Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

BAN QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CỒN CỎ

Địa chỉ: Huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị;

Điện thoại: 0233.3535.579;

VPĐD: 270 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị;

Điện thoại: 0911.562.806;

Email: concompa@quangtri.gov.vn

 

I. Lãnh đạo

1. Ông Nguyễn Văn Hòa

- Chức vụ: Giám đốc;

- Điện thoại: 0911.562.806;

- Email: nguyenvanhoa_snn@quangtri.gov.vn

2. Ông Trần Khương Cảnh

- Chức vụ: Phó Giám đốc;

- Điện thoại: 0947.579.333;

- Email: trankhuongcanh@quangtri.gov.vn

II. Phòng chuyên môn: Phòng Kế hoạch, Kỹ thuật, Tuần tra, Kiểm soát và Truyền thông

III. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

Quyết định số 3235/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Ban hành quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.

1. Vị trí, chức năng

Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ban Quản lý có chức năng quản lý, bảo vệ Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ theo Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 17/10/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị Ban hành Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật; Trụ sở của Ban Quản lý đặt tại huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Văn phòng Đại diện (VPĐD) Ban Quản lý đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 270 Hùng Vương, Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý, bảo vệ khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu bảo tồn biển và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Xây dựng đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn biển trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển định kỳ hằng năm, 05 năm, 10 năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, phòng, trừ dịch bệnh; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển;

d) Tổ chức nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, tái tạo, phục hồi và phát triển các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn biển; cứu hộ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; quan trắc, thu thập thông tin, số liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, chất lượng môi trường nước;

đ) Giám sát hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án thực hiện trong khu bảo tồn biển;

e) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển;

g) Tổ chức, phối hợp với lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Cảnh sát môi trường, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí lực lượng Kiểm ngư thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong khu bảo tồn biển;

h) Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan hỗ trợ triển khai hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu bảo tồn biển;

i) Ban hành hướng dẫn, quy định đối với phương tiện và hoạt động trong khu bảo tồn biển;

k) Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh diện tích của khu bảo tồn biển; diện tích, vị trí các phân khu chức năng của khu bảo tồn biển và vùng đệm;

l) Lắp đặt, thả phao đánh dấu ranh giới khu bảo tồn biển, ranh giới các phân khu chức năng và lắp đặt phao cho tàu du lịch buộc neo;

m) Quản lý, bảo vệ, bảo tồn, các động vật biển hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như các loài rùa biển, cá heo, san hô…; Bảo tàng (các mẫu động vật đã chết) các động vật biển hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như các loài rùa biển, cá heo, san hô…

n) Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Kiểm Ngư) về công tác quản lý khu bảo tồn biển định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

o) Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

3. Quyền hạn:

a) Thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo tồn biển trong phạm vi quản lý;

b) Hợp tác đào tạo, tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển;

c) Thu phí, lệ phí theo quy định đối với hoạt động trong khu bảo tồn biển;

d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái tự nhiên trên biển trong khu bảo tồn;

đ) Viên chức của Ban Quản lý khu bảo tồn biển khi đang thi hành công vụ trong khu bảo tồn biển được lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, chuyển người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

e) Kinh doanh, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái tự nhiên trên biển và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật;

g) Có ý kiến đối với hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án liên quan đến khu bảo tồn biển được giao quản lý; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm dừng hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và dự án của tổ chức, cá nhân trong trường hợp không thực hiện đúng mục đích, nội dung, kế hoạch hoặc có hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn biển.

h) Được tặng thưởng và cấp Giấy chứng nhận cho cá nhân, nhóm người có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn, bảo vệ và cứu hộ động vật, thực vật thủy sản hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Đang truy cập: 43

Hôm nay: 1946

Tổng lượt truy cập: 3.555.619