Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc gà con trong giai đoạn úm
- Ngày đăng: 18-07-2024
- 41 lượt xem
Gà con mới nở rất nhạy cảm với điều kiện môi trường. Do chỉ có một lớp lông tơ mỏng trên cơ thể nên gà con không giữ được thân nhiệt ổn định, khả năng tiêu hóa và sinh nhiệt còn rất thấp nên gà giai đoạn này rất dễ bị thiếu nhiệt và sinh ra nhiều loại bệnh. Đây cũng là giai đoạn gà con hoàn thiện hệ tiêu hóa, hô hấp… và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển sau này. Do vậy bà con cần phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc gà con như sau:
1. Chuẩn bị quây úm và dụng cụ chăn nuôi
Quây úm: Quây úm hay còn gọi là chuồng úm, lồng úm là thiết bị không thể thiếu trong quá trình úm gà ở quy mô vừa và nhỏ. Quây úm sẽ được lắp đặt, chia ra thành từng khu riêng biệt để úm gà. Với yêu cầu quây úm phải ấm vào đông và thoáng mát, khô ráo vào mùa hè. Che chắn được gió mưa, đảm bảo không có gió lùa, mưa tạt vào quây úm. Người nuôi có thể sử dụng các vật liệu khác nhau để làm quây úm như tre, nứa, bìa cứng, vải bạt, thùng giấy… Quây thành từng ô, có chiều cao khoảng từ 45 – 50 cm, đường kính từ 1,5 – 2 m, dùng để úm 120 – 200 con gà con. Dựa vào số lượng gà con mà người nuôi có thể chia thành từng lô nuôi.
Chất độn chuồng: Có thể sử dụng trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ. Hiện nay trấu đang được sử dụng rộng rãi do dễ kiếm, giá thành rẻ, có khả năng hút ẩm tốt. Trước khi sử dụng chất độn chuồng phải được phơi khô, khử trùng bằng formol trước 72 tiếng. Sau đó tiến hành mang vào rải trong lồng úm trước 12 tiếng khi thả gà con. Độ dày của chất độn phù hợp từ 10 – 15 cm.
Dụng cụ sưởi: Thông thường sử dụng bóng điện hồng ngoại 250W trên thị trường có rất nhiều bóng để lựa chọn. Với 100 gà, người nuôi có thể sử dụng 2-3 bóng tùy thuộc và thời gian úm là vào mùa đông hay mùa hè.
Máng ăn: Giai đoạn gà nhỏ có thể dùng khay, mẹt kích thước 50 x 50 cm, mật độ 50 gà/khay. Sau 1 tuần có thể thay thế bằng máng tròn hoặc máng dài bằng cách rút dần khay ăn ra.
Máng uống: Giai đoạn úm cho uống bằng máng galon loại 1,5 lít.
2. Nhận gà giống lúc 1 ngày tuổi
Gà con cần được đưa vào khu vực nuôi úm càng sớm càng tốt sau khi nở. Nhanh chóng tiếp nhận, vận chuyển các hộp gà giống và rải đều trong chuồng, phân đều các hộp gà vào trong quây, tách riêng khu các quây nuôi gà trống và mái để tiện cho việc theo dõi. Kiểm đếm lại số lượng và đánh giá chất lượng đàn gà ri trước khi nhập sổ theo dõi.
Thu dọn và chuyển các hộp, khay gà ra bên ngoài chuồng nuôi đưa đi xử lý khử trùng, đốt hộp giấy đúng nơi quy định.
3. Kỹ thuật úm
Điều chỉnh mật độ nuôi
Cần phân bổ số lượng gà ri con một cách đồng đều vào các quây úm. Trong 4 ngày đầu, bố trí mỗi quây úm 150 – 200 con, từ ngày thứ 5 nới rộng dần diện tích quây để gà di chuyển dễ dàng đến máng ăn, máng uống. Mùa nóng có thể bỏ quây úm từ ngày thứ 14 để gà con có thể tự do chạy khắp chuồng úm.
Tùy thuộc vào điều kiện chuồng nuôi, mùa vụ mà quyết định mật độ nuôi thích hợp, điều chỉnh kịp thời trong từng giai đoạn:
– Giai đoạn 1 – 2 tuần tuổi: 25 – 20 con/m2 quây úm.
– Giai đoạn 3 – 5 tuần tuổi: 15 – 10 con/m2 nền chuồng.
– Giai đoạn 6 – 8 tuần tuổi: 10 – 8 con/m2 nền chuồng.
