Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Sản xuất lúa vụ hè thu 2024 - một số vấn đề cần lưu ý
- Ngày đăng: 30-05-2024
- 66 lượt xem
Theo Dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Quảng Trị, vụ Hè Thu 2024 nắng nóng có thể xảy ra gay gắt với tần suất 2-3 đợt/tháng, trong đó tháng 7-9 có khả năng xảy ra nhiều hơn so với TBNN cùng thời kỳ; nhiệt độ dự báo cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0.5-1.00C; Những tháng cuối năm 2024 trạng thái ENSO (pha nóng, pha lạnh) có khả năng chuyển sang La Nina (pha lạnh) do đó mưa lũ ngập úng có thể xảy ra sớm hơn so với cùng kỳ nhiều năm; Bão, lũ và áp thấp nhiệt đới bắt đầu từ đầu tháng 9, kết thúc vào tháng 12 và có khả năng xuất hiện 4-5 đợt bão, lũ và áp thấp nhiệt đới.
Trên cơ sở dự báo thời tiết, lịch thời vụ gieo trồng, cơ cấu giống, quy luật phát sinh gây hại hàng năm của sâu bệnh, dự kiến vụ Hè Thu 2024 tình hình sinh vật gây hại chính trên cây lúa thời kỳ đầu vụ là các đối tượng ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ, ngộ độc hữu cơ sau gieo cấy trên các diện tích lúa bị thiệt hại do mưa lũ trong vụ Đông Xuân do cây lúa còn tươi chưa kịp phân hủy trên đồng ruộng,... giữa đến cuối vụ các đối tượng như chuột, sâu cuốn lá nhỏ, rầy, sâu đục thân, nhện gié, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt, khô vằn,... có nguy cơ gây hại cao ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm. Để chủ động ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, sản xuất lúa vụ Hè Thu 2024 cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thời vụ và cơ cấu giống:Căn cứ lịch thời vụ Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND huyện, thành phố đã ban hành với phương châm gặt đến đâu vệ sinh, xử lý làm đất đến đó để kịp gieo cấy vụ Hè Thu đảm bảo thu hoạch trước 30/8. Đối với vùng thấp trũng huyện Hải Lăng thu hoạch trước 25/8 để tránh ngập lụt vào cuối vụ. Sử dụng các giống lúa ngắn ngày và cực ngắn theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 90-95 ngày nhưng vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng tốt, có hiệu quả kinh tế cao như: Bắc thơm số 7, HC95, ST25, VNR20, ĐD18, BQ, ADI28, HaNa số7, Hà phát 3... Sử dụng giống xác nhận trở lên để gieo cấy, không nên sử dụng giống “bao trắng” (Giống không có nhãn hiệu, chưa qua kiểm nghiệm, tự nhân giống đóng bao...). Giống đảm bảo có tỉ lệ nảy mầm cao; Sức khỏe hạt giống tốt; Giống sạch, không lẫn tạp chất.
Làm đất:Vụ Hè Thu có khoảng thời gian giữa 2 vụ ngắn, chất hữu cơ trên ruộng chưa phân hủy hết, do vậy để đảm bảo an toàn, hiệu quả cần ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để phân hủy gốc rạ tránh ngộ độc hữu cơ; cày bừa kỹ, ruộng bằng phẳng, có mương thoát nước giữa ruộng và mương xương cá hai bên; giữ nước đều mặt ruộng từ 3 – 5cm sau gieo cấy để hạn chế cỏ dại mọc.
