Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA

 

  • Địa chỉ: Km299+700, đường Hồ Chí Minh nhánh tây, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị

    Điện thoại: 0233.3.797.225

    Email: kbtbachuonghoa@quangtri.gov.vn

    I. Lãnh đạo

    1. Ông Hà Văn Hoan

    - Chức vụ: Giám đốc

    - Điện thoại:0905.009.234

    - Email: havanhoan@quangtri.gov.vn

    2. Ông Nguyễn Tân Hiếu

    - Chức vụ: Phó giám đốc

    - Điện thoại: 0989.336.436

    - Email: nguyentanhieu@quangtri.gov.vn

    II. Các phòng chuyên môn, trạm trực thuộc

    1. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp

    2. Phòng Khoa học, kỹ thuật và Hợp tác quốc tế

    3. Trạm QLBVR Trĩa

    4. Trạm QLBVR Nguồn Rào;

    5. Trạm QLBVR Cựp

    6. Trạm QLBVR Hướng Linh.

    III. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ

    A. Vị trí, chức năng

    a) Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; thực hiện chức năng bảo tồn, phát huy các giá trị về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế, cứu hộ và phát triển sinh vật; cung ứng dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch sinh thái trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa theo quy định của pháp luật.

    b) Ban QL Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

    c) Ban QL Khu BTTN Bắc Hướng Hóa chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    d) Trụ sở chính của Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đặt tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

    B. Nhiệm vụ

    1. Quản lý, bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu; phục hồi tài nguyên cảnh quan và thiên nhiên trên diện tích được giao.

    a) Bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Bảo vệ, bảo tồn phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, nguồn nước và các nhân tố thiên nhiên khác; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại và sinh vật ngoại lai xâm hại rừng; ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng, môi trường cảnh quan;

    b) Phục hồi các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn tính đa dạng sinh học;

    c) Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa cảnh quan trong Khu bảo tồn.

    2. Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và kê khai số liệu với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tổ chức phân chia rừng và thực hiện các biện pháp xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống ranh giới, mốc giới, bảng chỉ dẫn của Khu bảo tồn trên bản đồ và trên thực địa theo quy định.

    3. Lập báo cáo quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển và bảo tồn ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố, công khai quy hoạch, tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật và phân công của Sở Nông nghiệp và PTNT.

    4. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:

    a) Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ, bảo tồn, phát triển động thực vật rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt đối với các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu và nguy cấp; tổ chức triển khai sau khi phê duyệt.

    b) Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập tại Khu bảo tồn;

    c) Sưu tập , nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn gen các loại động, thực vật quý hiếm;

    d) Xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế và quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

    đ) Nghiên cứu các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến lâm, khuyến nông ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân ở vùng đệm.

    5. Tổ chức cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật rừng.

    a) Tiếp nhận, cứu hộ các loài bản địa hoặc ác loài phù hợp với sinh cảnh tự nhiên của khu rừng đặc dụng hoặc các loài được phép nghiên cứu khoa học trong đề tài do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    b) Nuôi cứu hộ, nuôi bán haong dã nhằm mục đích tái thả về môi trường tự nhiên và phục vụ nghiên cứu khoa học; thả sinh vật về môi trường sống tự nhiên của chúng sau cứu hộ;

    c) Thu thập mẫu vật, nguồn gen sinh vật theo quy định; lưu trữ, bảo tồn nguồn gen các loài nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu, các loài có nguy cơ tuyệt chủng;

    d) Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học theo các đề tài, dự án nghiên cứu, thực nghiệm khoa học kỹ thuật về cứu hộ, phát triển sinh vật và bảo tồn đa dạng sinh học được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    đ) Hợp tác quốc tế cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.

    6. Sử dụng bền vững tài nguyên, hoạt động dịch vụ trong Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.

    a) Khai thác, sử dụng bền vững, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, đảm bảo chức năng bảo tồn, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học của rừng; thu thập mẫu vật, lưu trữ, bảo tồn nguồn gen sinh vật theo quy định; bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử và môi trường.

    b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch, dự án phát triển du lịch sinh thái và tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trương, du lịch, di sản văn hóa và quy chế quản lú khu rừng đặc dụng.

    c)Tổ chức, thực hiện các chính sách về dịch vụ môi trường theo quy định của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; dịch vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, giá trị đa dạng sinh học cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo quy định của pháp luật:

    7. Tổ chức xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội cho cộng đồng vùng đệm.

    a) Chủ động xây dựng các dự án, đề án phát triển kinh tế, xã hội và mở rộng sinh kế cho công đồng dân cư sống ở vùng đệm Khu BTTN Bắc Hướng Hóa; tổ chức các hoạt động thu hút cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm theo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững;

    b) Nghiên cứu và xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuến nông, lâm, ngư ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân trong vùng đệm.

    8. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng dân cư; hướng dẫn , kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.

    9. Lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, giám sát và thực hiện các dự án liên quan đến trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường, vườn thực vật, cây xanh, cây cảnh, mô hình nông lâm khi được cơ quan có thẩm quyền giao, tự thiết kế hoặc thuê  thiết kế các dự án trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng của Ban quản lý Khu BTTn Bắc Hướng Hóa theo quy định hiện hành hoặc được Sở Nông nghiệp & PTNT giao.

    10. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng; tham mưu đề xuất các giải pháp tăng cường các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

    11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỹ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và  phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ hiện hành; quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật.

    12. Thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và PTNT.

    13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp &PTNT giao theo quy định của pháp luật.

    C. Quyền hạn

    1. Được hưởng chính sách đầu tư và bảo đảm kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.

    2. Được tổ chức hoặc liên doanh, liên kết hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác thuê môi trường rừng để tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng;

    3. Được yêu cầu người sử dụng dịch vụ môi trường rừng (nếu chi trả trực tiếp) hoặc Qũy bảo vệ và PTR cấp tỉnh (nếu chi trả gián tiếp) chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 2252

Tổng lượt truy cập: 3.217.503