Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Sau khi Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 18/3/2002 về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” đến nay, Tỉnh ủy Quảng Trị đã triển khai thực hiện nghị quyết với việc ban hành nhiều chương trình hành động, chỉ thị để chỉ đạo triển khai thực hiện.

Sau khi Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 18/3/2002 về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” đến nay, Tỉnh ủy Quảng Trị đã triển khai thực hiện nghị quyết với việc ban hành nhiều chương trình hành động, chỉ thị để chỉ đạo triển khai thực hiện.

Đã tổ chức 3 hội nghị sơ kết, tổng kết (5 năm, 10 năm, 15 năm), 02 đợt tổ chức tuyên truyền quán triệt Nghị quyết 13 và Luật Hợp tác xã từ cán bộ, Đảng viên cấp tỉnh đến cơ sở, các Hợp tác xã; tập trung chỉ đạo chuyển mô hình hoạt động các HTX theo Luật HTX 2003 và Luật HTX 2012, Tỉnh ủy ban hành trên 4 Chương trình hành động và kết luận, trên 20 Chương trình, kết luận của huyện ủy, thành ủy, 02 Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và hàng chục văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh. Đặc biệt, trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng HTX kiểu mới cấp tỉnh, trọng tâm là ban hành Quyết định số 2299/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về tiêu chí phân loại và đánh giá Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017- 202(là tỉnh duy nhất trong cả nước ban hành bộ tiêu chí HTX kiểu mới cấp tỉnh).

Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW và 10 năm triển khai Luật HTX 2012, lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực để ngày càng phù hợp với tình hình phát triển và hội nhập. Các HTX từ chỗ chỉ tổ chức các khâu dịch vụ mang tính phục vụ (điều hành sản xuất, thủy lợi…) đã chuyển sang mở rộng thêm các dịch vụ thương mại (vật tư đầu vào, tín dụng nội bộ…) và đến giai đoạn hiện nay, sau khi các HTX tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX 2012, các HTX đã mạnh dạn đầu tư tổ chức các dịch vụ sơ chế, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng (ISO, HACAP, hữu cơ), tập trung xây dựng sản phẩm chủ lực theo hướng sản phẩm OCOP, có liên kết, có thương hiệu thị trường... Đây là những tiền đề quan trọng để tiến tới thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng các mô hình nông nghiệp thông minh cho giai đoạn tới. 

Với kết quả đó, đến nay tỉnh Quảng Trị có 290 hợp tác xã nông nghiệp và 01 liên hiệp HTX NN với hơn 71.500 thành viên, chia làm 02 nhóm chủ yếu gồm nhóm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp (chiếm 77%) và nhóm HTX chuyên ngành (23%). Doanh thu bình quân 1,2 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 120 triệu đồng/năm/HTX, hơn 50% HTX xếp loại khá, tốt, 51 HTX đạt tiêu chí HTX kiểu mới cấp tỉnh. Nhiều Hợp tác xã sau chuyển đổi, HTX thành lập mới đã phát huy vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực sản phẩm OCOP của địa phương.

 khoảng 15% hợp tác xã có tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các Doanh nghiệp với HTX, THT và người sản xuất trên địa bàn. Điển hình như HTX Nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong (52 ha lúa, gạo liên kết), HTX Tây Vĩnh Thủy (70 ha liên kết chanh leo). Có 13% sản phẩm OCOP của tỉnh được chứng nhận cho chủ thể là HTX nông nghiệp, trong đó tỷ lệ sản phẩm OCOP đạt 4 sao của HTX chiếm 28% so với sản phẩm của toàn tỉnh trong giai đoạn 2019-2020. Có 17 HTX có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực trên nhưng lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Các HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ tăng trưởng còn thấp, đa số HTX quy mô hoạt động nhỏ (hơn 80% quy mô thôn), năng lực nội tại còn yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, sự liên kết, hợp tác giữa các HTX với nhau và với các loại hình kinh tế khác còn yếu; chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh còn thấp, thiếu ổn định, trình độ nguồn nhân lực HTX còn thấp, thiếu đội ngũ cán bộ trẻ kế thừa. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, vai trò, giá trị của mô hình HTX kiểu mới, có nơi thì buông lỏng, có nơi can thiệp sâu vào hoạt động của HTX. Một số cơ chế, chính sách triển khai thiếu đồng bộ  nguồn lực hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể còn quá ít so với nhu cầu, vẫn còn nhiều HTX có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa có sự nhạy bén, năng động linh hoạt trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, Luật HTX năm 2012 đã bọc lộ nhiều hạn chế cần phải sớm sửa đổi.

Để khắc phục những hạn chế trên, trong giai đoạn 2021 - 2025, Quảng Trị xác định tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, nhất là nâng cao vai trò của HTX trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung xây dựng phát triển HTX kiểu mới, hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao và phát triển bền vững, mở rộng quy mô (quy mô toàn xã); sản xuất gắn với chế biến và ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật mới tiên tiến, tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng, có thương hiệu mang tính đặc thù của địa phương, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ kinh tế cá thể và tổ chức tham gia vào phát triển kinh tế tập thể, HTX.

                                                                                                   Bài: Hoa Lệ - Chi cục PTNT

Đang truy cập: 6

Hôm nay: 1497

Tổng lượt truy cập: 3.216.747