Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10 tháng 4 năm 2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển ngành thủy sản (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 32 – CT/TW); Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ về Chương trình hành động và Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 52/NQ-CP) và Công văn số 424-CV/BCSĐ ngày 21 tháng 6 năm 2024 của Ban Cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 32 – CT/TW Ban Bí thư.

       

   Căn cứ vào tình hình thực tế tàu cá hoạt động trên ngư trường Cồn Cỏ, phạm vi Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ và vùng đệm; việc chấp hành các quy định của ngư dân trong hoạt động khai thác thủy sản. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch triển khai đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm vào Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ  năm 202như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời các vấn đề liên quan đến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (chống khai thác IUU) vào các Phân khu chức năng và vùng đệm Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ trực tiếp đến với tổ chức, cá nhân trong khai thác thủy sản.

- Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm quản lý hoạt động nghề cá; phòng ngừa, ngăn chn, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại; chống khai thác IUU; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ tài nguyên môi trường biển; quản lý, bảo vệ Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.

- Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chống khai thác IUU.

- Thông qua đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định về chống khai thác IUU; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về chống khai thác IUU.

- Đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức chỉ đạo, điều hành lực lượng từ Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, Chi cục Thuỷ sản, Đồn Biên phòng Cồn Cỏ và Công an huyện đảo Cồn Cỏ theo Quy chế số 01/QCPH-BQLKBTBĐCC-CCTS-ĐBPCC-CAHĐCC ký ngày 24/8/2023 (sau đây gọi tắt là Quy chế phối hợp liên ngành) trong triển khai thực hiện kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn.

2. Yêu cầu

- Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong quá trình tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm tra và kiểm soát tàu cá; chuẩn bị lực lượng, phương tiện và cơ sở vật chất để đảm bảo phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra và kiểm soát đạt kết quả tốt.

- Xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm pháp luật, không chấp hành sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, không chấp hành các quy định về chống khai thác IUU.

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những hành vi vi phạm về chống khai thác IUU.

- Trong quá trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác chống khai thác IUU.

- Triển khai tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm vào Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ” năm 2024, bảo đảm đúng yêu cầu của Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU và UBND tỉnh Quảng Trị.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐỢT CAO ĐIỂM

  1. Xác định phạm vi, khu vực trọng điểm

1.1. Phạm vi: Toàn bộ vùng biển thuộc Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (4.532 ha) và vùng đệm bên ngoài Khu bảo tồn biển có độ rộng 300 – 500 m, tính từ ranh giới phía ngoài phân khu dịch vụ hành chính.

1.2. Khu vực trọng điểm:

a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Có diện tích 534 ha, được tính từ mép nước chân đảo (mức thủy triều thấp nhất) ra phía ngoài từ 400 - 700 m tùy thuộc vào phân bố của các rạn san hô và đến độ sâu tối đa 15 m nước. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm 2 Tiểu phân khu:

Tiểu phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1 có diện tích 480 ha, là vùng biển phía Tây Nam đảo (Bến Đá Đen) đến phía Tây Bắc đảo (Bến Hà Đông), được giới hạn bởi các ký hiệu tọa độ địa lí từ NN1 đến NN6.

Ranh giới phía ngoài của Tiểu phân khu này được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý như sau:

STT

Ký hiệu

Tọa độ địa lý

Vĩ độ Bắc (N)

Kinh độ Đông (E)

1

NN1

17°09'35''

107°19'36''

2

NN2

17°09'46''

107°19'01''

3

NN3

17°10'17''

107°19'11''

4

NN4

17°10'39''

107°19'47''

5

NN5

17°10'40''

107°20'35''

6

NN6

17°09'55''

107°21'22''

Tiểu phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2 có diện tích 54 ha: Là vùng biển phía Đông Nam đảo (Bến Tranh) đến phía Đông Bắc đảo (Bến Nghè) được ký hiệu tọa độ địa lí từ NN7 đến NN9. Ranh giới phía ngoài của Tiểu phân khu này được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý như sau:

STT

Ký hiệu

Tọa độ địa lý

Vĩ độ Bắc (N)

Kinh độ Đông (E)

1

NN7

17°09'01''

107°20'48''

2

NN8

17°08'59''

107°20'19''

3

NN9

17°09'01''

107°19'57''

b) Phân khu phục hồi sinh thái: được tính từ mép đường ranh giới của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ra phía ngoài khoảng từ 1.000 1.700 m, tùy thuộc vào phân bố của các rạn san hô và đến độ sâu 14 - 20 m nước. Diện tích của Phân khu phục hồi sinh thái là 1.392 ha và được chia thành 2 tiểu phân khu

Tiểu phân khu phục hồi sinh thái 1 có diện tích 1.226 ha là vùng biển phía Bắc đảo được ký hiệu từ ST1 đến ST5. Ranh giới phía ngoài của Tiểu phân khu này được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý như sau:

