xung quanh vùng biết, cần phải nhốt gia súc, gia cầm cho tới khi vệ sinh sạch sẽ nơi đặt mồi, thu nhặt chuột chết, mồi thừa và chôn lấp để đảm bảo vệ sinh (cứ mỗi lớp chuột rắc một lớp vôi bột, sau đó lấp đất kỹ).
Dương Thị Hồng Vân - Trạm Trồng trọt và BVTV liên huyện Gio Linh-Cam Lộ
- Chủ động phòng trừ bệnh gỉ ắt hại cà phê (23/11/2024)
- Thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lầm sản và thủy sản (Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) (08/11/2024)
- Thủ tục hành chính lĩnh vực Khoa học công nghệ (Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) (08/11/2024)
- Thủ tục hành chính lĩnh vực Trồng trọt (08/11/2024)
- Thủ tục hành chính lĩnh vực Bảo vệ thực vật (08/11/2024)
- Thủ tục hành chính lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (08/11/2024)
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Mã số: 1.004363.000.000.00.H50) (11/11/2024)
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Mã số: 1.004346.000.000.00.H50) (11/11/2024)
- Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh (Mã số: 1.004493.000.000.00.H50). (11/11/2024)
- 1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (Mã thủ tục: 2.001827.000.00.00.H50) (11/11/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 18
Hôm nay: 58
Tổng lượt truy cập: 3.588.732