Bón phân: Phân bón cho lúa phải đầy đủ và cân đối giữa phân vô cơ và phân hữu cơ; Cân đối giữa các nguyên tố đa lượng (N, P, K), nguyên tố trung lượng (S, Ca, Mg) và các nguyên tố vi lượng chính không thể thiếu như Fe, Cu, Co, Bo… Các nguyên tố này phải bón hợp lý, bón đúng thời điểm và đúng phương pháp,vừa tăng được sản lượng và chất lượng nông sản,vừa hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và chất lượng gạo; Bón phân theo nguyên tắc “Nặng đầu, nhẹ cuối, bổ sung giữa” và nguyên tắc 4 đúng “Đúng loại, đúng lượng, đúng lúc và đúng cách”. Bón đạm: Nặng đầu nhẹ cuối, có gia giảm theo thực trạng cây lúa giúp cây lúa để nhánh khỏe, sớm và tập trung, rút ngắn thời gian sinh trưởng; Bón lân: Bón sớm, tập trung bón lót; Bón kali: Tập trung cho đợt đón đòng, bổ sung bón lót. Sử dụng nước tưới tiết kiệm, khoa học, theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, sau sạ từ 10 -25 ngày mực nước tối thiểu 2-3 cm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh thuận lợi;
Bón phân hữu cơ để cải tạo, tăng độ phì cho đất, bón khi làm đất lần cuối. Phân chuồng hoai mục từ 5-6 tấn/ha (250-300 kg/sào) hoặc 500-600 kg/ha phân vi sinh. Nếu thiếu phân chuồng cần bón bổ sung thêm 300 – 400 kg phân hữu cơ vi sinh/ha, tùy theo chân đất và lượng phân chuồng đã có. Ngoài ra cần bón Vôi để hạn chế suy thoái đất, khử mặn, khử chua; cân bằng pH trong đất, ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất và phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ, thuốc diệt cỏ. Bón vôi cần cách ly với bón đạm và lân super. Để có hiệu quả nên bón vôi trước hoặc sau các loại phân vô cơ từ 7-10 ngày.
Cần bổ sung Phân bón lá, các nguyên tố trung lượng, vi lượng: Phun vào các giai đoạn như sau gieo 10-15 ngày, trước trổ 1 tuần, giai đoạn ngậm sữa vào chắc nhằm giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe, rút ngắn thời gian sinh trưởng, cho năng suất và chất lượng cao.
Thời kỳ lúa đứng cái, làm đòng tốt nhất sử dụng các loại phân bón giàu vi lượng (siêu vi lượng) để bổ sung vi lượng cho lúa, hạn chế hiện tượng khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Việc phun được vi lượng cho lúa sẽ làm cho cây phân hóa đòng tốt hơn, chất lượng gạo cao hơn. Phân vi lượng được coi như là chất xúc tác hoặc chất kích thích làm cho cây phát triển tốt. Cây sử dụng với 1 lượng rất ít nhưng không thể thiếu được vì nếu thiếu phân vi lượng sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của cây hoặc làm rối loạn sinh lý cây làm giảm năng suất.
Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh:Thăm đồng thường xuyên, phát hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại để có biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả. Lưu ý ở những ruộng bị ngộ độc hữu cơ có biểu hiện rễ đen, thối, có mùi hôi tanh, ít đẻ nhánh, phát triển chậm, lá vàng, xuất hiện nhiều chấm nâu... cần kịp thời rút cạn nước, sử dụng 10 kg vôi kết hợp bón phân chuồng hoai mục (hoặc phân vi sinh), sau đó phun chế phẩm siêu lân hoặc dùng Geno super để bón nhằm giải phóng khí độc trong đất, kích thích lúa ra rễ mới.
Phòng trừ sâu bệnh áp dụng bằng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, IPHM, ICM giúp giảm chi phí, bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái.
Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, không phun thuốc định kỳ, ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc hóa học nhóm có độc tính thấp, an toàn cho thiên địch và môi trường; Luân phiên sử dụng các nhóm hoạt chất khác nhau để hạn chế tình trạng kháng thuốc; Phun khi dịch hại đạt đến ngưỡng kinh tế, phun thuốc trừ bệnh khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10% và phun thuốc trừ rầy trung bình 750 con/m2 trở lên.
