Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG (MANAGEMENT BOARD OF DAKRONG NATURAL CONSERVATION)
- Ngày đăng: 17-10-2023
- 1124 lượt xem
Địa chỉ: thôn Trại Cá, xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 0233.6.509.268
Email: khubttn.dakrong@quangtri.gov.vn
I. Lãnh đạo
1. Ông Trương Quang Trung
- Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0889.888.369
- Email: truongquangtrung@quangtri.gov.vn
2. Ông Hồ Viết Thắng
- Chức vụ: Phó giám đốc
- Điện thoại: 0915.040.459
- Email: hovietthang@quangtri.gov.vn
II. Các phòng chuyên môn
1. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
2. Phòng Khoa học, kỹ thuật và Hợp tác quốc tế
3. Phòng Truyền thông, dịch vụ
III. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
1. Vị trí
Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Ban Quản lý có chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi diện tích được giao.
2. Chức năng
Ban quản lý có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Trụ sở làm việc của Ban quản lý đặt tại địa phận xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
3. Nhiệm vụ
3.1. Quản lý, bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái, tài nguyên rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng.
a) Phân định ranh giới cụ thể trên thực địa, trên bản đồ và lập hồ sơ quản lý rừng của Khu bảo tồn.
b) Lập, quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng của Khu bảo tồn.
c) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt.
d) Thực hiện việc kiểm kê rừng theo định kỳ và kê khai số liệu kiểm kê rừng theo biểu mẫu quy định; Theo dõi diễn biến rừng hàng năm nhằm nắm vững hiện trạng diện tích các loại rừng, đất chưa có rừng; biến động diện tích các loại rừng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng.
e) Xây dựng kế hoạch và tổ chức bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, đặc biệt là các loài động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu.
g) Xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng; Xây dựng và ban hành các quy định, nội quy, biện pháp về phòng cháy chữa cháy trong phạm vi rừng quản lý; thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng.
h) Xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng, tăng cường các biện pháp lâm sinh, sinh học trong phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
i) Phối hợp với Hạt kiểm lâm Khu BTTN Đakrông thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý, bảo vệ rừng, tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi được giao (thực hiện theo quy chế phối hợp giữa Ban quản lý và Hạt kiểm lâm, được quy định tại Điều 6, Nghị định 01/2019/NĐ-CP).
k) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát hoạt động của các lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng theo các chương trình, dự án.
3.2. Phát triển rừng đặc dụng
a) Duy trì cấu trúc tự nhiên, đảm bảo sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; Phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên trên diện tích được giao; Áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng, trồng loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn.
b) Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.
3.3. Xây dựng kế hoạch, tổ chức và phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân.
3.4. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, giải trí.
a) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng đặc dụng. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt nghiên cứu bảo tồn các loại động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
b) Hướng dẫn, giám sát các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thu thập mẫu vật, nguồn gen, vận chuyển, lưu giữ, công bố nguồn gen trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý rừng.
c) Xây dựng chương trình, dự án và tổ chức các hoạt động hợp tác về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đã được phê duyệt; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.
3.5. Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Nhà nước
3.6. Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội theo quy định
a) Xác định vùng đệm và xây dựng kế hoạch ổn định đời sống dân cư vùng đệm sống trong rừng đặc dụng.
b) Khoán bảo vệ và phát triển rừng hoặc hợp tác, liên kết với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng.
c) Căn cứ điều kiện cụ thể phối hợp với chính quyền địa phương lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn.
d) Xây dựng chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư vùng đệm có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương; phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, lập kế hoạch quản lý đối với diện tích đất ở, đất sản xuất xen kẽ trong khu bảo tồn trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3.7. Xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng: hệ thống đường tuần tra bảo vệ rừng, công trình phòng cháy chữa cháy rừng, công trình phòng trừ sinh vật gây hại rừng, chốt bảo vệ rừng, biển báo, biển cảnh báo, mốc ranh giới khu rừng…và các công trình cần thiết khác phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.
3.8. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
3.9. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
3.10. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ hiện hành; quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật.
3.11.Phê duyệt thiết kế, dự toán công trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
3.12. Đối với những nội dung căn cứ các quy định của cấp có thẩm quyền, sẽ điều chỉnh cho phù hợp với quy định mới trong trường hợp có điều chỉnh, bổ sung, thay thế.
3.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
4. Quyền hạn
4.1. Được đầu tư và đảm bảo kinh phí thường xuyên hằng năm cho các hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.
4.2. Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đỗ, nấm trong phân khu dịch vụ hành chính của rừng đặc dụng; Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4.3. Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
4.4. Được tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tạp, hợp tác quốc tế.
4.5. Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy định của Pháp luật.
4.6. Được cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4.7. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng; Được yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng; được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng; Được tham gia vào việc lập kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
4.8. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
4.9. Được hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 417
Tổng lượt truy cập: 3.727.052