Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Các thủ tục hành chính lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

DANH MỤC TH TC HÀNH CHÍNH CÔNG KHAI

TRÊN TRANG THÔNG TIN ĐIN T S NÔNG NGHIP VÀ PTNT

I. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Mã số: 1.007931.000.000.00.H50)

1.1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Chi cục Trồng trọt và BVTV xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Chi cục Trồng trọt và BVTV trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.

- Bước 3: Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và BVTV thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Chi cục Trồng trọt và BVTV để kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Chi cục Trồng trọt và BVTV cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Đối tượng thực hiện: Công dân, Doanh nghiệp.

1.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, Trực tuyến, Dịch vụ bưu chính.

1.4. Thành phần hồ sơ: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu; Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

STT

Tên giấy tờ

Số lượng bản

Mẫu giấy tờ

1

- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt (trường hợp có thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì không phải nộp thành phần hồ sơ này).

1 Bản sao

 

2

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

1 Bản chính

Phụ lục II.docx

1.5. Căn cứ pháp lý: Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018; Điều 4, Điều 13, Điều 15, Điều 17, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón; Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp; Nghị định 130/2022/NĐ-CP

1.6. Phí: 500.000 đồng; Lệ phí: 0 đồng.

1.7. Yêu cầu điều kiện: Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng; Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định; Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

1.8. Số bộ hồ sơ: 01 bộ.

1.9. Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc văn bản không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và nêu rõ lý do.

1.10. Thời hạn giải quyết: 13 Ngày làm việc.

1.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

1.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính.

2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Mã số: 1.007932.000.000.00.H50)

2.1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.

- Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

(i) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(ii) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Chi cục Trồng trọt và BVTV cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.2. Đối tượng thực hiện: Công dân, Doanh nghiệp

2.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, Trực tuyến, Dịch vụ bưu chính

2.4. Thành phần hồ sơ: Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu; Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

STT

Tên giấy tờ

Số lượng bản

Mẫu giấy tờ

1

Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp

1 Bản chính

2

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP

1 Bản chính

Phụ lục II.docx

3

Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt (trường hợp có thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì không phải nộp thành phần hồ sơ này).

1 Bản chính

2.5. Căn cứ pháp lý: Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018; Điều 4, Điều 13, Điều 16, Điều 17, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón; Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp; Nghị định 130/2022/NĐ-CP

2.6. Phí: 200000 đồng; Lệ phí: 0 đồng.

2.7. Yêu cầu điều kiện: Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng; Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định; Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

2.8. Số bộ hồ sơ: 01.

2.9. Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc văn bản không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và nêu rõ lý do.

2.10. Thời hạn giải quyết:

13 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).

05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

2.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

2.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính.

3. Xác nhận nội dung quảng cáo phân bón (Mã số: 1.007933.000.000.00.H50)

3.1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.

- Bước 3: Thẩm định và có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.

3.2. Đối tượng thực hiện: Công dân, Doanh nghiệp

3.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, Trực tuyến, Dịch vụ bưu chính

3.4. Thành phần hồ sơ

STT

Tên giấy tờ

Số lượng bản

Mẫu giấy tờ

1

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc.

1 Bản chính

Mẫu số 20.doc

2

b) Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

1 Bản sao

 

3

c) 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tồ chức sự kiện);

1 Bản chính

 

4

d) Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.

1 Bản chính

 

3.5. Căn cứ pháp lý: Điều 49 Luật Trồng trọt năm 2018; Điều 4, Điều 24, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.

3.6. Lệ phí: 0 đồng.

3.7. Yêu cầu điều kiện: Đảm bảo theo quy định tại Điều 4, Điều 24, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón

3.8. Số bộ hồ sơ: 01.

3.9. Kết quả thực hiện: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc văn bản không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và nêu rõ lý do.

3.10. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).

3.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

3.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Trực tuyến/Dịch vụ bưu chính.

4. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Mã số: 1.004363.000.000.00.H50)

4.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh quyết định thành lập Đoàn đánh giá trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Bước 5: Đánh giá thực tế tại cơ sở Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.

Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 05 ngày làm việc. Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại. Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4.2. Đối tượng thực hiện: Công dân, Doanh nghiệp

4.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, Trực tuyến, Dịch vụ bưu chính

4.4. Thành phần hồ sơ

STT

Tên giấy tờ

Số lượng bản

Mẫu giấy tờ

1

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)

1 Bản chính

Don de nghi cap GCNĐĐK SXBB.docx

2

- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

1 Bản chính

Ban thuyet minh đkbb.docx

4.5. Căn cứ pháp lý: Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT; Luật 41/2013/QH13; Nghị định 123/2018/NĐ-CP; Thông tư 33/2021/TT-BTC.

4.6. Phí: 800.000 đồng/lần; Lệ phí: 0 đồng/lần.

4.7. Yêu cầu điều kiện: Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Chủ cơ sở buôn bán thuốc hoặc người trực tiếp quản lý và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

- Kho thuốc bảo vệ thực vật

+ Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;

+ Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

4.8. Số bộ hồ sơ: 01.

4.9. Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hoặc văn bản không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và nêu rõ lý do.

4.10. Thời hạn giải quyết: 14 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. 60 ngày làm việc khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

4.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

4.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính.

5. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Mã số: 1.004346.000.000.00.H50)

5.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn (trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn).

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Thành lập đoàn đánh giá Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh quyết định thành lập Đoàn đánh giá trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Bước 5: Đánh giá thực tế tại cơ sở. Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.

Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 05 ngày làm việc.

+ Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và yêu cầu tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại.

+ Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5.2. Đối tượng thực hiện: Công dân, Doanh nghiệp

5.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, Trực tuyến, Dịch vụ bưu chính

5.4. Thành phần hồ sơ:

STT

Tên giấy tờ

Số lượng bản

Mẫu giấy tờ

1

Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

1 Bản chính

Ban thuyet minh đkbb.docx

2

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

1 Bản chính

Don de nghi cap GCNĐĐK SXBB.docx

5.5. Căn cứ pháp lý: Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT; Luật 41/2013/QH13; Nghị định 123/2018/NĐ-CP; Thông tư 33/2021/TT-BTC.

5.6. Phí: 800.000 đồng/lần; Lệ phí: 0 đồng/lần.

5.7. Yêu cầu điều kiện: Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận và phải bảo đảm các điều kiện sau đây: 

- Chủ cơ sở buôn bán thuốc hoặc người trực tiếp quản lý và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật. 
- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m. 

- Kho thuốc bảo vệ thực vật: Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển; Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

5.8. Số bộ hồ sơ: 01.

5.9. Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hoặc văn bản không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và nêu rõ lý do.

5.10. Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc.

5.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

5.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính.

6. Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh (Mã số: 1.004493.000.000.00.H50).

6.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 5 ngày làm việc. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6.2. Đối tượng thực hiện: Công dân, Doanh nghiệp.

6.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, Trực tuyến, Dịch vụ bưu chính

6.4. Thành phần hồ sơ:

STT

Tên giấy tờ

Số lượng bản

Mẫu giấy tờ

1

- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

1 Bản chính

Don de nghi xac nhan nd qc.docx

2

- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

1 Bản sao chụp

 

3

- Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự).

1 Bản chính

 

4

- Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên (đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao).

1 Bản chính

 

6.5. Căn cứ pháp lý: Nghị định 181/2013/NĐ-CP; Thông tư 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021; Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT; Luật 41/2013/QH13.

6.6. Phí: 600.000 đồng/lần; Lệ phí: 0 đồng/lần.

6.7. Yêu cầu điều kiện: Thành phần hồ sơ và thực hiện nộp phí đầy đủ.

6.8. Số bộ hồ sơ: 01.

6.9. Kết quả thực hiện: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh) hoặc văn bản không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật và nêu rõ lý do.

6.10. Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

6.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

6.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến.

7. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật (Mã số: 1.003984.000.000.00.H50).

7.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

Bước 2: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Bước 4: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ. Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.

7.2. Đối tượng thực hiện: Công dân, Doanh nghiệp

7.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp/Trực tuyến.

7.4. Thành phần hồ sơ:

STT

Tên giấy tờ

Số lượng bản

Mẫu giấy tờ

1

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa (theo mẫu qui định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT).

1 Bản chính

Giay dkkdtv vcnd.docx

7.5. Căn cứ pháp lý: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013; Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT - Quy định về kiểm dịch thực vật nội địa; Thông tư 33/2021/TT-BTC

7.6. Phí, Lệ phí: 0 đồng.

7.7. Yêu cầu điều kiện: Thành phần hồ sơ đầy đủ.

7.8. Số bộ hồ sơ: 01.

7.9. Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa.

7.10. Thời hạn giải quyết: 24 giờ.

7.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

7.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến.

II. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

1. Cấp Quyết định, phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhân giống bằng phương pháp vô tính (Mã thủ tục: 1.008003.000.00.00.H50)

1.1 Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

c) Bước 3: Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng

- Trường hợp Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng tại địa điểm có cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng theo Mẫu số 04.CĐD, Mẫu số 05.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019.

- Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định. Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây đâu dòng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng. Trường hợp không phục hồi Quyết định phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Đối tượng thực hiện: Công dân, Doanh nghiệp

1.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp/Trực tuyến

1.4. Thành phần hồ sơ: Bao gồm

Tên giấy tờ

Mẫu giấy tờ

Số lượng bản

- Văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng.

 

Bản chính: 1

- Báo cáo kết quả bình tuyển cây đầu dòng theo Mẫu số 02.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019; báo cáo kết quả thiết lập vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 03.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019.

Mẫu số 02 va 03.docx

Bản chính: 1

- Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 01.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019.

Mẫu số 01.docx

Bản chính: 1

1.5. Căn cứ pháp lý: Luật Trồng trọt; Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019

1.6. Phí, Lệ phí: 0 đồng.

1.7. Yêu cầu điều kiện: Thành phần hồ sơ đầy đủ.

1.8. Số bộ hồ sơ: 01.

1.9. Kết quả thực hiện: Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.

1.10. Thời hạn giải quyết:

Trường hợp 1: Cấp Quyết định: 25 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)

Trường hợp 2: Phục hồi Quyết định: 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)

1.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

1.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến.

2. Tên thủ tục: Cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng (Mã thủ tục: 1.012001.H50)

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp Thẻ giám định viên, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ;

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Bước 3: Công bố Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng

Sở Nông nghiệp và PTNT lập Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trên Cổng thông tin điện tử trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.

2.2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

2.3. Cách thức thực hiện: Không quy định.

2.4. Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;

- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng;

- Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành trồng trọt, nông học hoặc ngành có liên quan về giống cây trồng;

- Tài liệu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác chuyên môn lĩnh vực giống cây trồng từ 05 năm trở lên;

- 02 ảnh 3x4 (cm).

