Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Thống kê nhiều năm cho thấy, thiên tai trong tháng 10 năm 2020, đây là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng và khốc liệt (bão chồng bão, lũ chồng lũ kèm theo sạt lở đất). Đỉnh lũ trên các sông đã vượt mốc các đỉnh lũ lịch sử và sạt lở đất báo động thuộc về cấp thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn tập trung 08 tỉnh (từ Nghệ An đến Quảng Ngãi) liên tiếp chịu ảnh hưởng của 05 cơn bão (số 5, 6, 7, 8 và 9) và 02 ATNĐ đã gây ra mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng sâu rộng và tác động đến đời sống, kinh tế gây tổn thất, thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung Việt Nam.

Thống kê nhiều năm cho thấy, thiên tai trong tháng 10 năm 2020, đây là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng và khốc liệt (bão chồng bão, lũ chồng lũ kèm theo sạt lở đất). Đỉnh lũ trên các sông đã vượt mốc các đỉnh lũ lịch sử và sạt lở đất báo động thuộc về cấp thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn tập trung 08 tỉnh (từ Nghệ An đến Quảng Ngãi) liên tiếp chịu ảnh hưởng của 05 cơn bão (số 5, 6, 7, 8 và 9) và 02 ATNĐ đã gây ra mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng sâu rộng và tác động đến đời sống, kinh tế gây tổn thất, thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung Việt Nam.

Riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lương mưa đo được  từ 19h ngày 05/10 đến 13h ngày 23/10 phổ biến từ 1600 mm ÷ 2.600 mm; mưa rất to và lượng mưa tập trung trong thời gian ngắn theo từng đợt gây ngập lụt trên diện rộng và vượt đỉnh lũ lịch sử trên tất cả các lưu vực sông như: sông Hiếu (đo tại trạm Thủy văn Đông Hà) vượt đỉnh lũ lịch sử 1983, sông Bến Hải (đo tại trạm Thủy văn tự động Hiền Lương) vượt đỉnh lũ lịch sử 2005; Sông Ô Lâu tại Hải Tân vượt đỉnh lũ năm 2009…Lũ lớn gây ngập lụt và phải sơ tán nhiều hộ dân đến các địa điểm  an toàn.
    Đặc biệt lượng mưa lớn phổ biến  trong nhiều ngày trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã gây sạt lở đất, đá cục bộ nghiêm trọng tại các huyện miền núi;  nhiều địa điểm xung yếu trên các tuyến đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ…; các vách núi khe suối đã  bị sụt lún, sạt lở gây chia cắt cục bộ nhiều điểm không đi lại được và đặc biệt biệt sạt lở núi nghiêm trọng tại địa bàn xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa vùi lấp 22 cán bộ, chiến sỹ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337; sạt lở chia cắt cục bộ nhiều ngày ở 02 xã Hướng Việt, Hướng Lập huyện hướng hóa. Mưa, lũ và sạt lở đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng, gây thiệt hai thương vong con ngườivật nuôitài sảncơ sở hạ tầngmôi trường khắp toàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy trao quà cho bà con bị ảnh hưởng lũ tại huyện Đakrông

