Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Các điểm mới nổi bật của Luật Thanh tra 2022
- Ngày đăng: 21-09-2023
- 236 lượt xem
Luật Thanh tra 2010 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hoạt động thanh tra, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, đến nay Luật Thanh tra chưa có những quy định cụ thể hóa quan điểm đổi mới của Đảng trong 10 năm qua và Hiến pháp năm 2013. Mặt khác, qua quá trình triển khai thực hiện, Luật Thanh tra 2010 đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây khó khăn, vướng mắc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, không đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, cụ thể như: Tổ chức thanh tra chưa phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của từng bộ, ngành, địa phương, chưa thể hiện thanh tra là công cụ đắc lực của cơ quan quản lý và việc phân cấp, phân quyền, tự chủ của các cơ quan quản lý trong việc tổ chức cơ quan thanh tra.
Sự phân định về phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra chưa rõ ràng, chưa phân biệt rõ giữa thanh tra và hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý; sự chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước còn khá phổ biến. Quy định hình thức thanh tra, thời hạn thanh tra là chưa phù hợp; việc ban hành Kết luận thanh tra còn chậm so với quy định. Việc giám sát hoạt động Đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho tổ chức thực hiện; việc thực hiện kiến nghị trong các Kết luận thanh tra còn hạn chế, bất cập; hiệu quả thu hồi tiền, tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích vẫn còn thấp do chưa quy định cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân, nhất là những người đứng đầu. Do vậy, việc sửa đổi Luật Thanh tra 2010 là cần thiết, nhằm thể chế điểm của Đảng, Hiến quan pháp năm 2013 về công tác thanh tra, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước.
Tại Kỳ họp thứ 4, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 8 Chương, 118 Điều, Luật Thanh tra năm 2022 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hiến pháp năm 2013 về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra và khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay.
Luật Thanh tra 2022 có 10 điểm mới nổi bật đáng chú ý cụ thể như sau:
1. Tăng 01 Chương và 40 Điều so với Luật Thanh tra 2010
Cụ thể, Luật Thanh tra 2022 có tất cả 8 Chương và 118 Điều luật như sau:
- Chương I: Những quy định chung
- Chương II: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
- Chương III: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
- Chương IV: Hoạt động thanh tra.
- Chương V: Thực hiện kết luận thanh tra.
- Chương VI: Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra.
- Chương VII: Điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra.
- Chương VIII: Điều khoản thi hành.
Đối với Luật Thanh tra 2010 gồm 07 Chương và 78 Điều luật như sau:
- Chương I: Những quy định chung.
- Chương II: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Chương III: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra.
- Chương IV: Hoạt động thanh tra.
- Chương V: Điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước.
- Chương VI: Thanh tra nhân dân.
- Chương VII: Điều khoản thi hành.
2. Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành (Điểm mới)
Đây được xem là điểm mới đáng chú ý trong Luật Thanh tra 2022.
Theo Điều 18 Luật Thanh tra 2022, Thanh tra Tổng cục, Cục là cơ quan của Tổng cục, Cục thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước mà Tổng cục, Cục được phân cấp quản lý; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập trong 03 trường hợp sau đây:
- Theo quy định của luật;
- Theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Tại Tổng cục, Cục thuộc Bộ có phạm vi đối tượng quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục không được làm tăng số lượng đầu mối đơn vị trực thuộc và biên chế của Tổng cục, Cục thuộc Bộ.
3. UBND tỉnh có quyền thành lập Thanh tra sở
Cụ thể tại khoản 2 Điều 26 Luật Thanh tra 2022, thanh tra sở được thành lập trong các trường hợp sau đây:
- Theo quy định của luật;
- Tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ;
- Tại sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.
Còn đối với quy định hiện hành, thì thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, UBND cấp tỉnh đã được giao quyền chủ động thành lập thanh tra sở (trước kia thực hiện theo sự ủy quyền) nhưng việc thành lập phải căn cứ theo luật định.
4. Quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra tại Luật Thanh tra 2022
Theo khoản 1 Điều 78 Luật Thanh tra 2022, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.
Tại Luật Thanh tra 2010, chưa có quy định cụ thể về thời gian ban hành kết luận thanh tra mà chỉ nêu thời hạn công khai kết luận thanh tra trong 10 ngày (Điều 39 Luật Thanh tra 2010).
Việc quy định rõ thời gian ban hành kết luật thanh tra sẽ khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, góp phần loại bỏ tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra.
5. Luật hóa các tiêu chuẩn bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên; bỏ quy định cộng tác viên thanh tra
Cụ thể tiêu chuẩn bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên bao gồm thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn chung được quy định tại 32 Luật Thanh tra 2010 mà còn tuân theo các Điều 6, 7 và 8 Nghị định 97/2011/NĐ-CP tương ứng với từng ngạch.
Đối với Luật Thanh tra 2022, tiêu chuẩn chung của các ngạch thanh tra viên chính là tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên (Điều 39) và các ngạch còn lại (thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp) sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn riêng (Điều 40 và Điều 41).