2.5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ;

- Khoản 2 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

2.6. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

2.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Thường trú tại Việt Nam (có nơi thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về cư trú);

- Có phẩm chất đạo đức tốt (không bị xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về giống cây trồng hoặc về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích);

- Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định (đã trực tiếp làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thanh tra về giống cây trồng tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng, nghiên cứu, giảng dạy về bảo hộ giống cây trồng tại tổ chức nghiên cứu, đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp, hoặc tư vấn về pháp luật về bảo hộ giống cây trồng dưới danh nghĩa người đại diện quyền đối với giống cây trồng).

(Căn cứ khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ)

2.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

2.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ hoặc Quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên.

2.10. Thời hạn giải quyết: Quyết định cấp Thẻ giám định viên: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2.11. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và BVTV

2.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính.

Mẫu số 09

TỜ KHAI

YÊU CẦU CẤP/CẤP LẠI THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN

        QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

   

       Kính gửi1: ……………………………

Cá nhân dưới đây yêu cầu cấp/cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng:

DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

j                                             NGƯỜI YÊU CẦU

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:                                                                                                  Điện thoại:                                                                   

Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân số:                                                         

k                                             NỘI DUNG YÊU CẦU

— Cấp Thẻ lần đầu

— Cấp lại Thẻ                                Số Thẻ đã cấp:

 Lý do cấp lại— Thẻ bị mất    — Thẻ bị lỗi     — Thẻ bị hỏng 

                    — Thay đổi thông tin trong Thẻ:

l                 CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

— Tờ khai theo mẫu

— Bản gốc/bản sao Giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ làm giám định viên quyền đối với giống cây trồng

— Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành trồng trọt, nông học hoặc ngành có liên quan về giống cây trồng

— Bản sao tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác chuyên môn lĩnh vực giống cây trồng từ 05 năm trở lên

— 02 ảnh cỡ 3 x 4 cm

— Thẻ đã cấp (nếu yêu cầu cấp lại, trừ trường hợp bị mất)   

— Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trừ trường hợp đề nghị cấp lại Thẻ do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về cấp thẻ giám định viên tại địa phương)

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

—

— 

Cán bộ nhận đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 
—

—

—

—

—

m                                                           CAM KẾT CỦA NGƯỜI YÊU CẦU

Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

                                     

                                         Khai tại: …..  ngày … tháng … năm…

                                         Chữ ký, họ tên người yêu cầu

     

______________________________________________________________

[1] Tên cơ quan quản lý nhà nước về cấp thẻ giám định viên tại địa phương.

Mẫu số 10

Quoc huy VN

 
  Quoc huy VN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Ảnh 3 x 4)

THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN

QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Số:        /GĐV

Họ và tên:

Ngày sinh:

Số CMND/CCCD:

Địa chỉ thường trú:

Chữ ký của

người được cấp Thẻ

THỦ TRƯỞNG

CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ CẤP THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

(Ký và đóng dấu)

1. Thẻ này được cấp theo Quyết định số ...... ngày….. tháng..…. năm…… của Thủ trưởng Cơ quan quản lý nhà nước về cấp thẻ giám định viên tại địa phương).

2. Người được cấp Thẻ này được hành nghề giám định quyền đối với giống cây trồng và có nghĩa vụ yêu cầu cấp lại Thẻ khi có thay đổi thông tin liên quan đã được ghi nhận trong Thẻ. 

3. Thẻ này bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Có chứng cứ khẳng định rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật;

b) Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;

c) Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định;

d) Người được cấp Thẻ giám định viên bị xử phạt bằng hình thức thu hồi Thẻ giám định viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Tên thủ tục: Cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng (Mã thủ tục:  1.012002.H50)

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

- Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ v.v...) đến mức không sử dụng được;

- Thông tin được ghi nhận trong Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng, Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp lại Thẻ giám định viên, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

* Trong trường hợp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Cơ quan cấp gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được cấp Thẻ.

c) Bước 3: Công bố Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng

Sở Nông nghiệp và PTNT lập Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và trình UBND tỉnh công bố trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.

3.2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

3.3. Cách thức thực hiện: Không quy định.

3.4. Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên, làm theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;

- 02 ảnh 3x4 (cm);

3.5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 3 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

3.6. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

3.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

3.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

3.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ hoặc Quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên.

3.10. Thời hạn giải quyết:

- Quyết định cấp lại thẻ giám định viên: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do cơ quan cấp gây ra: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được cấp Thẻ.

3.11. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và BVTV.

3.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến.

Mẫu số 09

TỜ KHAI

YÊU CẦU CẤP/CẤP LẠI THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN

        QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

   

       Kính gửi1: ……………………………………..

Cá nhân dưới đây yêu cầu cấp/cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng:

DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

j                                             NGƯỜI YÊU CẦU

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:                                                                                                  Điện thoại:                                                                    

Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân số:                                                         

k                                             NỘI DUNG YÊU CẦU

— Cấp Thẻ lần đầu

— Cấp lại Thẻ                                Số Thẻ đã cấp:

 Lý do cấp lại— Thẻ bị mất    — Thẻ bị lỗi     — Thẻ bị hỏng 

                    — Thay đổi thông tin trong Thẻ:

l                 CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

— Tờ khai theo mẫu

— Bản gốc/bản sao Giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ làm giám định viên quyền đối với giống cây trồng

— Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành trồng trọt, nông học hoặc ngành có liên quan về giống cây trồng

— Bản sao tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác chuyên môn lĩnh vực giống cây trồng từ 05 năm trở lên

— 02 ảnh cỡ 3 x 4 cm

— Thẻ đã cấp (nếu yêu cầu cấp lại, trừ trường hợp bị mất)   

— Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trừ trường hợp đề nghị cấp lại Thẻ do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về cấp thẻ giám định viên tại địa phương)

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

—

— 

Cán bộ nhận đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 
—

—

—

—

—

m                                                           CAM KẾT CỦA NGƯỜI YÊU CẦU

Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

                                     

                                    Khai tại: …..  ngày … tháng … năm…

                                         Chữ ký, họ tên người yêu cầu

     

______________________________________________________________

[1] Tên cơ quan quản lý nhà nước về cấp thẻ giám định viên tại địa phương.

