Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Quảng Trị có bờ biển dài hơn 75 km, ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ, ngư trường tỉnh ta được đánh giá là nơi có nguồn lợi thủy sản dồi dào. Trong những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, do việc đánh bắt quá mức trong thời gian gần đây đang khiến trữ lượng thủy sản có dấu hiệu giảm sút. Trước tình hình đó, các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản.

Quảng Trị có bờ biển dài hơn 75 km, ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ, ngư trường tỉnh ta được đánh giá là nơi có nguồn lợi thủy sản dồi dào. Trong những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, do việc đánh bắt quá mức trong thời gian gần đây đang khiến trữ lượng thủy sản có dấu hiệu giảm sút. Trước tình hình đó, các ngành chức  năng đã có nhiều giải pháp nhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản.

Chính sách phát triển thủy sản

Hiện tỉnh Quảng Trị có 2.882 chiếc với tổng công suất 142.418 CV tàu thuyền khai thác thủy sản, trong đó các phương tiện khai thác thủy sản có chiều dài dưới 12m có 2.465 chiếc (chiếm khoảng 85% tổng số tàu thuyền), chủ yếu khai thác trong vùng nước ven bờ đã gây áp lực lớn cho nguồn lợi thủy sản. Với ngư trường rộng hơn 8.400 km2 nối vịnh Bắc Bộ với Biển Đông, trữ lượng hải sản ước tính khoảng 60.000 tấn/năm. Đặc biệt có đảo Cồn Cỏ được xem là vựa cá cơm của khu vực miền Trung, hàng năm thu hút hàng trăm tàu cá trong và ngoài tỉnh về đánh bắt. Sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh trong năm 2021 đạt 27.311 tấn. Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế biển; trong đó chú trọng triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi đánh bắt xa bờ, như Quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích khai thác hải sản ở vùng biển xa và Nghị định 67/NĐ-CP, Nghị định 17/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Đến nay có 25/32 tàu cá đóng mới hoàn thiện gồm 17 tàu vỏ thép, 7 tàu vỏ gỗ và 1 tàu vỏ composite và đưa vào hoạt động có hiệu quả; có 93 tàu cá tiến hành nâng cấp trang thiết bị, ngư cụ, vỏ tàu, máy tàu góp phần vươn khơi đánh bắt có hiệu quả, đồng thời nâng cao đội tàu khai thác xa bờ của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã hỗ trợ các chủ tàu thành lập được trên 110 tổ, đội sản xuất trên biển với trên 2.600 ngư dân tham gia. Mô hình này đã giúp cho các ngư dân yên tâm cùng nhau vươn khơi bám biển, khai thác hải sản, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau hiệu quả hơn. 

 