Bên cạnh đó, Luật Thanh tra 2022 cũng đã bỏ quy định cộng tác viên thanh tra.
(Nội dung về cộng tác viên thanh tra được định tại Điều 35 Luật Thanh tra 2010)
6. Quy định mới về các trường hợp miễn nhiệm Thanh tra viên
Theo khoản 1 Điều 42 Luật Thanh tra 2022, việc miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện trong trường hợp sau đây:
- Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
- Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra 2022;
- Không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch được bổ nhiệm;
- Người được bổ nhiệm vào ngạch có hành vi gian lận trong kỳ thi nâng ngạch hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào ngạch;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, các trường hợp trên được luật hóa trên cơ sở đã có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 97/2011/NĐ-CP và cũng có sự thay đổi về quy định liên quan.
Điều 15. Miễn nhiệm đối với thanh tra viên
1. Miễn nhiệm đối với thanh tra viên một trong các trường hợp sau:
a) Do điều động, luân chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không phải là cơ quan thanh tra nhà nước;
b) Khi chuyển đổi vị trí việc làm và theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức phải chuyển sang ngạch công chức, viên chức khác để phù hợp với vị trí việc làm mới;
c) Tự nguyện xin thôi không làm việc ở các cơ quan thanh tra nhà nước và đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thôi việc;
d) Có quyết định thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bị tước danh hiệu Công an nhân dân hoặc tước quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân;
e) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
g) Vì lý do khác theo quy định của pháp luật.
7. Bổ sung các điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước
* Thêm nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của cơ quan thanh tra
Hiện hành, kinh phí đảm bảo hoạt động của cơ quan thanh tra chỉ lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Việc quản lý, cấp và sử dụng ngân sách của cơ quan thanh tra nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo Điều 112 Luật Thanh tra 2022, ngoài nguồn kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước thì các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.
* Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin
Cụ thể tại Điều 113 Luật Thanh tra 2022, bên cạnh các chính sách đầu tư, phát triển khoa học công nghệ và các phương tiện khác, Nhà nước sẽ tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động thanh tra; xây dựng chuẩn mực thanh tra để bảo đảm cho hoạt động thanh tra chất lượng, hiệu quả, khả thi, đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
Đối với các cơ quan thanh tra thuộc Bộ, thuộc UBND tỉnh thì Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để tăng cường hoạt động thanh tra và thúc đẩy hoạt động thanh tra theo hướng chuyên nghiệp, chính quy, từng bước hiện đại, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
8. Phải có sự phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra (Điểm mới)
Tại Chương VI Luật Thanh tra 2022, đã có sự quy định về sự phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra.
Cụ thể, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, góp phần phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong quản lý nhà nước.
Điểm mới này giúp xử lý các trường hợp bị chồng chéo, trùng lặp từ các khâu, các giai đoạn có mối quan hệ với nhau giữa hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm toán nhà nước và hoạt động điều tra.
9. Sửa đổi nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra
Việc giám sát hoạt động động của Đoàn thanh tra đã được quy định tại Điều 98 Luật Thanh tra 2022 với nội dung như sau:
(1) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra.
(2) Việc chấp hành chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; việc thực hiện quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra; việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo.
(3) Việc chấp hành quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra; việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong hoạt động của Đoàn thanh tra.
Các nội dung trên được luật hóa dựa trên cơ sở của nội dung tại Điều 30 Thông tư 06/2021/TT-TTCP nhưng đã giảm đi 01 nội dung giám sát (hiện hành là 04 nội dung)
10. Không còn chế định thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra (Điểm mới)
Tại Luật Thanh tra 2010, chế định thanh tra nhân dân được quy định tại một chương cụ thể (Chương VI) với 10 Điều luật liên quan.
Theo đó, thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân.
Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng đến Luật Thanh tra 2022, các quy định của thanh tra nhân dân đã không còn trong luật.
Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.
Trần Quốc Tuấn
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản
- Tổ chức Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón năm 2023 (10/08/2023)
- Quảng Trị đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hiện đại, bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái (09/08/2023)
- Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản triển khai Tập huấn kiến thức ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh (09/08/2023)
- GIẢI CẦU LÔNG CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG (08/08/2023)
- Cách bảo quản một số thực phẩm nông lâm thuỷ sản (20/07/2023)
- Kỷ niệm 73 năm ngày Truyền thống ngành thú y Việt Nam ( 11/7/1950-11/7/2023) (20/07/2023)
- TÁC HẠI CỦA BỆNH SÁN LÁ GAN TRÂU BÒ VÀ HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH (19/07/2023)
- Sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm (17/07/2023)
- Triển vọng phát triển kinh tế hộ gia đình từ mô hình trồng thử nghiệm cây cà rốt trên vùng đất cát Triệu Phong (14/07/2023)
- Đẩy mạnh ứng dụng chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực tỉnh Quảng Trị đến năm 2030 (10/07/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 7
Hôm nay: 356
Tổng lượt truy cập: 3.589.030