Mẫu số 10

Quoc huy VN

 
  Quoc huy VN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(Ảnh 3 x 4)

THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN

QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Số:        /GĐV

Họ và tên:

Ngày sinh:

Số CMND/CCCD:

Địa chỉ thường trú:

Chữ ký của

người được cấp Thẻ

THỦ TRƯỞNG

CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ CẤP THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

(Ký và đóng dấu)

1. Thẻ này được cấp theo Quyết định số ...... ngày….. tháng..…. năm…… của Thủ trưởng Cơ quan quản lý nhà nước về cấp thẻ giám định viên tại địa phương).

2. Người được cấp Thẻ này được hành nghề giám định quyền đối với giống cây trồng và có nghĩa vụ yêu cầu cấp lại Thẻ khi có thay đổi thông tin liên quan đã được ghi nhận trong Thẻ. 

3. Thẻ này bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Có chứng cứ khẳng định rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật;

b) Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;

c) Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định;

d) Người được cấp Thẻ giám định viên bị xử phạt bằng hình thức thu hồi Thẻ giám định viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân (Mã thủ tục: 1.011999. H50)

4.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

b) Bước 2: Quyết định thu hồi hoặc quyết định từ chối thu hồi

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo bằng văn bản về yêu cầu này cho người được cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng cho các bên.

4.2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức; Cá nhân

4.3. Cách thức thực hiện: Không quy định.

4.4. Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng;

- Chứng cứ chứng minh căn cứ đề nghị thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.

4.5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ; Khoản 4 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.

4.6. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

4.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có chứng cứ khẳng định rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật; Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định;

- Người được cấp Thẻ giám định viên bị xử phạt bằng hình thức thu hồi Thẻ giám định viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

(Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 112 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP)

4.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

4.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.

4.10. Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được yêu cầu thu hồi đến khi người được cấp Thẻ có ý kiến: 60 ngày làm việc.

4.11. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và BVTV

4.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến

5. Thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân (Mã thủ tục: 1.012000. H50)

5.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

b) Bước 2: Quyết định thu hồi hoặc quyết định từ chối thu hồi

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo bằng văn bản về yêu cầu này cho tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để tổ chức đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đó ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng cho các bên.

5.2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức; Cá nhân.

5.3. Cách thức thực hiện: Không quy định.

5.4. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng;

- Chứng cứ chứng minh căn cứ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

5.5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ; Khoản 4 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.

5.6. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

5.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có chứng cứ khẳng định rằng Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng được cấp trái với các quy định của pháp luật;

- Tổ chức không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng chấm dứt hoạt động giám định. (Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP)

5.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

5.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

5.10. Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được yêu cầu thu hồi đến khi tổ chức được cấp Giấy chứng nhận có ý kiến: 60 ngày làm việc.

5.11. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và BVTV

5.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến

6. Cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng (Mã thủ tục: 1.012003.H50)

6.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và PTNT

 xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định, trong đó ghi rõ tên đầy đủ, tên giao dịch, địa chỉ của tổ chức, Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng là thành viên của tổ chức; ghi nhận vào Danh sách tổ chức giám định và công bố trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định;

- Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Sở Nông nghiệp và PTNT ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ lý do từ chối

c) Bước 3: Công bố Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

Sở Nông nghiệp và PTNT lập Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng. Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng được công bố trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.

6.2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

6.3. Cách thức thực hiện: Không quy định.

6.4. Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, làm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;

- Bản sao chứng thực Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên sở hữu công nghiệp hoạt động cho tổ chức;

6.5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022;

- Khoản 2 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

6.6. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

6.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

(Căn cứ khoản 2 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 78 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

6.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

6.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 12 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ hoặc quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

6.10. Thời hạn giải quyết:

Quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

6.11. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và BVTV

6.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến

Mẫu số 11

TỜ KHAI

YÊU CẦU CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN

TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH QUYỀN ĐỐI VỚI

GIỐNG CÂY TRỒNG

    Kính gửi1: ……………………………………………

                                       

Tổ chức dưới đây yêu cầu cấp/cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng:

DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

j                                              TỔ CHỨC YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN  

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:                                                                         Điện thoại:                                                                                                   

k                                           NỘI DUNG YÊU CẦU 

— Cấp Giấy chứng nhận lần đầu          

— Cấp lại Giấy chứng nhận                                              Số Giấy chứng nhận đã cấp:

    Lý do cấp lại:   — Giấy chứng nhận bị mất      — Giấy chứng nhận bị lỗi 

                              — Giấy chứng nhận bị hỏng    — Thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận

l                           DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN THUỘC TỔ CHỨC

STT

Họ và tên

Số Thẻ giám định viên

m                      CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

— Tờ khai theo mẫu            

— Bản sao (có chứng thực) Giấy đăng ký hoạt động liên quan.......