STT

Ký hiệu

Tọa độ địa lý

Vĩ độ Bắc (N)

Kinh độ Đông (E)

1

ST1

17°09'35''

107°18'19''

2

ST2

17°10'44''

107°18'19''

3

ST3

17°11'30''

107°20'17''

4

ST4

17°11'12''

107°21'49''

5

ST5

17°10'02''

107°22'07''

+ Tiểu phân khu phục hồi sinh thái 2 có diện tích 166 ha, là vùng biển phía Bắc đảo được ký hiệu từ ST6 đến ST9. Ranh giới phía ngoài của Tiểu phân khu này được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý như sau:

STT

Ký hiệu

Tọa độ địa lý

Vĩ độ Bắc (N)

Kinh độ Đông (E)

1

ST6

17°09'16''

107°20'49''

2

ST7

17°08'46''

107°20'43''

3

ST8

17°08'39''

107°19'54''

4

ST9

17°08'58''

107°19'34''

2. Xác định một số hành vi vi phạm chính

 a) Vi phạm về quản lý Khu bảo tồn biển: Quy định tại Điều 9, Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

b) Vi phạm quy định về vùng khai thác: Quy định tại Điều 21, Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

c) Vi phạm quy định về giấy phép khai thác: Quy định tại Điều 23, Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

d) Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thuỷ sản: Quy định tại Điều 28, Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

        e) Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tốt để khai thác thuỷ sản:.Quy định tại Điều 29, Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

        f) Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực thuỷ sản: Quy định tại Điều 43, Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

3. Tình huống giả định và phương án xử lý

a) Tình huống 1: Lực lượng tuần tra, kiểm soát phát hiện các phương tiện neo đậu không đúng nơi quy định (Neo đậu trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và Phân khu phục hồi sinh thái).

Xử lý tình huống:

- Nếu chủ phương tiện vi phạm lần đầu do chưa được tuyên truyền thì tuyên truyền, nhắc nhở và yêu cầu đưa phương tiện đến nơi được phép neo đậu để neo đậu.

- Nếu kiểm tra xét thấy chủ phương tiện đã cố tình vi phạm khi trước đó đã được tuyên truyền thì tiến hành các bước xử lý vi phạm về quản lý Khu bảo tồn biển theo Điều 9, Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

b) Tình huống 2: Lực lượng tuần tra, kiểm soát  phát hiện các phương tiện neo đậu trong khu vực được phép nhưng có tàng trữ, sử dụng chất cấm, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tốt để khai thác thuỷ sản thì tiến hành xử lý theo Quy định tại

Xử lý tình huống: Thực hiện theo Quy định tại Điều 29, Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

c) Tình huống 3: Lực lượng tuần tra, kiểm soát phát hiện các phương tiện khai thác thuỷ sản trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và Phân khu phục hồi sinh thái.

Xử lý tình huống:

- Nếu là vi phạm lần đầu, không cố ý do chưa nắm được thông tin về Khu bảo tồn biển, tuỳ tình hình thực tế về nghề khai thác đang thực hiện, số lượng, trọng lượng thuỷ hải sản đã được khai thác và các tình tiết giảm nhẹ để ra Quyết định xử phạt hay không.

- Nếu chủ phương tiện và thuyền viên đã cố tình vi phạm khi trước đó đã được Ban Quản lý và các đơn vị phối hợp tuyên truyền thì tiến hành xử phạt theo Quy định tại Điều 9, Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản.

- Đồng thời đề nghị các đơn vị tham gia theo Quy chế phối hợp căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, căn cứ vào điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện để hỗ trợ Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ trong việc di lý, giữ người, phương tiện và tang vật vi phạm trong thời gian Ban Quản lý chủ trì lập biên bản trình các cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo đúng quy định, đảm bảo đúng tội và toàn cho người thực thi nhiệm vụ cũng như đối tượng vi phạm đang trong thời gian xử lý.

Các đơn vị tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo tinh thần của Quy chế phối hợp liên ngành đã ký giữa các đơn vị. Công tác phối kết hợp giữa các đơn vị trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến Khu bảo tồn biển phải kịp thời, đồng bộ; thường xuyên giữ liên lạc, thông tin, phản hồi trong xử lý các tình huống.

4. Phương tiện sử dụng

Tàu Kiểm ngư, số đăng ký VN.0099.KN của Chi cục Thủy sản và Tàu tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản, số hiệu KN-643-QT của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.

5. Thành phần tham gia đoàn thanh tra liên ngành.

- Lực lượng Sở Nông nghiệp và PTNT (Thanh tra Sở, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ và Chi cục Thủy sản).

- Lực lượng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (Đồn Biên phòng Cồn Cỏ) tham gia phối hợp.

