Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đối tượng trồng rừng sản xuất chủ yếu của là cây Keo các loại chiếm trên 80% rừng sản xuất, những năm gần đây cây Keo lai là đối tượng chủ lực. Thực trạng các HTX và người dân vẫn đang trồng rừng gỗ nhỏ với chu kỳ kinh doanh 4 - 5 năm, với mật độ dày 3.000 – 5.000 cây/ha dẫn đến hiệu quả tăng trưởng gỗ thấp, nên hiệu quả kinh tế mang lại đang còn thấp. Xu thế trồng rừng thâm canh gỗ lớn có chứng chỉ sẻ đưa đến hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 1,5 đến 2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. Tuy nhiên người trồng rừng đang còn nhiều băn khoăn về quy trình kỹ thuật áp dụng, điều kiện thiên tai ảnh hưởng đến rừng trồng khi để chu kỳ kinh doanh dài cây sẻ dễ bị ngã đỗ khi bị mưa bão, đặc biệt hiện nay hiện tượng biến đổi khí hậu khó lường, diễn biến phức tạp và tần suất ngày càng lớn trên địa ban tỉnh nên tạo sự e ngại của người dân trong áp dụng quy trình trồng rừng gỗ lớn nhiều năm, các chính sách của nhà nước về khuyến khích nhân rộng mô hình, theo chuỗi giá trị rừng trồng vì thế mà cũng gặp trở ngại khi đưa vào thực tiển...

Thấy được thực trạng còn khó khăn trong triển khai các chủ trương lớn của Nhà nước về việc thúc đẩy trồng rừng gỗ lớn, từ năm 2014 đến nay Trung tâm Khuyến nông với chức năng nhiệm vụ của mình đã đồng hành với bà con nông dân, các chính quyền cơ sở để tạo chuyển biến trong thực hiện.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về trồng rừng gỗ lớn: xây dựng các chuyên mục truyền hình phát trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh, viết các bài báo tuyên truyền trên các báo địa phương, bản tin của ngành, tuyên truyền về chủ trương chính sách của Nhà nước về việc trồng rừng gỗ lớn gắn với thực hiện chứng chỉ FSC, hướng dẫn quy trình kỹ thuật thực hiện trồng rừng thâm canh gỗ lớn; Tổ chức các hội nghị sơ kết tổng kết, hội nghị đầu bờ, các chuyến tham quan học tập đến các mô hình gỗ lớn từ đó phần nào tạo chuyển biến trong nhận thức về chuyển đổi phương án sản xuất cho bà con nông dân;

- Đào tạo tập huấn cho các HTX, người dân trồng về quy trình trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang thực hiện gỗ lớn, các bước để tham gia thực hiện chứng chỉ FSC rừng trồng, thông qua đó người dân có thể tự tin thực hiện trồng rừng gỗ lớn;

- Xây dựng các mô hình trình diễn để làm điểm tham quan học tập về trồng rừng thâm canh gỗ lớn với các đối tượng Keo lai dâm hom, Keo lai nuôi cấy mô và Keo tai tượng; mô hình chuyển hóa rừng từ rừng gỗ nhỏ sang thực hiện gỗ lớn. Thông qua các mô hình có thể đánh giá quy trình cụ thể, hiệu quả kinh tế, so sánh với các phương án sản xuất củ, phương án mới sản xuất mới để có thể áp dụng làm theo.  

Việc xây dựng các mô hình là hoạt động được chú trọng nhất, đây là những điểm trực quan sinh động để người dân trực tiếp đến tham quan học tập và làm theo, từ 2014 đến nay việc xây dựng mô hình đã đạt quy mô 275,5ha, trong đó:

- Mô hình trồng Keo lai dâm hom ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng gỗ được triển khai thực hiện từ năm 2014 đến năm 2017: 25,0ha;

- Mô hình chuyển hóa rừng keo lai, keo tai tượng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn trong giai đoạn năm 2018 đến năm 2022: 96,0ha;

- Mô hình trồng rừng gỗ lớn cây Keo lai mô và Keo tai tượng giống Úc được thực hiện giai đoạn 2019 đến năm 2022: 154,5ha (trong đó, mô hình Keo lai mô 114,5ha, mô hình Keo tai tượng Úc 40,0ha).

Cây Keo lai mô là đối tượng trồng rừng đặc biệt được chú trọng để tham mưu những chính sách thực hiện trồng rừng gỗ lớn hiện nay, vì với đặc điểm là đối tượng mang đặc điểm ưu thế của 2 loài Keo lá tràm, Keo tai tượng, cây Keo lai mô còn có những đặc điểm ưu thế riêng là có bộ rễ cộc có thể chống chịu tốt với gió bão và khả năng phát dục ra hoa đậu quả muộn hơn (từ năm thứ 4 trở đi mới bắt đầu xuất hiện cây ra hoa) nên cây sẻ tập trung dinh dưỡng cho việc phát triển sinh khối gỗ giai đoạn đầu, qua đánh giá mô hình 3 năm đầu cho thấy khả năng gỗ rừng trồng Keo lai mô sinh trưởng vượt trội trên 20% so với rừng Keo lai dâm hom đối chứng.