— Bản sao (có chứng thực) quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên thuộc tổ chức

— Giấy chứng nhận tổ chức giám định đã cấp (nếu yêu cầu cấp lại, trừ trường hợp bị mất)            

— Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trừ trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do lỗi của cơ quan cấp Giấy chứng nhận)

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

Cán bộ nhận đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 
—

—

—

—

—

…                                                             CAM KẾT CỦA NGƯỜI KHAI ĐƠN

Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: …………  ngày … tháng … năm …

Chữ ký, họ tên người khai đơn

(Ghi rõ chức vụ và đóng dấu)

     

_______

[1] Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

Mẫu số 12

[CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]

____________

Số:     /CN- [chữ viết tắt tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận]

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

Hà Nội, ngày      tháng     năm

GIẤY CHỨNG NHẬN

Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

________________

[THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của [Cơ quan cấp Giấy chứng nhận] ban hành theo Quyết định số … ngày… của… ;

Căn cứ Điều 113 của Nghị định số …/2023/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

CHỨNG NHẬN:

Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng:

Tên đầy đủ:

Tên giao dịch:

Địa chỉ:

Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng là thành viên của tổ chức:

STT

Họ và tên

Số chứng minh dân dân/căn cước công dân

Số Thẻ                      giám định viên

Chuyên ngành

Giấy chứng nhận này được cấp theo Quyết định số… ngày … tháng…năm… của [Thủ trưởng cơ quan ban hành Quyết định].

[THỦ TRƯỞNG

CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]

7. Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng (Mã thủ tục: 1.012004.H50)

7.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

- Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ v.v…) đến mức không sử dụng được;

- Có sự thay đổi liên quan đến các thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại điểm c1 khoản 2 Điều 113 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định, trong đó ghi rõ tên đầy đủ, tên giao dịch, địa chỉ của tổ chức, Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng là thành viên của tổ chức; ghi nhận vào Danh sách tổ chức giám định và công bố trên Cổng thông tin điện tử tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Sở Nông nghiệp và PTNT ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ lý do từ chối

* Trong trường hợp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Sở Nông nghiệp và PTNT đã cấp Giấy chứng nhận gây ra, thì cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

c) Bước 3: Công bố Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

Sở Nông nghiệp và PTNT lập Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng. Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng được công bố trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.

7.2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

7.3. Cách thức thực hiện: Không quy định.

7.4. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, làm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được sửa đổi của tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng trong trường hợp có sự thay đổi thông tin của tổ chức, trừ trường hợp trong Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng đã có thông tin về Mã số doanh nghiệp;

- Bản sao chứng thực Quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên quyền đối với giống cây trồng hoạt động cho tổ chức trong trường hợp có sự thay đổi về giám định viên quyền đối với giống cây trồng;

7.5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Khoản 2, Khoản 3 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

7.6. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

7.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.

7.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

7.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu số 12 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ hoặc quyết định từ chối cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

7.10. Thời hạn giải quyết:

- Quyết định Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Sở Nông nghiệp và PTNT: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

7.11. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và BVTV

7.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến

Mẫu số 11

TỜ KHAI

YÊU CẦU CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN

TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH QUYỀN ĐỐI VỚI

GIỐNG CÂY TRỒNG

    Kính gửi1: ……………………………………………

                                       

Tổ chức dưới đây yêu cầu cấp/cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng:

DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

j                                              TỔ CHỨC YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN  

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:                                                                         Điện thoại:                                                                                                   

k                                           NỘI DUNG YÊU CẦU 

— Cấp Giấy chứng nhận lần đầu          

— Cấp lại Giấy chứng nhận                                              Số Giấy chứng nhận đã cấp:

    Lý do cấp lại:   — Giấy chứng nhận bị mất      — Giấy chứng nhận bị lỗi 

                              — Giấy chứng nhận bị hỏng    — Thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận

l                           DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN THUỘC TỔ CHỨC

STT

Họ và tên

Số Thẻ giám định viên

m                      CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

— Tờ khai theo mẫu            

— Bản sao (có chứng thực) Giấy đăng ký hoạt động liên quan.......

— Bản sao (có chứng thực) quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên thuộc tổ chức

— Giấy chứng nhận tổ chức giám định đã cấp (nếu yêu cầu cấp lại, trừ trường hợp bị mất)            

— Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trừ trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do lỗi của cơ quan cấp Giấy chứng nhận)

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

Cán bộ nhận đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 
—

—

—

—

—

…                                                             CAM KẾT CỦA NGƯỜI KHAI ĐƠN

Tôi xin cam đoan các thông tin, tài liệu trong đơn là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: …………  ngày … tháng … năm …

Chữ ký, họ tên người khai đơn

(Ghi rõ chức vụ và đóng dấu)

     

_______[1] Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

Mẫu số 12

[CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]

____________

Số:     /CN- [chữ viết tắt tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận]

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

Hà Nội, ngày      tháng     năm

GIẤY CHỨNG NHẬN

Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng

________________

[THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của [Cơ quan cấp Giấy chứng nhận] ban hành theo Quyết định số … ngày… của… ;

Căn cứ Điều 113 của Nghị định số …/2023/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

CHỨNG NHẬN:

Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng:

Tên đầy đủ:

Tên giao dịch:

Địa chỉ:

Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng là thành viên của tổ chức:

STT

Họ và tên

Số chứng minh dân dân/căn cước công dân

Số Thẻ                      giám định viên

Chuyên ngành

Giấy chứng nhận này được cấp theo Quyết định số… ngày … tháng…năm… của [Thủ trưởng cơ quan ban hành Quyết định].

[THỦ TRƯỞNG

CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN]

8. Giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (Mã thủ tục: 1.012074.H50)

8.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Kết thúc thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu mà tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ không nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng hoặc có văn bản báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng; Đại diện chủ sở hữu nhà nước thông báo trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong thời hạn 90 ngày về việc nộp hồ sơ đề nghị giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng.