Khai thác đi đối với bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ

Những năm gần đây, nhiều ngư dân trong tỉnh đã thay đổi nhận thức từ khai thác thủy sản gần bờ sang đánh bắt xa bờ, bám biển dài ngày. Vừa tăng thu nhập, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngư dân vẫn đang lén lút sử dụng các hình thức khai thác thủy sản có tính hủy diệt như sử dụng mắt lưới không đúng kích cỡ, sử dụng xung điện, chất nổ… Đặc biệt là việc ngư dân các tỉnh xung quanh di chuyển đến vùng biển của tỉnh ta đánh bắt bằng tàu giã cào không đúng vùng, đúng tuyến, sử dụng mắt lưới có kích cỡ nhỏ, Làm tăng thêm nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Để ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt. Năm 2021, Chi cục Thủy sản đã tiến hành đã tổ chức 32 chuyến tuần tra (24 chuyến biển, 08 chuyến nội đồng), kiểm tra hơn 400 lượt tàu thuyền, xử phạt 21 vụ vi phạm, với số tiền 72,5 triệu đồng. Về phía lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tăng cường tuần tra, kiểm soát; kiên quyết không cho các phương tiện ra khơi khi chưa đủ các thủ tục giấy tờ, trang thiết bị theo quy định; Tiến hành kiểm tra hơn 550 lượt tàu thuyền, xử lý 23 tàu cá vi phạm không có giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép khai thác thủy sản hết hạn, tàu lưới kéo hoạt động sai vùng với số tiền 199 triệu đồng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho ngư dân các xã vùng biển về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gắn khai thác với bảo vệ ngư trường, đồng thời xây dựng nội dung tuyên truyền về tác hại, nguy hiểm, các hình thức xử lý, trách nhiệm hình sự đối với hoạt động sử dụng trái phép vật liệu nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản. Chi cục Thuỷ sản  phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình, Báo Quảng Trị tổ chức thực hiện các chuyên mục tuyên truyền về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo qui định. Đồng thời, đã viết 07 bài tuyên truyền về chống khai thác IUU trên bản tin nông nghiệp; chủ trì phối hợp với UBND các huyện, xã, thị trấn và Đồn Biên phòng ven biển tổ chức chức 04 Hội nghị, tuyên truyền, hướng dẫn về chống khai thác IUU cho hơn 160 đại biểu là các chủ tàu, thuyền trưởng, cán bộ thôn, xã liên quan; đã phát hơn 5.000 tờ rơi tuyên truyền về pháp luật thủy sản, Bản đồ hướng dẫn vùng khai thác trên biển, các quy định về ranh giới vùng biển; 1.000 sổ tay hướng dẫn người đi biển; 1.000 tờ rơi cảnh báo hàng hải cho các thuyền trưởng, chủ tàu cá và 1.000 tờ rơi quy định về lao động trong khai thác thủy sản. Phối hợp với Đài Truyền hình và Báo Quảng Trị để xây dựng 04 chuyên mục tuyên truyền về Luật Thủy sản năm 2017 và 07 bài viết tuyên truyền về Luật Thủy sản và các quy định chống khai thác bất hợp pháp IUU; nghiêm cấm khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài cho các chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân; cán bộ địa phương, các Đồn, Trạm kiểm soát Biên phòng, Ban Quản lý Cảng cá và các tổ đội sản xuất trên biết; tổ chức hướng dẫn ghi nhật ký khai thác thủy sản cho 700 lượt chủ tàu, thuyền trường, thuyền viên có công suất trên 250 cv. Thông qua công tác tuyên truyền, ý thức của ngư dân từng bước được nâng lên trong việc khai thác phải đi đôi với bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản; một số ngư dân đã tham gia tố giác, hỗ trợ tích cực các lực lượng chức năng kiểm tra ngăn chặn, xử lý tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các loại chất nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản trái phép.

Tuy nhiên, do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận ngư dân còn hạn chế, nhất là vì lợi ích kinh tế trước mắt nên một số ngư dân vẫn cố tình, lén lút sử dụng trái phép chất nổ để đánh bắt thủy sản ở vùng biển ven bờ.  Tình trạng các tàu lưới kéo khai thác không đúng vùng, đúng tuyến, sử dụng sai kích cỡ mắt lưới vẫn còn xảy ra...

Một trong những giải pháp trọng tâm của Chi cục Thủy sản trong thời gian tới đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong ngư dân về tác hại của việc sử dụng trái phép vật liệu nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản, hủy diệt môi trường sinh thái, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; các sở, ngành, cơ quan liên quan và chính quyền các địa phương ven biển cần tăng cường phối hợp quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động tàu cá khi đi sản xuất trên biển. Kiên quyết truy quét, bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định hiện hành các trường hợp sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản, kể cả các sản phẩm thủy sản khai thác bằng phương tiện, hình thức này, tạo sự chuyển biến tích cực, ổn định tình hình trên biển. Đối với tình trạng các tàu lưới kéo ngoại tỉnh lén lút khai thác gần bờ cần tăng cường sự có mặt thường xuyên của các lực lượng chức năng để tuần tra kiểm soát trên biển, nhất là khu vực biển ven bờ khi vào mùa vụ cá nổi xuất hiện; Thực hiện tháng hành động chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định… tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tàu cá trên biển tại cảng, giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển thông qua hệ thống giám sát hành trình để phát hiện tàu cá khai thác sai vùng biển, đề xuất thực hiện chính sách chuyển đổi sinh kế đối với tàu cá khai thác cá nghề mang tính hủy diệt, xâm hại đến môi trường, nguồn lợi thủy sản; đề xuất thực hiện dự án thả rạn nhân tạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thực hiện chính sách khuyến khích tàu thuyền tham gia khai thác xa bờ, găn bảo vệ tổ quốc... Đồng thời, đề nghị lực lượng Bộ đội Biên phòng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kiên quyết không cho các phương tiện ra khơi khi chưa đủ các thủ tục giấy tờ, các trang thiết bị theo đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ trái phép, khai thác thủy hải sản trái phép, sai vùng biển quy định.

                                                                                                                                                                                  Lê Đức Thắng - Chi cục Thủy sản

 

Đang truy cập: 4

Hôm nay: 811

Tổng lượt truy cập: 3.220.968