Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
KHUYẾN NÔNG VỚI CÔNG TÁC TRỒNG RỪNG GỖ LỚN VÙNG NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU
- Ngày đăng: 29-11-2022
- 250 lượt xem
Hiện nay công tác trồng rừng gỗ lớn rất được chú trọng đẩy mạnh thực hiện nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong trồng rừng, phục vụ chế biến sâu sản phẩm gỗ rừng trồng mà hiện nay nguyên liệu đang là vấn đề lớn nguồn cung không đủ cầu để hướng đến thị trường xuất khẩu. Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2020 – 2025, đã đề ra “nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng, ưu tiên và chuyển mạnh sang trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn Quốc tế FSC, gắn doanh nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi giá trị. Hàng năm, trồng mới rừng tập trung đạt 6.500 - 7.000 ha; duy trì độ che phủ rừng ổn định 50%. Đưa tỉnh Quảng Trị trở thành một trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung”.
Định hướng này đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND Tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ, phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 – 2026, trong đó quy định 01 năm hỗ trợ cho các HTX, cá nhân, hộ gia đình trồng rừng gỗ lớn tối đa 1.000ha gắn với thực hiện chứng chỉ FSC; UBND Tỉnh đã nỗ lực tham mưu Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa tỉnh Quảng Trị vào thí điểm phát triển vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu và đã được phê duyệt tại Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 và đã được UBND Tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện (kế hoạch 106 ngày 31/5/2022).
Để đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng gỗ lớn vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đề xuất và được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt thực hiện dự án “Xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu”, phê duyệt tại Quyết định 697/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Danh mục dự án Trung ương giai đoạn 2022 – 2024, với các nội dung cụ thể:
- Xây dựng mô hình vườm ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp chất lượng cao (cây Keo lai mô): với số lượng 03 cái/3 năm (từ năm 2022 đến năm 2024 mỗi năm thực hiện 01 cái), với năng lực sản xuất đạt 500.000 cây giống/năm.
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm: sẽ xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị nhằm phát triển bền vững của mô hình ươm cây giống (có sự liên kết giữa HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân + Nhà sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp) + Nhà khoa học (chuyên gia, cán bộ thực hiện Dự án) + Nhà quản lý (Sở, phòng Nông nghiệp địa phương), trong đó nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có tiềm năng về phát triển vùng gỗ lớn, tiêu thụ, chế biến gỗ xẻ.
- Đào tạo, tập huấn ngoài mô hình: Kỹ thuật vườn ươm cây giống chất lượng cao; kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn gắn với thực hiện chứng chỉ trồng rừng bền vững FSC/PEFC/CFCS, với số lượng 9 lớp cho 270 thành viên HTX và nông dân trồng rừng tham gia để nâng cao kỹ năng và kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ trong giai đoạn 2022 - 2024.
Tập huấn nhân rộng mô hình Dự án xây dựng vườn ươm cây giống lâm nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu
Công việc đào tạo tập huấn và tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng, khi mà thị trường gỗ có nhiều biến động, giá gỗ dăm tăng cao (cao hơn cả giá gỗ xẽ), làm công tác tuyên truyền phát triển gỗ lớn gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm vùng nguyên liệu gỗ nguyên liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT và kế hoạch thực hiện Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, rừng gỗ lớn có chứng chỉ của Tỉnh Quảng Trị vì vậy mà cũng giảm số lượng đáng kể. Trong khuôn khổ kế hoạch của dự án năm 2022, trong tháng 10 năm 2022, Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành tổ chức 05 lớp tập huấn cho 150 hộ sản xuất rừng trồng của tỉnh Quảng Trị, với các nội dung:
Thông qua kế hoạch hoạch triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 – 2025 của Tỉnh Quảng Trị và tuyên truyền thực hiện Đề án. Thông tin về dự án “Xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu”, giới thiệu quy trình sản xuất cây giống chất lượng cao và địa chỉ nguồn giống người dân có thể liên hệ để hợp tác.
Thông qua các lớp tập huấn đã chuyển tải đến các hộ dân trồng rừng Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam, từ đó áp dụng vào thực hiện, gỗ rừng trồng ứng dụng tiêu chuẩn FSC thì có thể nâng cao giá trị lên trên 20% và thực hiện gỗ lớn sẻ đưa hiệu quả trồng rừng lên gấp 1,5 - 2 lần so với tổng 2 chu kỳ trồng rừng gỗ dăm.
