Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong canh tác nông nghiệp
- Ngày đăng: 30-05-2024
- 73 lượt xem
Rau, củ, quả là những thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của con người, đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Đây là nguồn cung cấp rất đa dạng các loại vitamin, khoáng chất đối với con người mà không dễ tìm thấy ở các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, hiện nay con người quá lạm dụng việc sử dụng các loại chất bảo vệ thực vật (BVTV) có chứa nhiều loại chất hóa học trong canh tác nông nghiệp đã dẫn tới tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe không những của người sử dụng các loại thực phẩm này mà những người trực tiếp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên cũng đang hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc
Trong tự nhiên, việc quá lạm dụng chất BVTV, đặc biệt là các loại chất BVTV hóa học trong quá trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đã và đang tác động một cách tiêu cực đến hệ sinh thái gây mất cân bằng và dần làm mất đi sự ổn định trong tự nhiên - kể cả khi sử dụng các loại chất BVTV có nguồn gốc tự nhiên không đúng cách. Bởi thuốc không chỉ có tác dụng giúp tiêu diệt các loài gây hại mà tác dụng phụ của thuốc cũng khiến cho các loại thiên địch, những sinh vật có lợi trong quá trình sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng. Cùng với đó, việc lạm dụng này còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường (đất, nước, không khí,...). Điều này xảy ra khi các hóa chất độc hại ngấm vào đất và dần được tích lũy ngày một nhiều trong đất. Đây là điều hết sức nguy hại cho cả đất lẫn cây trồng khi một lượng tồn chất độc dư thừa gắn kết lại với nhau lâu ngày sẽ sinh ra một hợp chất mới và thường sẽ có độc tính cao hơn cả chất ban đầu. Đất canh tác khi bị nhiễm độc sẽ dẫn tới việc phải tốn kém chi phí để cải tạo thường xuyên, hoặc nghiêm trọng hơn là không thể sử dụng cho việc trồng trọt được nữa. Không chỉ vậy, ô nhiễm tài nguyên nước do tồn dư chất BVTV cũng đang là vấn đề nhức nhối hiện nay và có thể bắt gặp tại nhiều vùng quê ở Việt Nam. Những chất có hại khi chưa ngấm được hết vào đất thì sẽ chảy tràn trên đồng ruộng, kênh rạch hay thông qua đất mà ngấm vào mạch nước ngầm. Đó là còn chưa kể đến việc các bao bì, chai lọ chứa đựng thuốc BVTV không được xử lý tốt đã vô hình chung tạo ra một loại rác thải rất khó phân hủy trong đất. Quan trọng hơn hết, việc lạm dụng chất BVTV trong quá trình canh tác nông nghiệp cũng đang gây hại đến chính sức khỏe của người nông dân trong quá trình sử dụng thuốc trên đồng ruộng và người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm nông nghiệp có tồn dư chất BVTV độc hại này. Các chất độc này có thể tác động trực tiếp đến người tiếp xúc khiến cho họ bị chóng mặt, toát mồ hôi, buồn nôn,…và nặng nề hơn cả là tử vong hay theo di truyền đến đời con cháu chúng ta. Không đâu xa, chính trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam, khoảng 80 triệu lít hóa chất khai quang - diệt cỏ khác nhau đã được quân đội Mỹ rải xuống miền nam nước ta mà đến bây giờ hậu quả của nó vẫn chưa thể được khắc phục hoàn toàn.
Hiện nay theo thống kê, Việt Nam đang là một trong những quốc gia sử dụng thuốc BVTV nhiều so với các nước trong khu vực. Trung bình trong các năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi từ 500 đến 700 triệu USD để nhập các loại thuốc BVTV. Trong số này có tới 48% là thuốc diệt cỏ, (khoảng 19 nghìn tấn), còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh (khoảng 16 nghìn tấn). Khối lượng hoạt chất thuốc BVTV mỗi năm ở Việt Nam cũng khá lớn, lên đến 2 kg trên 1 ha cây trồng, trong khi một số nước khác trong khu vực chỉ từ 0,2 đến 1kg/ha. Không những vậy, theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hiện cả nước ta có khoảng 40% nông dân đang sử dụng thuốc BVTV không tuân thủ quy tắc an toàn khi sử dụng các loại thuốc BVTV. Trong nhiều năm qua, mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp sạch, bền vững đem lại một hệ thống quản lý, sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV đã các cơ quan chức năng, các tổ chức, doanh nghiệp tại nước ta hiện thực hóa bằng nhiều hành động cụ thể.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh… trong canh tác nông nghiệp đã được coi như những giải pháp hiệu quả để dần thay thế chất BVTV có nhiều dư lượng chất hóa học. Điều này có thể bảo vệ người tiêu dùng, người sản xuất, đồng thời gia tăng và ổn định chất lượng nông sản. Ngoài ra, về mặt môi trường sinh thái, đất được tăng khả năng giữ ẩm và các hệ vi sinh vật có ích phát triển làm đất tơi xốp hơn từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng. Nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng các loại thuốc BVTV và tăng cường sử dụng các sản phẩm thay thế như hiện nay, việc nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của các loại hóa chất BVTV có lưu lượng chất hóa học, chất độc cao đối với môi trường cũng như sức khỏe con người là rất cần thiết.
Để hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất, trả lại môi trường sinh thái trong lành, giải pháp lâu dài là phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết và thay đổi tập quán của nông dân; đẩy mạnh chương trình khuyến nông, sản xuất cây trồng an toàn theo quy trình VietGAP, trước hết là ở những vùng trồng rau an toàn, cây ăn quả, nhân rộng mô hình IPM, nhất là trên cây ăn quả. Kiểm soát nghiêm ngặt việc kinh doanh, buôn bán, sản xuất và sử dụng thuốc BVTV. Xây dựng và củng cố về tổ chức, nội dung hoạt động của mạng lưới dịch vụ BVTV cơ sở. Đẩy mạnh công tác tập huấn cho cán bộ kỹ thuật cơ sở, đại lý bán thuốc BVTV và người nông dân. Tiếp tục vận động các địa phương xây dựng các bể chứa bao bì thuốc BVTV; tìm kiếm, liên kết với doanh nghiệp để xử lý bao bì… Bên cạnh đó, cần có chính sách và biện pháp khuyến khích để hỗ trợ mọi mặt trong việc sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc thế hệ mới trong sản xuất nông nghiệp...
Trần Thị Trang – TTKN
- Một số bệnh trên tôm nuôi và cách phòng trị (30/05/2024)
- Biến đồng hoang thành trang trại "tiền tỉ" (29/05/2024)
- Triển vọng giống lúa Gia Lộc 35 trên đất Quảng Trị (29/05/2024)
- Cam Lộ: Hiệu quả từ mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm (29/05/2024)
- Thị xã Quảng Trị xây dựng mô hình vườn mẫu quy mô hộ gia đình (29/05/2024)
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC GIA SÚC, GIA CẦM TRONG MÙA NẮNG NÓNG (21/05/2024)
- Quản lý môi trường ao nuôi tôm (20/05/2024)
- Kỹ thuật nuôi cá Chim Vây Vàng trong ao (20/05/2024)
- Hành trình làm giàu từ nghề nuôi cá Leo (20/05/2024)
- Tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình (05/04/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 129
Tổng lượt truy cập: 3.556.802