 Mặt khác, từ ngày 07-11/10/2020  do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung Bộ kết hợp với không khí lạnh và nhiễu động gió Đông trên caovùng biển tỉnh Quảng Trị đã có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8 và sóng lớn từ 2 đến 4m. Trong các ngày từ 07-08/10/2020, trên địa bàn tỉnh có 06 vụ sự cố tàu thuyền trên biển gồm03 tàu:  VietShip TK 12, VietShip 01, VietShip 09 và các  tàu Thanh Thành Đạt 55, Thanh Thành Đạt 68 và tàu Hoàng Tuấn 26.
    Mặc dù cơ quan chức năng  đã có dự báo, cảnh báo sớm tình hình mưa lũ và nhiễu động gió, sóng cao trên biển diễn biến phức tạp nguy hiểm để các cấp, các ngành có phương án phòng ngừa, ứng phó và sự vào cuộc chủ động quyết liệt của toàn hệ thống chính trị trong chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, các Bộ, ngành; Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã ban hành nhiều Văn bản, Công điện chỉ đạo các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan tùy theo chức năng nhiệm vụ được giao triển khai các phương ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác kêu gọi, hướng dẫn trú tránh, neo đậu đảm bảo an toàn cho tàu thuyền. Phương án bảo đảm sản xuất, phương án  an toàn cho các vùng trũng ngập lụt, vùng nguy cơ sạt lở, lũ ốngvà lũ quét và hệ thống đê sông, đê biển;  bảo đảm an toàn cho hệ thống hồ chứa thủy lợi, thủy điện; tổ chức vận hành chủ động, linh hoạt các hồ chứa để góp phần cắt lũ cho hạ du; phương án bảo đảm an toàn cho các công trình giao thông, y tế… đồng thời đã huy động hàng chục ngàn cán bộ chiến sỹ cùng hàng ngàn phương tiện phối hợp với các lực lượng của địa phương để sẳn sàng ứng phó và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, bão.
    UBND tỉnh Quảng Trị, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp khẩn cấp, thành lập Sở Chỉ huy tiền phương theo dõi, triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển tại Cửa Việt và sạt lở đất ở huyện Hướng Hóa và phương án tiếp tục ứng phó với tình hình mưa, lũ trên diện rộng, đồng thời đề nghị Trung ương, các bộ ngành liên quan huy động lực lượng để hỗ trợ. Đặc biệt đã huy động lực lượng cứu hộ máy bay trực thăng Binh đoàn 18 - Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam và lực lượng đặc công nước để hỗ trợ tỉnh Quảng Trị cứu nạn, cứu hộ các người bị nạn trên tàu Vietship 01bị sự cố trên biển.
       Tuy nhiên,do sóng cao thời tiết bất lợi trên biển cùng với mưa lũ dài ngày cực đoan, công tác dự báo, cảnh báo sạt lở đất, lũ quét mới chỉ dự báo trên phạm vi rộng chưa khoanh vùng các vị trí hẹp để kịp thời phòng, tránh nên đợt mưa, lũ vừa qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bị thiệt hại rất lớn về người, tài sản, kết cấu hạ tầng cơ sở sản xuất và phải mất rất nhiều công sức, thời gian, kinh phí của mới phục hồi, tái thiết kinh tế được.
      Theo số liệu thống kê nhanh đến ngày 26/10/2020, đợt thiên tai vừa qua trên địa bàn tỉnh đã làm (50 người chết; 04 người người mất tích và 33 người bị thương) ; 275 nhà bị hư hỏng ; 107.019 lượt nhà bị ngập nước; 308 điểm trường bị ngập lụt; 50 trạm y tế bị ngập và có khoảng 29 trạm y tế  bị thiệt hại về cơ sở và hàng ngàn ha diện tích nông, lâm, ngư nghiệp bị hư hỏng, cuốn trôi và hàng trăm ngàn con gia súc, gia cầm bị chết và cuốn trôi…
        Ngoài ra, nhiều công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như : Giao thông, thủy lợi - nước sạch, đê điều, kè sông, kè biển bị hư hỏng  nặng ; nhiều công trình giáo dục, Y tế và công trình hạ tầng kỹ thuật khác… đã bị hư hỏng nặng nề. Hiện tại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh và các địa phương, đơn vị liên quan vẫn đang tiếp tục cập nhật thông kê thiệt hại báo cáo UBND tỉnh.
    Để khẩn trương khắc phục hậu quả, ngay sau thiên tai các đoàn công tác của Trung ương gồm:  Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương;  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải;  Đoàn công tác của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và lãnh đạo Bộ Quốc phòng , Bộ Công an trực tiếp đến  thị sát kiểm tra chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả lũ lụt tại tỉnh Quảng Trị và đến thăm hỏi, động viên một số bà con bị ảnh hưởng lũ lụt ở địa bàn huyện Hải Lăng và Triệu Phong và Cam Lộ…; đến viếng, dự lễ truy điệu các đồng chí cán bộ, chiến sĩ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 đã hy sinh do sạt lở đất trong quá trình làm nhiệm vụ ở huyện Hướng Hóa.
    Các đoàn của Trung ương cũng đến viếng, dự lễ truy điệu cán bộ Công an xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa đã hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, ứng cứu nhân dân tại địa bàn cơ sở .
    Cùng đi với các đoàn công tác Trung ương có các đồng chí Bí thư, phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan tỉnh Quảng Trị.

