Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY “TRÀM GIÓ” TRÊN VÙNG CÁT TỈNH QUẢNG TRỊ
- Ngày đăng: 06-09-2024
- 23 lượt xem
Cây Tràm gió (Melaleuca cajeputi) mọc hoang tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng, tập trung phổ biến ở các huyện vùng cát ven biển như Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng. Tràm gió mọc thành rừng và phát triển khá tốt trên các vùng đất cát ngập nước theo mùa.
Về đặc điểm sinh họcTràm gió là một cây nếu để phát triển tự nhiên có thể cao tới 4-5m, nếu bị cắt xén thường xuyên chỉ còn là những cây bụi chừng 40-50cm. Trên thân cây to lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài. Lá mọc so le, cuống màu xanh vàng nhạt, phiến lá hình mác, trên có những gân chạy dọc theo gân chính, lúc đầu mỏng và mềm, về sau thành dày, cứng và dòn; thường dài 4-8cm, rộng 10-20mm. Giá trị về y họcthành phần chủ yếu của lá tràm là tinh dầu, hoạt chất chủ yếu của tinh dầu là cajeputol hay xineola hoặc eucalyptola với tỷ lệ 35 đến 60% (ví dụ: Mẫu tràm gió ở Vĩnh Linh: hàm lượng 2 hoạt chất chính là 1,8-cineole (46,95%) và α-terpineol (12,54%)). Ngoài ra còn chứa pinen tả tuyền, tecpineola một ít andehyt (valeric, butyric, ben- zylic), các ête như ête axetic. Tinh dầu Tràm thường được dùng nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm. Dung dịch tinh dầu tràm 5-10 hay 20% trong dầu còn được dùng với tên gomenol để nhỏ mũi chống cúm, ngạt mũi. Người ta còn dùng tinh dầu pha vào nước với nồng độ 2 phần nghìn để rửa các vết thương rất tốt. Trên thị trường tinh dầu Tràm có giá giao động từ 1.300.000 - 2.000.000 đồng/lít, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hàng chục cơ sở chế biến tinh dầu Tràm có công suất từ vài chục lít đến trên 1000 lít tinh dầu/năm, phân bố chủ yếu ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Thị xã Quảng Trị, nguồn nguyên liệu chủ yếu được khai thác từ các cây Tràm tự nhiên, có một số hộ gia đình đã nhân giống và trồng cây Tràm gió tuy nhiên diện tích trồng đang còn nhỏ, không tập trung. Vì vậy cây Tràm tự nhiên của Quảng Trị đang bị khai thác cạn kiệt. Giá Tràm gió nguyên liệu tăng liên tục, từ 1.500-1.700 đồng/kg năm 2014, đến nay mức giá xấp xỉ 5.000 đồng/kg nhưng vẫn rất khan hiếm, một số cơ sở phải nhập nguyên liệu từ các tỉnh khác về.
Vùng cát phía đông tỉnh Quảng Trị là một khu vực có điều kiện khắc nghiệt về khí hậu và thổ nhưỡng, ngập nước về mùa mưa và khô hạn về mùa hè.Đất cát cằn cỗi, trồng cây nông nghiệp và một số cây lâm nghiệp chưa đem lại hiệu quả cao, năng suất thấp. Tuy nhiên, cây Tràm gió có thể phát triển tốt trên điều kiện lập địa này. Hiện nay, đã có một số mô hình trồng cây Tràm gió của một số hộ gia đình và doanh nghiệp ở các huyện như Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng. Bước đầu cho thấy kết quả rất khả quan khi cây Tràm gió phát triển tốt, sau hai năm đã có thể cho khai thác lá với năng suất khá cao và ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, tạo nên đặc trưng cảnh quan cho mỗi vùng, phủ xanh vùng đất cát khô cằn ven biển khi được trồng tập trung thành vùng nguyên liệu. Vì vậy, Tràm gió là một trong những cây dược liệu chủ lực phát triển trong tương lai của tỉnh Quảng Trị.
Trung tâm điều tra, quy hoạch, thiết kế nông lâm tỉnh Quảng Trị
- Công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng tháng 8/2024 của Trạm Quản lý bảo vệ rừng Nam sông Thạch Hãn - Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn (06/09/2024)
- HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT ĐA DẠNG SINH HỌC THÔNG QUA LẮP ĐẶT BẪY ẢNH TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ HƯỚNG HÓA – ĐAKRÔNG (29/08/2024)
- SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG 06 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH 06 THÁNG CUỐI NĂM 2024 DỰ ÁN NHÂN RỘNG QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG TẠI VIỆT NAM (SFM) (06/08/2024)
- TẬP HUẤN XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỢP TÁC CÁC BÊN CÙNG CÓ LỢI THEO CÁCH TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA (06/08/2024)
- Tập huấn nâng cao năng lực về thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (01/08/2024)
- KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA 20 NĂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TẠI QUẢNG TRỊ (31/07/2024)
- “Ăn lán, ngủ rừng” giải cứu động vật hoang dã tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (24/07/2024)
- TỌA ĐÀM PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN VÙNG NGUYÊN LIỆU GẮN VỚI CHỨNG CHỈ RỪNG (24/07/2024)
- HỌP TRIỂN KHAI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2024 (19/07/2024)
- Lễ bàn giao mẫu vật bổ sung danh mục thực vật các loài nguy cấp quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (05/07/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 5
Hôm nay: 33
Tổng lượt truy cập: 3.556.706