- Lực lượng Công an tỉnh (Công an huyện đảo Cồn Cỏ) tham gia phối hợp.

6. Phạm vi

Toàn bộ vùng biển thuộc Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (4.532 ha) và vùng đệm bên ngoài Khu bảo tồn biển có độ rộng 300 – 500 m, tính từ ranh giới phía ngoài phân khu dịch vụ hành chính.

 

III. THỜI GIAN TRIỂN KHAI

Từ ngày 05/8/2024- 20/9/2024.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ

- Chủ trì phối hợp với Chi cục Thủy sản, Đồn Biên phòng Cồn Cỏ và Công an huyện đảo Cồn Cỏ thực hiện và duy trì thường xuyên công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên toàn bộ vùng biển thuộc Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (4.532 ha) và vùng đệm bên ngoài Khu bảo tồn biển có độ rộng 300 – 500 m, tính từ ranh giới phía ngoài phân khu dịch vụ hành chính, nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các các trường hợp vi phạm về chống khai thác IUU.

- Sử dụng phương tiện tàu tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản, số hiệu KN-643-QT của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, với tần suất 2-3 ngày/chuyến/tuần (kể cả tuần tra, kiểm tra, kiểm soát vào ban đêm).

- Kiểm tra, bảo dưỡng và chuẩn bị nhiên liệu trên tàu tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản, số hiệu KN-643-QT để chuẩn bị tốt cho công tác tuần tra, kiểm tra và kiểm soát.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức làm việc với chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá.

2. Chi cục Thuỷ sản

- Phối hợp, cử 02 (hai) cán bộ lực lượng Phòng Kiểm ngư tham gia với Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, Đồn Biên phòng Cồn Cỏ và Công an huyện đảo Cồn Cỏ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên toàn bộ vùng biển thuộc Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (4.532 ha) và vùng đệm bên ngoài Khu bảo tồn biển có độ rộng 300 – 500 m, tính từ ranh giới phía ngoài phân khu dịch vụ hành chính, nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các các trường hợp vi phạm về chống khai thác IUU.

- Sử dụng tàu Kiểm ngư, cùng với tàu tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản, số hiệu KN-643-QT của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, với tần suất 1-2 buổi/chuyến/tháng (kể cả tuần tra, kiểm tra, kiểm soát vào ban đêm).

- Kiểm tra, bảo dưỡng và chuẩn bị nhiên liệu trên tàu Kiểm ngư để chuẩn bị tốt cho công tác tuần tra, kiểm tra và kiểm soát.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức làm việc với chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá.

3. Đồn Biên phòng Cồn Cỏ

- Đồn Biên phòng Cồn Cỏ cử ít nhất 02 (hai) cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị của mình để tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên tàu Kiểm ngư và tàu tuần tra số hiệu KN-643-QT cùng với Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, Chi cục Thủy sản và Công an huyện đảo Cồn Cỏ (kể cả tuần tra, kiểm tra, kiểm soát vào ban đêm).

- Đồn Biên phòng Cồn Cỏ cử cán bộ kịp thời tham gia di lý, giữ người, giữ phương tiện vi phạm Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; đảm bảo nghiêm khắc, đúng quy định, đúng thẩm quyền.

4. Công an huyện đảo Cồn Cỏ

- Công an huyện đảo Cồn Cỏ cử ít nhất 02 (hai) cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị của mình để tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên tàu Kiểm ngư và tàu Tuần tra số hiệu KN-643-QT cùng với Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, Chi cục Thủy sản và Đồn Biên phòng Cồn Cỏ (kể cả tuần tra, kiểm tra, kiểm soát vào ban đêm).

 - Công an huyện đảo Cồn Cỏ cử cán bộ, chiến sỹ kịp thời phối hợp với Đồn Biên phòng Cồn Cỏ tham gia xử lý các trường hợp người dân ở đảo Cồn Cỏ, khách du lịch tới đảo Cồn Cỏ dùng các loại súng tự chế săn bắn các loại cá ở Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, Phân khu phục hồi sinh thái (Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ); đề xuất hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; đảm bảo nghiêm khắc, đúng quy định, đúng thẩm quyền.

5. Thanh tra Sở

Cử cán bộ, công chức, thanh tra viên có năng lực, chuyên môn trực tiếp tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên tàu Kiểm ngư và tàu Tuần tra số hiệu KN-643-QT cùng với 4 lực lượng để tham mưu ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/4/2024 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; đảm bảo nghiêm khắc, đúng quy định, đúng thẩm quyền.

V. CÔNG TÁC TỔNG KẾT BÁO CÁO

Kết thúc đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm vào Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ báo cáo kết quả hoạt động về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/9/2024 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Đang truy cập: 8

Hôm nay: 398

Tổng lượt truy cập: 3.589.072