Bước 2: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Đại diện chủ sở hữu nhà nước thông báo trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị giao quyền đăng ký trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến đơn vị tiếp nhận đăng ký giao quyền.

Bước 3: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp trực tiếp: Đại diện chủ sở hữu nhà nước kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Đại diện chủ sở hữu nhà nước xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Đại diện chủ sở hữu nhà nước xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Bước 4: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ, đại diện chủ sở hữu nhà nước đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ danh sách tổ chức, cá nhân nộp đơn hợp lệ và dự định giao cho các tổ chức, cá nhân đó cùng thực hiện quyền đăng ký, cùng đứng tên là người đăng ký đối với Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được giao quyền, ấn định thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày đăng tải để các tổ chức, cá nhân có ý kiến về nội dung trên.

Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị giao quyền có văn bản phản hồi đồng ý cùng đứng tên người đăng ký hoặc không có văn bản phản hồi thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên, đại diện chủ sở hữu nhà nước ban hành quyết định giao quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân này.

8.2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

8.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

8.4. Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị giao quyền đăng ký theo quy định tại Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ.

8.5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Điều 16 Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với

8.6. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

8.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

- Cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.

8.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

8.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giao quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân

8.10. Thời hạn giải quyết:

Ban hành Quyết định giao quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng: 24 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

8.11. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT

8.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến

Mẫu số 15

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO QUYỀN ĐĂNG KÝ GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi[1]...................................................

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị:

Tên tổ chức/cá nhân: ......................................................................................

Địa chỉ: .....................................................................................................

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân):

........................................................................................................................

Điện thoại:..............................................E-mail:.....................................

2. Nội dung đề nghị:

3. Căn cứ đề nghị:

4. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)............................................................. cam đoan mọi thông tin trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

… ngày … tháng … năm       …

Tổ chức/Cá nhân đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

9. Quyết định cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (Mã thủ tục: 1.012075.H50)

9.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.  

b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ thẩm định hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành Quyết định cho phép khai thác, sử dụng giống cây trồng đồng thời thông báo cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng và tổ chức, cá nhân đề nghị được khai thác, sử dụng giống cây trồng để thực hiện.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

9.2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

9.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

9.4. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ;

- Tài liệu chứng minh đề nghị khai thác, sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng.

9.5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Khoản 2, Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.

9.6. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

9.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

9.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

9.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định cho phép khai thác, sử dụng giống cây trồng hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

9.10. Thời hạn giải quyết: Thẩm định hồ sơ và ban hành Quyết định cho phép khai thác, sử dụng giống cây trồng: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

9.11. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT

9.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến

Mẫu số 16

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi[2]: ..................................................

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị:

Địa chỉ: ..........................................................................................................

Mã số doanh nghiệp/Số Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác) hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..............................................................................................

Điện thoại:..............................................E-mail:............................................

2. Thông tin giống cây trồng:

Tên loài: .........................................................................................................

Tên giống: ................................................................................................

Số Bằng: ...............................................................................................

Chủ sở hữu: ..........................................................................................

3. Nội dung đề nghị:

.........................................................................................................................

4. Cam kết

(Tổ chức, cá nhân)....................................................... cam kết thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về chuyển giao, chuyển nhượng, chấm dứt sử dụng khi có yêu cầu xác đáng đối với giống cây trồng trên.

Khai tại: … ngày … tháng … năm …

Tổ chức/Cá nhân đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

10. Thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên (Mã thủ tục: 1.012847.H50)

10.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Gửi hồ sơ

Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất có nhu cầu xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp trực tiếp: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kiểm tra và trả lời ngay tính hợp lệ của hồ sơ;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kiểm tra và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kiểm tra và trả lời tính hợp lệ của hồ sơ.

c) Bước 3: Thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt.

d) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX hoặc văn bản không chấp thuận theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

10.2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân (Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất).

10.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử

10.4. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP;

- Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP;

- Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.

10.5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 11 Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa

10.6. Phí, lệ phí (nếu có): Không.

10.7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

10.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

10.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP;

- Văn bản không chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP.

10.10. Thời hạn giải quyết: Ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

10.11. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

10.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến

Phụ lục VII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT

(Kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

NGƯỜI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT CHO THUÊ ĐẤT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày …. tháng …. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Thẩm định Phương án sử dụng tầng đất mặt

Kính gửi: ……………….…

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất: … Địa chỉ: ...

Số điện thoại: …

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/TCC: … ngày cấp: …, nơi cấp: ...

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (nếu có) số: … ngày cấp: …, nơi cấp: …

2. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện (thị xã/thành phố) …. thẩm định hồ sơ Phương án sử dụng tầng đất mặt của đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa để xây dựng công trình …

(Phương án sử dụng tầng đất mặt và Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách gửi kèm theo)

3. Nhận kết quả qua hình thức: Trực tiếp □ Bưu chính  □ Điện tử □

Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất… (ghi rõ tên) cam kết thực hiện đúng Phương án sử dụng tầng đất mặt và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai.

NGƯỜI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC

GIAO ĐẤT CHO THUÊ ĐẤT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

Phụ lục VIII

MẪU PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT

(Kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

 
   

NGƯỜI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT CHO THUÊ ĐẤT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …

…., ngày ... tháng … năm…

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT

 
   

1. Tên người được nhà nước giao đất, cho thuê đất: … Địa chỉ: ...

 

Số điện thoại: …

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/TCC: … ngày cấp: …, nơi cấp: ...