Bí thư Tỉnh ủy trao quà cho người dân ảnh hưởng lũ tại huyện Hải Lăng

    Đoàn công tác đã chỉ đạo và yêu cầu các địa phương, đơn vị  khẩn trương huy động lực lượng vệ sinh môi trường, đảm bảo giao thông đi lại thông suốt; khắc phục nhanh chóng các công trình cơ sở hạ tầng bị thiệt hại; động viên kịp thời các gia đình có người chết, mất tích;  các  hộ gia đình có nhà bị hư hỏng nặng. Giao chính quyền cấp cơ sở chịu trách nhiệm huy động lực lượng, phương tiện giúp đỡ các hộ gia đình bị thiệt hại nặng về nhà ở và các hộ thuộc đối tượng dễ bị tổn thương (hộ gia đình neo đơn, tàn tật, …); bố trí nơi ở tạm thời cho các gia đình có nhà bị hư hỏng nặng tạm thời không có nơi cư trú; tập trung chỉ đạo việc cứu trợ, khắc phục các thiệt hại do mưa lũ gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống người dân và cứu trợ, hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại quyết tâm không để người dân nào bị đói, khát do mưa lũ.
       Ngoài ra, Đoàn công tác cũng chỉ đạo các đơn vị, địa phương các chủ hồ đập kiểm tra, rà soát việc vận hành toàn bộ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhất là các hồ chứa đã tích đầy nước, xung yếu, đang thi công. Triển khai phương án tổng rà soát đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi, đê điều, sạt lở bờ sông, bờ biển sau đợt mưa, lũ vừa qua, xây dựng  phương án đảm bảo an toàn đối với các công trình xung yếu; khoanh vùng cụ thể khu vực thấp, trũng, thường xuyên bị ngập lụt, úng; tổ chức  tuần tra, chốt gác, bố trí cảnh báo tại các công trình, vị trí xung yếu, khu vực đê kè bị sạt lở và các đoạn đường sụt lún bị sạt lở đất, đá, để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông qua lại các vị trí nguy hiểm này. Tổ chức chỉ đạo khôi phục và phát triển sản xuất, đồng thời tiếp tục rà soát lại các phương án để đề phòng, chủ động trong công tác phòng, chống mưa bão tiếp theo nhằm hạn chế và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
      Để khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trước mắt Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ cho Quảng Trị 3.000 tấn gạo (kể cả cấp bố sung thêm) và 100 tỷ đồng và nhiều trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn khác.
      Ngoài ra, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình trong chuyến đi chỉ đạo, đôn đốc tại miền Trung đã quyết định hỗ trợ bổ sung cho Quảng Trị 40 tỷ  đồng để khắc phục khẩn cấp công trình tại các huyện miền núi khó khăn.
       Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cấp cho tỉnh Quảng Trị  hóa chất khử trùng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; chỉ đạo chuẩn bị hạt giống để sẵn sàng hỗ trợ các tỉnh khôi phục sản xuất ngay sau khi lũ rút. Bộ Quốc phòng cũng kịp thời  hỗ trợ cho đồng bào bị lũ lụt  nhiều mặt hàng như mì tôm, gạo, lương khô và các trang thiết bị cứu hộ cứu nạn đến các địa phương...
       Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành ở Trung ương và Sở ban, ngành, đơn vị, địa phương đã đồng loạt tổ chức các hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, mưa lũ bằng tiền và lương thực, thực phẩm, trang thiết bị cứu nạn; nhiều tổ chức, cá nhân đã chủ động quyên góp và trực tiếp đến tận nơi đồng bào bị ngập lụt để hỗ trợ.
        Qua đợt thiên tai do mưa, lũ và sạt lở đất này, ngoài tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chính quyền, nhiều tổ chức, cá nhân với tấm lòng nhân ái đã hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân tỉnh Quảng Trị nói riêng và Miền Trung nói chung đó là một truyền thống quý báu của Nhân dân, dân tộc ta và đường lối chính sách của Đảng  và  Nhà nước, đây là điều hết sức đáng quý, cần được trân trọng.
        Đợt thiên tai này đã gây ra thiệt hại rất lớn về người, tài sản, kết cấu hạ tầng cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, vì vậy, ngay từ bây giờ tỉnh Quảng Trị cần tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả sau thiên tai sớm ổn định đời sống của Nhân dân và phục hồi tái thiết lại nền kinh tế - xã hội./.

Đang truy cập: 6

Hôm nay: 880

Tổng lượt truy cập: 3.557.553