Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Quyết chí làm giàu trên vùng đất khó
- Ngày đăng: 02-10-2024
- 35 lượt xem
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả, thanh niên rời quê đi làm ăn xa chiếm tỷ lệ khá lớn. Anh Lê Văn Hoàn ở Thôn Lai Bình, Xã Vĩnh Chấp, Huyện Vĩnh Linh với sự kiên trì, lòng quyết tâm, không ngại gian khó đã không ngừng vươn lên để phát triển kinh tế, làm giàu bằng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, tiêu biểu cho phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp và xây dựng Nông thôn mới hiện nay.
Là Phó Bí thư đoàn thanh niên của thôn lai Bình với bản chất thật thà, chịu khó, ham học hỏi, cộng với sự nhanh nhẹn tháo vát. Năm 2018, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Cao đẳng Nông nghiệp tại tỉnh, tận dụng lợi thế quỹ đất của gia đình hơn 01 ha còn bỏ trống. Vẫn biết khởi nghiệp từ nông nghiệp là rất khó khăn, đòi hỏi phải bỏ thời gian, công sức, tiền bạc... song với khát khao thay đổi cuộc sống nghèo khó, anh đã quyết định bắt tay vào cải tạo đất đai, nuôi cá, trồng các loại cây ăn quả kết hợp trồng cỏ chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng ....để phát triển kinh tế gia đình.
Thời gian đầu mặc dù anh đã phải bỏ ra nhiều công sức chăm sóc nhưng do chưa có kinh nghiệm nên hiệu quả mang lại chưa đạt như mong muốn. Có những lúc chăm bón cây bị sâu bệnh và chết, tưởng chừng mọi thứ sẽ làm nản lòng người thanh niên trẻ này, nhưng với tinh thần, ý chí vượt khó vươn lên, anh vẫn kiên nhẫn theo đến cùng để phát triển vườn cây ăn quả như bưởi, ổi, mãng cầu...kết hợp chăn nuôi bò sinh sản, gà thịt..., mạnh dạn áp dụng kỹ thuật học được kết hợp với kinh nghiệm trong thực tiễn để làm nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lực của mình, tạo ra sản phẩm sạch phục vụ người tiêu dùng.
Anh Hoàn chia sẻ:“Trước kia, làng xóm tôi nghèo, thanh niên trong làng phải bỏ đi nơi khác làm ăn, lập nghiệp, cuộc sống gia đình tôi cũng rất khó khăn, đất trong vườn chủ yếu bỏ hoang, bản thân tôi là thanh niên, là tuổi trẻ và là trụ cột trong gia đình, bây giờ phải làm gì đây để có thể phát triển kinh tế gia đình trên vùng đất mà xưa nay thường gọi “chó ăn đá, gà ăn sỏi”.
Từ đó anh Lê Văn Hoàn đã chủ động đi tìm hiểu, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật do Trung tâm khuyến nông tỉnh và địa phương tổ chức, đồng thời hường xuyên học hỏi các mô hình thành công trước đó để áp dụng. Anh nhận thấy mình đang sống tại một vùng đất có thể sản xuất nông nghiệp, lại đang có diện tích đất đai đủ lớn nên anh đã mạnh dạn đầu tư các loại cây ăn quả có giá trị như: bưởi da xanh, ổi, mẵng cầu... loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương, áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ. Sau gần 2 năm đầu chăm sóc đã cho cho thu hoạch những vụ đầu tiên và sản lượng được tăng dần qua các năm.
Để tăng thêm thu nhập, cùng với việc trồng cây ăn quả, anh Hoàn còn kết hợp trồng cỏ, mở rộng quy mô nuôi bò sinh sản, mô hình vườn - ao- chuồng nuôi cá, gà, vịt. Cách đây hơn một năm anh đã mở thêm quầy bán thuốc và điều trị thú y, thức ăn chăn nuôi và cung cấp các loại cây giống phục vụ cho bà con tại địa phương và vùng lân cận. Đó cũng là một trong những cách làm để tránh rủi ro trong điều kiện sản xuất khó khăn do thiên tai, dịch bệnh - Anh Hoàn chia sẻ.
Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, vừa học hỏi để thỏa "ĐAM MÊ", nhờ tích lũy kiến thức chuyên môn, anh đã chăm sóc vườn cây ăn quả, trồng cỏ để chủ động được nguồn thức ăn nuôi dưỡng đàn bò sinh sản nhốt chuồng, kết hợp nuôi cá, vịt... đúng kỹ thuật và khoa học. Do vậy các loại cây, con đều sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt, các sản phẩm thu hoạch được cung cấp cho bà con trong vùng và lân cận.
Với mô hình trang trại tổng hợp cùng với cửa hàng thuốc thú y, cung cấp cây giống của anh Hoàn đã tạo thu nhập ổn định cho gia đình, bình quân 01 năm anh thu lãi được hơn 150 triệu đồng, kinh tế gia đình ngày càng ổn định hơn. Đặc biệt, với những kinh nghiệm có được trong quá trình làm kinh tế, anh luôn động viên chia sẻ, giúp đỡ những đoàn viên, thanh niên trong vùng có khát vọng và ý tưởng làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với diện tích đất vườn hiện có, thời gian tới anh dự định sẽ mở thêm diện tích đất, nhập thêm các giống cây, con mới để trồng cây ăn trái và phát triển mở rộng trang trại tổng hợp.
Có thể khẳng định với sự kiên trì, quyết tâm, không ngại khó anh Hoàn từng bước gặt hái được những kết quả tốt đẹp trong quá trình phát triển kinh tế. Qua đó, khẳng định được tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vươn lên của thế hệ trẻ hôm nay, từ đó giúp cho nhiều bạn trẻ có điều kiện giao lưu, học hỏi để cùng nhau phát triển kinh tế trên quê hương mình.
Dẫu biết rằng, con đường đi đến thành công còn nhiều trông gai, nhưng thành công sẽ không đến nếu không có quyết tâm và nỗ lực. Anh Hoàn cũng rất mong muốn được các cơ quan chức năng và đoàn thể quan tâm hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ không chỉ bản thân anh mà cả những thanh niên nông thôn đang có nhu cầu khởi nghiệp.
Hoàng Hương- TTKN
- Giống đậu xanh mới đầy triển vọng trên đất Quảng Trị (01/10/2024)
- Trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đang trở thành hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh Quảng Trị. (01/10/2024)
- Trao tặng xe đạp, tiếp bước đến trường cho trẻ em vùng cao (06/09/2024)
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc khai thác tràm Năm Gân lấy tinh dầu (27/08/2024)
- Kỳ vọng vụ hè thu “được mùa, được giá” (27/08/2024)
- Công nghệ sạ cụm kết hợp bón vùi phân – Cơ giới hóa trong sản xuất lúa (27/08/2024)
- Hiệu quả các mô hình của đề án NN08-III tại tỉnh Quảng Trị (Giống lúa Gia Lộc 35, Gia Lộc 26 và Đậu Xanh 12ĐX02) (27/08/2024)
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác khuyến nông xây dựng nông thôn mới huyện Cam Lộ (27/08/2024)
- Dấu ấn Công đoàn ngành Nông nghiệp (26/08/2024)
- Dự án xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng rừng vùng nguyên liệu đáp ứng nguồn giống chất lượng cao trồng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, TT Huế (26/08/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 759
Tổng lượt truy cập: 3.588.352