 

 

Phó bí thư trường trực Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang thăm mô hình gỗ lớn Keo lai mô

trồng năm 2019 do Trung tâm Khuyến nông thực hiện

Thực hiện Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025;

Thực hiện Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội Đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc quy định chính sách hỗ trợ, phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 – 2026, trong đó quy định 01 năm hỗ trợ cho các HTX, cá nhân, hộ gia đình trồng rừng gỗ lớn tối đa 1.000ha gắn với thực hiện chứng chỉ FSC, đối tượng hỗ trợ là cây Keo lai nuôi cấy mô;

Với những chủ trương, chính sách nêu trên, công tác Khuyến nông lại càng phải chú trọng để triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình là: thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện, tiếp tục xây dựng các mô hình Keo lai mô, ngoài ra đẩy mạnh vào thực hiện công tác giống chất lượng cao (ươm giống Keo lai mô), góp một phần vào sự thắng lợi của Nghị quyết và Đề án.

Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024 Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã được phê duyệt thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu”, với các nội dung cụ thể như sau:

Xây dựng mô hình vườm ươm sản xuất giống cây lâm nghiệp

- Dự án sẻ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị các vườn ươm cải tiến với diện tích vườn ươm đạt 1.000 mtrong đó: diện tích nhà ươm cây mô khoảng 230m2/nhà và vườn luyện và phụ trợ khoảng 770 m2.

- Số lượng: 03 cái/ 3 năm (mỗi năm thực hiện 01 cái).

- Địa bàn triển khai: tại các xã vùng trung du miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thuộc vùng nguyên liệu gỗ lớn.

Năm 2022, đã lựa chọn địa điểm tại HTX Lâm nghiệp bền vững Keo Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ.

- Nội dung hỗ trợ trong mô hình cho 01 vườn ươm cây giống:

+ Khung nhà giâm

+ Hệ thống che điều tiết ánh sáng phía trên

+ Hệ thống che điều tiết ánh sáng xung quanh

+ Hệ thống tưới phun sương

+ Hệ thống tưới phun mưa

+ Hệ thống luống giâm hom

+ Hệ thống bể chứa chìm

- Loại giống cây trồng và vật tư, thiết bị dự kiến áp dụng tại mô hình

          + Cây giống Keo lai mầm được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô là các dòng keo lai mô như AH1, AH7, BV16...

          + Phân bón NPK 16:16:8, phân vi sinh, phân lân.

          + Ngoài ra còn có các vật tư phục vụ kèm theo như đất để đóng bầu, vỏ bầu.

* Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm

          Dự án sẽ xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị nhằm phát triển bền vững của mô hình ươm cây giống (có sự liên kết giữa HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân + Nhà sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp) + Nhà khoa học (chuyên gia, cán bộ thực hiện Dự án) + Nhà quản lý (Sở, phòng Nông nghiệp địa phương), trong đó nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có tiềm năng về phát triển vùng gỗ lớn, tiêu thụ, chế biến gỗ xẻ.

       Sản phẩm của dự án là cây giống đủ tiêu chuẩn trồng rừng với giá thành giảm từ 30-40% so với việc mua cây giống phục vụ cho trồng rừng vùng nguyên liệu.

Công việc thực hiện cụ thể như sau:

Xây dựng 01 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết hợp tác xã với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm gồm có:

- Hội thảo xây dựng quy chế:  Xây dựng quy chế về quản lý, sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa HTX, nhóm hộ sản xuất với doanh nghiệp và các bên liên quan.

          - Hội thảo phổ biến quy chế, xúc tiến quảng bá tiêu thụ sản phẩm.

* Đào tạo, tập huấn ngoài mô hình

- Số lớp: 9 lớp (05 lớp năm 2022, 04 lớp năm 2024)

- Số lượng: 270 nông dân tham gia (30 người/lớp)

        - Thời gian 2 ngày/lớp (1 ngày lý thuyết, 1 ngày thực hành)

- Đối tượng: là các hộ dân không tham gia trực tiếp mô hình có nguyện vọng thực hiện mô hình.

- Nội dung tập huấn:

Kỹ thuật vườn ươm cây giống chất lượng cao; kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn gắn với thực hiện chứng chỉ trồng rừng FSC/PEFC/CFCS đảm bảo chất lượng sản phẩm rừng trồng gỗ lớn nguyên liệu chế biến và xuất khẩu.

Thông tin tuyên truyền

- Viết tin bài quảng bá mô hình: 8 bài viết/3 năm.

- Xây dựng được 01 video phóng sự về mô hình phát trên truyền hình địa phương, thực hiện năm 2024.

- Hội thảo quảng bá mô hình: 01 cuộc, thực hiện năm 2022.

- Hội nghị sơ kết/tổng kết mô hình, tham quan nhân rộng mô hình: 03 cuộc/3 năm.

- Pa nô quảng bá mô hình:  xây dựng 06 bảng Pa nô tuyên truyền tại các điểm mô hình vườn ươm.

- Hội nghị tổng kết cho đại biểu tiêu biểu của các tỉnh tham gia thực hiện vào năm cuối của dự án.

Sau khi Dự án hoàn thành, sẻ đóng góp một phần vào sự thành công chung của việc trồng rừng gỗ lớn vùng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn chế biến và xuất khẩu, như Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra “Đưa tỉnh Quảng Trị trở thành một trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung

Phan Ngọc Đồng

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 98

Tổng lượt truy cập: 3.561.135