Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LƯU VỰC SÔNG BẾN HẢI (PROTECTION FOREST MANAGEMENT BOARD OF BEN HAI RIVER BASIN)
- Ngày đăng: 30-11-2023
- 481 lượt xem
Địa chỉ trụ sở: Đường Trần Hưng Đạo, Thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh
Email: bqlrbh@quangtri.gov.vn
Điện thoại cơ quan: 02333.623.700
I/ Lãnh đạo
1. Ông Nguyễn Ngọc Hùng,
Chức vụ: Giám đốc Ban quản lý
Điện thoại: 0914.333.063
Email: nguyenngochung@quangtri.gov.vn
2. Ông Hoàng Duy Quang
Chức vụ: Phó giám đốc Ban quản lý
Điện thoại: 0943.390.789
Email: hoangduyquang@quangtri.gov.vn
II. Các phòng, trạm thuộc Ban
1. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
2. Phòng Quản lý bảo vệ rừng và kỹ thuật
3. Trạm QLBVR Vĩnh Ha- Vĩnh Ô
4. Trạm QLBVR Linh Thượng
5. Trạm QBVR tiểu khu 604
III. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1. Chức năng:
Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải được thành lập theo Quyết định số 2377/QĐ-UBND ngày 12/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Trị; là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, có chức năng tổ chức, quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng bền vững nhằm bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái trong phạm vi đất và rừng được giao.
2. Nhiệm vụ
- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững rừng phòng hộ, rừng sản xuất trong phạm vi rừng và đất rừng được giao theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật Lâm nghiệp và quy định khác có liên quan.
- Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt.
- Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện theo dõi diễn biến rừng theo đúng quy định của Pháp luật.
- Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
- Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trả lại rừng khi nhà nước thu hồi rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng;
- Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Nhà nước.
- Phối hợp với Hạt, Trạm kiểm lâm các huyện có liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi được giao (thực hiện theo quy chế phối hợp giữa Ban quản lý và các Hạt kiểm lâm đã ký kết).
- Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước, các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác để xây dựng và phát triển rừng phòng hộ.
- Xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức và phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững cho người dân.
- Xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tự tổ chức, hợp tác liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đảm bảo không làm ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng: hệ thống đường tuần tra bảo vệ rừng, công trình phòng cháy chữa cháy rừng, công trình phòng trừ sinh vật gây hại rừng, Trạm bảo vệ rừng, biển báo, biển cảnh báo, mốc ranh giới khu rừng…và các công trình cần thiết khác phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
3. Quyền hạn
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 94 Luật Lâm nghiệp.
- Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng phòng hộ.
- Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
- Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
- Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo đúng quy định tại Điều 59 của Luật Lâm nghiệp.
- Cho thuê môi trường rừng; hợp tác liên kết kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương án quản lý rừng bền vững đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Được đầu tư và bảo đảm kinh phí thường xuyên hàng năm cho các hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.
- Được thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Được cung ứng môi trường rừng và hưởng lợi từ môi trường rừng; Được yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng; được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng; Được tham gia vào việc lập kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Phát luật.
- Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác quốc tế.
- Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
- Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do nhà nước đầu tư.
- Được đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp khác
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 806
Tổng lượt truy cập: 3.588.399