Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
- Ngày đăng: 27-06-2024
- 50 lượt xem
Sau khi được “gắn sao” OCOP, các ngành, địa phương, chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện sản phẩm để tiếp tục nâng hạng sao cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (PTNT), toàn tỉnh hiện có 138 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 43 sản phẩm 4 sao (1 sản phẩm đang đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng Trung ương đề nghị OCOP 5 sao) và 95 sản phẩm 3 sao. Với sự tham gia của 72 chủ thể, trong đó có 20 chủ thể là Hợp tác xã (HTX), 9 chủ thể là tổ hợp tác, 20 chủ thể là doanh nghiệp, 23 chủ thể là hộ sản xuất kinh doanh. Hiện nay, việc phát triển sản phẩm OCOP đã tạo được sức lan tỏa sâu rộng trong doanh nghiệp, tổ chức HTX kinh doanh... Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, định hướng phát triển sản xuất theo hướng chuyên nghiệp, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp OCOP đã chủ động thay đổi từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Qua đó, ngày càng hoàn thiện sản phẩm của đơn vị theo những yêu cầu khắt khe nhất của thị trường.
Chị Trương Thị Nhung, Giám đốc Công ty TNHH Green Globe cho biết, xót xa trước cảnh người dân phải phá bỏ những vườn chuối mật mốc đang cho thu hoạch do giá thu mua xuống thấp, năm 2021, chị đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa sản phẩm Chuối sấy dẻo Lao Bảo trở thành sản phẩm OCOP 3 sao. Những ngày đầu mới hoạt động, sản phẩm của công ty còn khá sơ sài với túi đựng thô sơ, thủ công và chưa bắt mắt. Tuy nhiên, hòa nhập với xu thế thị trường, đơn vị đã từng bước chủ động đầu tư máy móc, thay đổi mẫu mã, tạo mã QR, logo thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) cho sản phẩm. Hiện tại, mỗi ngày, Công ty của chị Nhung tiêu thụ khoảng 4 – 5 tấn chuối quả tươi của người dân trong vùng và cho ra gần 1 tấn sản phẩm. Với những lợi thế như được chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm từ nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận VietGAP, đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh, mẫu mã, bao bì đẹp mắt, ấn tượng, có điểm nhấn, sản phẩm chuối sấy dẻo của chị Nhung đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, định hướng và đưa ra những thay đổi mang tính chiến lược trong thời gian tới để sản phẩm Chuối sấy dẻo Lao Bảo tạo được ấn tượng sâu sắc hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước”, chị Nhung khẳng định.
Tại huyện Cam Lộ, sau gần 5 năm triển khai, chương trình OCOP đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai thực hiện một cách chủ động, đồng bộ, rộng khắp tại các địa phương triên địa bàn huyện. Đến nay toàn huyện đã có 35 sản phẩm được chứng nhận OCOP cấp tỉnh. Trong đó có 17 sản phẩm OCOP đạt 3 sao; 18 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 1 sản phẩm đang trình Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp Quốc gia công nhận hạng 5 sao.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Hoài Linh, các sản phẩm OCOP được xem là giải pháp quan trọng để các sản phẩm nông sản, sản phẩm lợi thế của địa phương nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất… Các sản phẩm OCOP khi được chứng nhận đã tác động rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Do đó, các doanh nghiệp, chủ thể OCOP đã mạnh dạn thay đổi, không ngừng hoàn thiện dây chuyền sản xuất, mẫu mã sản phẩm. “Huyện Cam Lộ cũng đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu cho sản phẩm OCOP. Hỗ trợ các chủ thể tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP; thúc đẩy hệ thống thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến; đặc biệt là đối với các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương. Đồng thời, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, ưu tiên các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các sản phẩm đặc sản, sản phẩm có lợi thế, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch nông thôn”, ông Linh cho biết thêm.
Theo Chi cục trưởng Chi cục PTNT Hoàng Minh Trí, chương trình OCOP đã có tác động tích cực, hiệu quả đến hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương; thúc đẩy sơ chế, chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường; hình thành các liên kết trong sản xuất và chế biến. Với việc đạt được chứng nhận OCOP đã làm cho các chủ thể có nhiều động lực phấn đấu để hoàn thiện sản phẩm, số chủ thế đăng ký tham gia chương trình ngày càng nhiều. Các sở, ngành, địa phương cũng đã chủ động trong việc hỗ trợ các chủ thể nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, từng bước đáp ứng về tiêu chuẩn kỹ thuật, hoàn thiện về bao bì sản phẩm… Nhờ đó, 100% sản phẩm đạt chứng nhận OCOP có bao bì hoàn chỉnh, phù hợp, đáp ứng các quy định của Nhà nước về nhãn hàng hóa để lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, các chủ thể còn được trợ lực tích cực về nguồn vốn; hỗ trợ về quảng bá, xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh.
Tuy nhiên, ông Trí cũng thừa nhận, bên cạnh những kết quả tích cực, chương trình OCOP vẫn đang còn gặp những điểm nghẽn. Có thể kể đến như nhiều sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh như sản phẩm từ thủy hải sản, chăn nuôi chưa được phát triển và đăng ký tham gia chương trình; chưa phát triển được sản phẩm dịch vụ du lịch, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Các sản phẩm OCOP vẫn còn gặp khó khăn trong tìm kiếm, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; số sản phẩm tham gia các chuỗi bán lẻ hiện đại, siêu thị còn ít. Ông Trí cho biết, thời gian tới, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP với việc xây dựng, triển khai dự án phát triển sản phẩm chủ lực cấp tỉnh theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu. Trong đó, tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, như: nông sản, dược liệu… Hỗ trợ triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP. Hỗ trợ các chủ thể nâng cấp công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm. Đồng thời, vận dụng cơ chế, chính sách hiện hành về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại... để thúc đẩy phát triển sản xuất ở các cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia OCOP.
Lan Anh – Trần Trang – TTKN
- Quảng Trị - Thả nuôi 30.000 con giống cá Nâu (27/06/2024)
- Quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (27/06/2024)
- Sản xuất lúa vụ hè thu 2024 - một số vấn đề cần lưu ý (30/05/2024)
- Kỹ thuật trồng Dưa Hấu trên đất không chủ động nước tưới vụ hè thu (30/05/2024)
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong canh tác nông nghiệp (30/05/2024)
- Một số bệnh trên tôm nuôi và cách phòng trị (30/05/2024)
- Biến đồng hoang thành trang trại "tiền tỉ" (29/05/2024)
- Triển vọng giống lúa Gia Lộc 35 trên đất Quảng Trị (29/05/2024)
- Cam Lộ: Hiệu quả từ mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm (29/05/2024)
- Thị xã Quảng Trị xây dựng mô hình vườn mẫu quy mô hộ gia đình (29/05/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 12
Hôm nay: 2966
Tổng lượt truy cập: 3.556.639