Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
HỘI THẢO QUỐC GIA VỀ ĐÁNH GIÁ HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ CHO CÁC TỈNH MIỀN TRUNG DO MƯA LŨ NĂM 2020
- Ngày đăng: 30-03-2022
- 275 lượt xem
Ngày 17/9/2021, với sáng kiến của tổ chức Catholic Relief Services (CRS), các Nhóm làm việc về Quản lý Thiên tai, Cứu trợ nhà ở, Nước sạch – Vệ sinh, An ninh lương thực, Nông nghiệp và Dinh dưỡng, Y tế, Cứu trợ tiền mặt, Bảo vệ trong cứu trợ khẩn cấp, Hội thảo Đánh giá Hỗ trợ Quốc tế cho miền Trung Việt Nam do mưa lũ năm 2020 đã được tổ chức cùng với sự phối hợp với Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai nhằm chia sẻ những thực hành tốt và những bài học kinh nghiệm thực tế, đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với thiên tai và cứu trợ khẩn cấp trong tương lai ở Việt Nam.
Ngày 17/9/2021, với sáng kiến của tổ chức Catholic Relief Services (CRS), các Nhóm làm việc về Quản lý Thiên tai, Cứu trợ nhà ở, Nước sạch – Vệ sinh, An ninh lương thực, Nông nghiệp và Dinh dưỡng, Y tế, Cứu trợ tiền mặt, Bảo vệ trong cứu trợ khẩn cấp, Hội thảo Đánh giá Hỗ trợ Quốc tế cho miền Trung Việt Nam do mưa lũ năm 2020 đã được tổ chức cùng với sự phối hợp với Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai nhằm chia sẻ những thực hành tốt và những bài học kinh nghiệm thực tế, đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với thiên tai và cứu trợ khẩn cấp trong tương lai ở Việt Nam.
Thay mặt lãnh đạo Tổng cục Phòng chống Thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Nguyễn Văn Tiến đã phát biểu chính thức khai mạc Hội thảo. Ông cho rằng các bài học kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn, các đề xuất khuyến nghị từ các đại biểu tham gia Hội thảo sẽ đóng góp thiết thực và nâng cao hiệu quả, nâng cao tính chuyên nghiệp của các hoạt động ứng phó thiên tai trong năm 2021 và các năm sau.
Trong bối cảnh tuân thủ chặt chẽ qui định của chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid, gần 120 đại biểu đến từ Tổng cục Phòng chống Thiên tai Việt Nam, Liên đoàn Khảo sát Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội , Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân (PACCOM), các thành viên Đối tác Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai, các thành viên Nhóm làm việc về Quản lý Thiên tai (DMWG), Nhóm làm việc về Nước sạch – Vệ sinh (WASH) trong cứu trợ khẩn cấp, Nhóm làm việc về Cứu trợ tiền mặt (CWG), Nhóm làm việc về Bảo vệ (PWG), Nhóm làm việc về Cứu trợ Nhà ở (SWG), Nhóm làm việc về Y tế trong cứu trợ khẩn cấp, Đại diện Ủy ban Nhân dân, các Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai các cấp, các đối tác cung cấp Dịch vụ Tài chính và các tổ chức cứu trợ địa phương tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão lụt miền Trung Việt Nam sẽ cùng tham gia tích cực vào các phiên thảo luận trực tuyến, chia sẻ bài học kinh nghiệm và lập kế hoạch cho các hoạt động điều phối, hợp tác để có thể làm tốt hơn mỗi khi thiên tai, bão lũ xảy ra trong thời gian tới.
Tại buổi Hội thảo ông Lê Quang Lam – Ủy viên thường trực, Chánh văn phòng BCH PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đại diện cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đã trình bày, chia sẽ các bài học kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn, các đề xuất, khuyến nghị liên quan đến cứu trợ khẩn cấp của tỉnh Quảng Trị.
Một số điểm cầu tham gia tại buổi Hội nghị
Trong năm 2020, các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung Việt Nam đã phải ứng phó với các trận bão, lũ xảy ra liên tiếp trong tháng 10 và tháng 11. Ngày 28 tháng 10, bão Molave (cơn bão số 9) - một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, đổ bộ vào khu vực này và gây ra nhiều thiệt hại và mất mát nghiêm trọng. Lũ chồng lũ, bão chồng bão, cùng với các đợt lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền Trung để lại hậu quả hết sức nặng nề, nhiều nơi đến nay vẫn đang phải khắc phục. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Thiên tai, hơn 230 người đã chết và mất tích, khoảng 196.000 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng; trên 400.000 ngôi nhà bị ngập do các đợt bão, lũ trong tháng 10 năm 2020. Thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra, cùng với các làn sóng dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh trọng điểm thiên tai đã tạo ra những “thách thức kép” cho Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng.
Ngay trong tháng 10 năm 2020, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Thiên tai và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp do mưa lũ năm 2020 đã gửi Thư kêu gọi sự chung tay, sẻ chia của cộng đồng trong nước và quốc tế để giúp người dân các tỉnh miền Trung nhanh chóng khắc phục hậu quả của mưa lũ. Tổng cục Phòng chống Thiên tai đã điều phối và hỗ trợ hiệu quả cho những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế ngay từ rất sớm.
Để thu thập thông tin về những thiệt hại và nhu cầu cứu trợ nhân đạo của người dân các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng bởi đợt bão lụt này, các thành viên Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai gồm Tổng cục Phòng chống Thiên tai, các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ), các tổ chức Phi chính phủ Quốc tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam… đã tổ chức đợt đánh giá nhanh nhu cầu vào cuối tháng 10 năm 2020.
Kết quả đánh giá đã chỉ ra các thiệt hại chính và các nhu cầu của người dân tập trung vào vấn đề thiếu lương thực, các mặt hàng phi lương thực, nước sạch – vệ sinh; nhà ở và y tế. Từ kết quả đánh giá trên, nhiều tổ chức đã huy động các nguồn viện trợ quốc tế để triển khai công tác cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị
- Kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành thủy lợi (28-8-1945 - 28-8-2021). (30/03/2022)
- Hội nghị phòng, chống thiên tai, sạt lở đất ở miền núi Quảng Trị (30/03/2022)
- Hoàn thành 106 nhà ở nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai cho các hộ gia đình khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số từ nguồn hỗ trợ khẩn cấp của Ngân hàng Phát triện Châu Á (30/03/2022)
- HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TKCN NĂM 2020, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2021 (30/03/2022)
- Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai 2021 và kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Phòng, chống thiên tai (22/5/1946-22/5/2021) với chủ đề “Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai” (30/03/2022)
- Kế hoạch dùng nước vụ Hè Thu năm 2021 (30/03/2022)
- Công tác cấp nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2020-2021 (30/03/2022)
- Khởi công xây dựng nhà ở kiên cố, nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai (30/03/2022)
- Quảng Trị phát động ra quân làm thủy lợi sau đợt mưa lũ lịch sử năm 2020 (30/03/2022)
- Quảng Trị ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai do mưa, lũ (30/03/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 3
Hôm nay: 234
Tổng lượt truy cập: 3.731.956