Lưu ý một số đối tượng sâu bệnh hại chính:
- Nhện gié: Tăng cường điều tra phát hiện sớm nhện gié, khi tỷ lệ hại từ 5% trở lên cần xử lý thuốc trừ nhện ngay bằng các loại thuốc có hoạt chất Quinalphos, Diafenthiuron, Hexythiazox...như Detect 50WP, Kinalux 25EC, Lama 50EC, Obamax 25EC...; những vùng đang bị nhện gây hại, hoặc gây hại nặng các năm trước, vùng sử dụng các giống nhiễm như ST25, HN6, Khang dân, ... nên phun thuốc phòng trừnhện trước khi lúa trổ 5-7 ngày để hạn chế thiệt hại do nhện gây ra. Để đạt hiệu quả nên phun với lượng nước thuốc đã pha tối thiểu 20 lít/ sào.
- Rầy, sâu cuốn lá nhỏ: Đối với Rầy: khi mật độ 750 con/m2 cần tiến hành phun thuốc ngay bằng các loại thuốc có hoạt chất Nitenpyram, Pymetrozine, Etofenprox,... như: Chess 50WG, Starcheck775WP, Trebon 10EC, Elsin 10EC...; Khi phun rẽ lúa thành từng băng, đi chậm và phun vào gốc lúa nơi rầy tập trung, đảm bảo lượng nước thuốc ít nhất 20 lít/sào; những ruộng có mật độ rầy quá cao thì sau 2- 3 ngày kiểm tra lại nếu mật độ vẫn cao thì phun lần 2; Đối với sâu cuốn lá nhỏ: khi mật độ khoảng 10-20 con/m2 trở lên tiến hành phun thuốc trừ sâu, phun ngay khi sâu đang ở tuổi 1-2 hoặc sau khi bướm ra rộ 5-7 ngày.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau những trận mưa giôngcần tiến hành kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bệnh. Nên phun phòng sau những trận mưa, trước khi lúa trổ bằng các loại thuốc có hoạt chất Ningnanmycin, Bronopol như Diboxylin, Starner, Bonny, Xantoxin,...
- Bệnh khô vằn: Nếu phát hiện bệnh xử lý các loại thuốc có hoạt chất Validamycin , Hexaconazole như Valydan, Vivadamy, Anvil... Hoặc các loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole+ Tricyclazole, Azoxystrobin + Difenoconazole, Difenoconazole + Propiconazole,... như Tilt supe, Newtec, Amistar Top,... để phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, khô vằn.
Ngoài ra cần áp dụng các biện pháp, phương pháp canh tác mới, các tiến bộ KHKT, mô hình liên kết như mô hình sản xuất lúa bằng phương pháp mạ khay máy cấy liên kết tiêu thụ sản phẩm, mô hình sản xuất lúa bằng phương pháp sạ cụm, sạ cụm-vùi phân, mô hình sử dụng máy bay không người lái phun thuốc BVTV, mô hình canh tác tự nhiên... nhằm giảm lượng giống gieo, giảm phân bón, giảm áp lưc sâu bệnh, giảm đổ ngã trước thời tiết bất thuận, giảm chi phí sản xuất ... từ đó tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế và tính bền vững trong sản xuất canh tác cây lúa.
Lê Tú, Trần Thuý - TTKN
- Kỹ thuật trồng Dưa Hấu trên đất không chủ động nước tưới vụ hè thu (30/05/2024)
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong canh tác nông nghiệp (30/05/2024)
- Một số bệnh trên tôm nuôi và cách phòng trị (30/05/2024)
- Biến đồng hoang thành trang trại "tiền tỉ" (29/05/2024)
- Triển vọng giống lúa Gia Lộc 35 trên đất Quảng Trị (29/05/2024)
- Cam Lộ: Hiệu quả từ mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm (29/05/2024)
- Thị xã Quảng Trị xây dựng mô hình vườn mẫu quy mô hộ gia đình (29/05/2024)
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC GIA SÚC, GIA CẦM TRONG MÙA NẮNG NÓNG (21/05/2024)
- Quản lý môi trường ao nuôi tôm (20/05/2024)
- Kỹ thuật nuôi cá Chim Vây Vàng trong ao (20/05/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 6
Hôm nay: 2882
Tổng lượt truy cập: 3.556.555