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (nếu có) số: … ngày cấp: …, nơi cấp: …

2. Mục đích của việc chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa:

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa để thực hiện công trình/dự án

3. Diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi: … ha.

4. Khối lượng đất mặt phải bóc tách: … m3

{Diện tích đất chuyên trồng lúa phải bóc tách (m2) x độ sâu tầng đất mặt phải bóc

tách (m)}

5. Phương án sử dụng đất mặt:

Sử dụng trong khuôn viên dự án: .... m3 (ghi rõ vị trí, địa điểm, diện tích sử dụng đất mặt).

Sử dụng ngoài khuôn viên dự án: ....m3 (ghi rõ vị trí, địa điểm, diện tích sử dụng đất mặt).

6. Mục đích sử dụng tầng đất mặt: …

(Tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa chỉ được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, gồm: tôn cao nền ruộng trũng thấp; tăng độ dày tầng canh tác; nâng cao chất lượng đất trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm; trồng cây xanh; trồng hoa cây cảnh, cây dược liệu…)

Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất… (ghi rõ tên) cam kết thực hiện đúng phương án sử dụng tầng đất mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin trên.

NGƯỜI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC

GIAO ĐẤT CHO THUÊ ĐẤT

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có))

Phụ lục IX

MẪU VĂN BẢN CHẤP THUẬN

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT

(Kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: … V/v…

.  , ngày … tháng … năm …

Kính gửi: ……….......................................…….

Căn cứ quy định tại Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa;

Căn cứ Hồ sơ đề nghị thẩm định Phương án sử dụng tầng đất mặt của tổ chức/cá nhân …;

Căn cứ vào kết quả thẩm định Phương án sử dụng tầng đất mặt của công trình/dự án…;

Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/thị xã/thành phố …có ý kiến như sau:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/thị xã/thành phố … chấp thuận Phương án sử dụng tầng đất mặt của … (ghi rõ tên). Trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa phải bóc tách tầng đất mặt: …ha.

2. Đề nghị … (ghi rõ tên người được nhà nước giao đất, cho thuê đất) thực hiện đúng nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/thị xã/thành phố.

3. Các đơn vị … (ghi rõ tên đơn vị) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/thị xã/thành phố … theo dõi, kiểm tra, giám sát tổ chức/cá nhân thực hiện đúng nội dung Phương án sử dụng tầng đất mặt đã được chấp thuận.

Yêu cầu (ghi rõ tên người được nhà nước giao đất, cho thuê đất) … thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và các văn bản quy định khác có liên quan.

Nơi nhận:

- Như trên;

- …….…;

- Lưu: VT.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ …

(Ký, họ tên và đóng dấu)

Phụ lục X

MẪU VĂN BẢN KHÔNG CHẤP THUẬN PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT

(Kèm theo Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024  của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/ HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …

., ngày … tháng … năm …

V/v …

Kính gửi: ……….......................………….

Căn cứ quy định tại Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa;

Căn cứ hồ sơ đề nghị thẩm định Phương án sử dụng tầng đất mặt của tổ chức/cá nhân …;

Căn cứ kết quả thẩm định Phương án sử dụng tầng đất mặt của công trình/dự án…;

Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/thị xã/thành phố … có ý kiến như sau:

Không chấp thuận Phương án sử dụng tầng đất mặt từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để xây dựng công trình của (ghi rõ tên)     ;

Địa chỉ …...................................................................................................

Lý do không chấp thuận:

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/

HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ...

(Ký, họ tên và đóng dấu)

III. LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành (1.009478. 000.00.00. H50 )

1.1. Trình tự thực hiện:

* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;

- Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định tiếp nhận và iểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo trình tự sau: - Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là Cơ quan quản lý chuyên ngành) thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ,Cơ quan quản lý chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Bao gồm: Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá; trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận; trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định) nộp hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân;

- Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Bước 3: Trả kết quả Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc theo đường bưu điện.

* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận):

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận;

- Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

1.2. Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã

1.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

1.4. Thành phần hồ sơ:

Bao gồm

Tên giấy tờ

Mẫu giấy tờ

Số lượng bản

Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

 

Bản sao: 1

- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax; + Tên sản phẩm, hàng hóa, nhà sản xuất; + Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; + Kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; + Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; + Cam kết chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

 

Bản chính: 1

- Bản công bố hợp quy.

Bản công bố HQ.docx

Bản sao: 1

1.5. Căn cứ pháp lý: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH 11 ngày 29/6 /2006; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007; Nghị định số 127/2007/ NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 132/2008/ NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/ NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hượp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 02/2017/ TT-BKHCN ngày 31/3 /2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hượp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư 183/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy; Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/ NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định số 154/2018/ NĐ-CP ngày 9/11/2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ.

1.6. Phí, lệ phí: Lệ phí 150.000đ

1.7. Yêu cầu điều kiện: Không

1.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

1.9. Kết quả thực hiện:

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy

1.10. Thời gian giải quyết:

05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

1.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và BVTV

1.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến

IV. LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (Mã thủ tục: 2.001827.000.00.00.H50)

1.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.2. Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã

1.3. Cách thức thực hiện:

1.4. Thành phần hồ sơ:

Bao gồm

Tên giấy tờ

Mẫu giấy tờ

Số lượng bản

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

 

Bản chính: 1

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

 

Bản sao: 1

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

 

Bản chính: 1

d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

 

Bản chính: 1

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định. Đối với thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, d và đ cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.

 

Bản chính: 1

1.5. Cơ sở pháp lý:

Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018; Thông tư 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ tài chính về sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.