Xác định trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ sẻ đưa đến giá trị bền vững trong trồng rừng thâm canh, thị trường hiện nay tuy có biến động nhưng đó là những giá trị nhất thời, nhưng đến một giai đoạn nhất định thì mọi sản phẩm gỗ (kể cả gỗ dăm) đều đòi hỏi phải thực hiện chứng chỉ rừng mới có thể đưa vào chế biến và xuất khẩu.
Tại các lớp tập huấn cũng đã hướng dẫn cho người trồng rừng cách thức tham gia hội Chứng chỉ rừng, cách thực hiện các bước để tham gia chứng chỉ rừng và hướng dẫn cách lập hồ sơ tham gia chứng chỉ rừng từ đó các hộ trồng rừng có thể tự tin để thực hiện trồng rừng có chứng chỉ.
Thông qua lớp tập huấn đã tuyên truyền đến người dân những lợi ích, hiệu quả khi tham gia chứng chỉ rừng để tạo lòng tin và sự mạnh dạn để ứng dụng thực hiện.
Một tồn tại rất lớn hiện nay rất khó để chuyển đổi từ rừng gỗ nhỏ sang thực hiện gỗ lớn đó là mật độ trồng rừng của đại đa số người dân Quảng Trị đang thực hiện rất dày từ 3.000 – 5.000 cây/ha (thâm chí có hộ thực hiện mật độ trên 5.000 cây/ha) cho mục đích gỗ nhỏ, vì vậy ngoài tuyên truyền thực hiện chứng chỉ rừng thì việc trước mắt là phải tuyên truyền cho được người dân ứng dụng đảm bảo về quy trình mật độ trồng rừng trong khoảng 1.650 cây/ha đến dưới 2.000 cây/ha khi đó mới có thể chuyển đổi phương án sản xuất sang gỗ lớn.
Tham quan hiện trường lớp tập huấn
Ngoài ra, để có những cánh rừng chất lượng cao thì tuyên truyền đến người dân ứng dụng cây Keo lai nuôi cấy mô vào trồng rừng gỗ lớn sẻ hạn chế được hiện tượng ngã đổ do gió bão, nâng cao sinh khối và nâng cao chất lượng gỗ khi đưa vào chế biến và xuất khẩu.
Để thực hiện tháo gỡ những vướng mắc này thì đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng quản lý lâm nghiệp các cấp phải tuyên truyền, hướng dẫn được người dân thực hiện, đặc biệt là vào cuộc tích cực của lực lượng Khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở tuyên truyền hướng dẫn cho người dân thực hiện quy trình trồng rừng đạt chuẩn đ thực hiện gỗ lớn, bằng việc tiếp tục xây dựng các mô hình trồng rừng gỗ lớn, mô hình chuyển hóa rừng từ gỗ nhỏ sang thực hiện gỗ lớn, mô hình vườn ươm giống chất lượng cao, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và trực tiếp về cơ sở để vận động người dân thực hiện quy trình trồng rừng gỗ lớn để làm thế nào người dân nâng cao nhận thức và đồng thuận làm theo.
Phan Ngọc Đồng
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị
- KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI MÔN SÁP VÀNG (30/11/2022)
- ĐẨY MẠNH TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (30/11/2022)
- TRÁI NGỌT TỪ NỔ LỰC THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRỒNG CAM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NĂM 2018 CỦA DỰ ÁN KNTW TẠI XÃ CAM THÀNH, CAM LỘ (30/11/2022)
- HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI CÁ DÌA TRONG AO THẤP TRIỀU NUÔI TÔM KÉM HIỆU QUẢ (30/11/2022)
- KHUYẾN NÔNG VỚI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG THÂM CANH GỖ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (30/11/2022)
- LỄ TRAO TẶNG HUY HIỆU 30 NĂM TUỔI ĐẢNG CHO ĐẢNG VIÊN THUỘC ĐẢNG BỘ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (30/11/2022)
- LẦN ĐẦU TIÊN QUẢNG TRỊ MỞ LỚP TẬP HUẤN SỬ DỤNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI CHO NÔNG DÂN (30/11/2022)
- TÌM GIẢI PHÁP TIÊU THOÁT LŨ HẠ LƯU SÔNG Ô LÂU (30/11/2022)
- HIỆU QUẢ TỪ VIỆC DU NHẬP CÁC ĐỐI TƯỢNG NUÔI MỚI (30/11/2022)
- PHƯƠNG PHÁP Ủ CHUA THỨC ĂN ĐỂ DỰ TRỮ CHO TRÂU, BÒ TRONG MÙA ĐÔNG (30/11/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 5
Hôm nay: 2226
Tổng lượt truy cập: 3.561.033