Nhiệt độ
Tùy theo mùa vụ mà điều chỉnh nhiệt độ úm sao cho phù hợp, có thể theo dõi đàn gà để biết được nhiệt độ quây úm đã phù hợp hay chưa, quan sát nếu thấy gà tập trung gần sát bóng đèn là gà đang bị lạnh cần tăng nhiệt độ. Nếu thấy gà tản ra xung quanh, há mỏ và uống nhiều nước là gà đang quá nóng. Còn gà tập trung về một phía chuồng úm thì gà bị gió lùa. Gà đi lại bình thường ở tất cả khu vực của chuồng úm là nhiệt độ phù hợp. Để theo dõi nhiệt độ trong quây úm bà con có thể lắp đặt nhiệt kế và căn cứ vào đó để điều chỉnh nhiệt độ quây úm cho phù hợp với từng độ tuổi của gà: Gà 0 – 7 ngày tuổi là 31 – 32oC; Gà 8 – 21 ngày tuổi là 28 – 30oC; Gà 22 – 28 ngày tuổi là 22 – 28oC
Chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào loại chuồng nuôi kín hay hở, mùa hè hay mùa đông, nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà. Nhu cầu chiếu sáng cho gà con như sau: Gà 1 – 3 ngày tuổi: 24h/ngày; Gà 4 – 7 ngày tuổi: 16h/ngày; Gà 8 – 14 ngày tuổi: 12h/ngày; Gà 15 – 28 ngày tuổi: 8h/ngày.
Nước uống và cách cho gà con uống nước
Sau khi đưa gà xuống chuồng ổn định khoảng 15 – 20 phút, bắt đầu cho gà tập uống nuớc. Khi cho gà uống nước cần quan sát tình trạng đàn gà con, khi thấy gà con tụ lại quanh máng uống nước chứng tỏ gà khát nước, cần phải xử lý như sau:
– Cho gà uống trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó cho gà nghỉ khoảng 10 – 15 phút rồi tiếp tục cho uống, công việc này làm đến khi gà hết hiện tượng khát nước thì mới để máng nước ổn định trong chuồng.
– Trong tuần đầu, bổ sung chất điện giải, gluco KC vào nước uống.
Sử dụng máng uống tròn loại 2 lít cho uống trong thời gian 1 – 4 tuần, từ 5 – 8 tuần sử dụng máng 4 lít, lượng nước không quá 1/3 vành máng và kê máng đảm bảo độ cao của máng uống ngang với lưng gà để tránh làm ướt lông gà và ướt chất độn chuồng.
Cần cho gà uống nước sạch và đầy đủ. Hàng ngày cọ rửa máng và hàng tuần khử trùng máng.
Thức ăn
Không cho gà ăn ngay khi xuống chuồng, tùy theo tình trạng đàn gà nhập chuồng mà có biện pháp cho ăn phù hợp. Nhưng phải lưu ý cho gà ăn sau khi đã được uống nước ít nhất 1 – 2 giờ khi gà không còn tình trạng khát nước.
Nên cho gà ăn thức ăn công nghiệp, tỷ lệ protein thô từ 19 – 21%. Thức ăn cho gà con cần loại chất lượng cao, giàu dinh dưỡng nhưng phải dễ tiêu hóa. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà. Mỗi lần cho ăn, người nuôi cần lưu ý loại bỏ chất độn chuồng và phân gà lẫn trong cám cũ để đảm bảo vệ sinh.
Để tránh hiện tượng cắn mổ, bới thức ăn làm rơi vãi gây lãng phí, nên cắt mỏ cho gà con vào lúc gà được 10 – 21 ngày tuổi. Cắt mỏ trên của gà ở khoảng ½ từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển.
Trong quá trình úm, luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Định kỳ phun sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, thay chất độn chuồng, cọ rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ.
Quang Hưng - TTKN
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc Bưu Đen thương phẩm trong ao đất (18/07/2024)
- Kỹ thuật trồng cây Giổi ăn hạt bằng cây ghép (18/07/2024)
- Hiệu quả mô hình chăn nuôi hữu cơ theo chuỗi khép kín (18/07/2024)
- Trồng Ném theo hướng hữu cơ – bước chuyển mới cho vùng cát ven biển (27/06/2024)
- An toàn sinh học trong chăn nuôi là "chìa khóa duy nhất" để đẩy lùi dịch bệnh (27/06/2024)
- Khống chế dịch bệnh trên Tôm nuôi (27/06/2024)
- Từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP (27/06/2024)
- Quảng Trị - Thả nuôi 30.000 con giống cá Nâu (27/06/2024)
- Quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (27/06/2024)
- Sản xuất lúa vụ hè thu 2024 - một số vấn đề cần lưu ý (30/05/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 21
Hôm nay: 2406
Tổng lượt truy cập: 3.556.079