1.6. Phí, lệ phí: Phí 700.000đ

1.7. Yêu cầu điều kiện: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản phải đáp ứng các quy định tương ứng Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội.

1.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

1.9. Kết quả thực hiện:

- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận: 03 năm.

1.10. Thời gian giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

1.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và BVTV

1.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến.

PHỤ LỤC V

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày….. tháng…. năm….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi: .....................................................................................

 

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:.......................................................

2. Mã số (nếu có): .................................................................

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:...............................................

4. Điện thoại ……………………. Fax …………………

Email ………………………………..

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập: ............................................................................................................................

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:.......................................................

Đề nghị ………………………. .............................……….. cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại: .............................................................................

 


Hồ sơ gửi kèm:
-
-
-

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VI

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày….. tháng…. năm….

 

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

 

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ...............................................................

2. Mã số (nếu có): .........................................................................

3. Địa chỉ: ...........................................................................................

4. Điện thoại: ……………….. Fax: …………………. Email: ................

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước                                  □        DN 100% vốn nước ngoài     □

DN liên doanh với nước ngoài       □        DN Cổ phần                           □

DN tư nhân                                     □        Khác                                       □

                                                              (ghi rõ loại hình)

6. Năm bắt đầu hoạt động: .....................................................................

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: .........................

8. Công suất thiết kế: ..............................................................

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ...........

10. Thị trường tiêu thụ chính: .........................................................

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         
         

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh ………………m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm: …………………….m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh: …………………………………..m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm: …………………………………..m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: …………………………….m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : ……………………………..m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng   □                                Nước giếng khoan      □

Hệ thống xử lý:      Có   □                                Không                        □

Phương pháp xử lý: ……………………………………………………..

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất      □                                                  Mua ngoài         □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ………

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:……………………

5. Người sản xuất, kinh doanh:

- Tổng số: …………………người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: …………………người.

+ Lao động gián tiếp: …………………người.

- Số người (chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh) được kiểm tra sức khỏe theo quy định:

- Số người (chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh) được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP:

- Số người (chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh) được miễn cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……….người; trong đó ……….. của cơ sở và …………. đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/ chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….)

9. Phòng kiểm nghiệm

- Của cơ sở □                         Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:      

Thuê ngoài □                           Tên những PKN gửi phân tích: ……………………………………………………..…………………………………………………

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

2. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn). (Mã thủ tục: 2.001823.000.00.00.H50)

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dichvucong.quangtri.gov.vn.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.2. Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã

2.3. Cách thức thực hiện:

2.4. Thành phần hồ sơ:

Tên giấy tờ

Mẫu giấy tờ

Số lượng bản

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

 

Bản chính: 1

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

 

Bản sao: 1

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

 

Bản chính: 1

d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

 

Bản chính: 1

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định. Đối với thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, d và đ cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.

 

Bản chính: 1

2.5. Cơ sở pháp lý:

Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018; Thông tư 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ tài chính về sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.

2.6. Phí, lệ phí: Phí 700.000đ

2.7. Yêu cầu điều kiện: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản phải đáp ứng các quy định tương ứng Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội.

2.8. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

2.9. Kết quả thực hiện:  Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận: 03 năm.

2.10. Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

2.11. Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và BVTV.

2.12. Hình thức nhận kết quả: Trực tiếp/Dịch vụ bưu chính/Trực tuyến.

PHỤ LỤC V

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày….. tháng…. năm….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Kính gửi: .....................................................................................

 

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:.......................................................

2. Mã số (nếu có): .................................................................

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:...............................................

4. Điện thoại ……………………. Fax …………………

Email ………………………………..

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập: ............................................................................................................................

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:.......................................................

Đề nghị ………………………. .............................……….. cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp lại: .............................................................................

 


Hồ sơ gửi kèm:
-
-
-

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VI

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày….. tháng…. năm….

 

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

 

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ...............................................................

2. Mã số (nếu có): .........................................................................

3. Địa chỉ: ...........................................................................................

4. Điện thoại: ……………….. Fax: …………………. Email: ................

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước                                  □        DN 100% vốn nước ngoài     □

DN liên doanh với nước ngoài       □        DN Cổ phần                           □

DN tư nhân                                     □        Khác                                       □

                                                              (ghi rõ loại hình)

6. Năm bắt đầu hoạt động: .....................................................................

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: .........................

8. Công suất thiết kế: ..............................................................

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ...........

10. Thị trường tiêu thụ chính: .........................................................

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         
         

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh ………………m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm: …………………….m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh: …………………………………..m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm: …………………………………..m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: …………………………….m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : ……………………………..m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng   □                                Nước giếng khoan      □

Hệ thống xử lý:      Có   □                                Không                        □

Phương pháp xử lý: ……………………………………………………..

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất      □                                                  Mua ngoài         □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: ………

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:……………………

5. Người sản xuất, kinh doanh:

- Tổng số: …………………người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: …………………người.

+ Lao động gián tiếp: …………………người.

- Số người (chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh) được kiểm tra sức khỏe theo quy định:

- Số người (chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh) được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP:

- Số người (chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh) được miễn cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……….người; trong đó ……….. của cơ sở và …………. đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/ chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….)

9. Phòng kiểm nghiệm

- Của cơ sở □                         Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:      

Thuê ngoài □                           Tên những PKN gửi phân tích: ……………………………………………………..…………………………………………………

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 

[1] Đại diện chủ sở hữu nhà nước 

[2] Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ 

Đang truy cập: 33

Hôm nay: 2014

Tổng lượt truy cập: 3.555.687