Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Các biện pháp kỹ thuật quản lý tổng hợp nhện gié hại lúa tại Quảng Trị
- Ngày đăng: 12-03-2024
- 76 lượt xem
Căn cứ Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp điều tra sinh vật gây hại nhóm cây lương thực (TCVN 13268-1:2021); Quy trình quản lý tổng hợp (IPM) nhện gié hại lúa tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 659/QĐ-BVTV ngày 02/4/2013 của Cục Bảo vệ thực vật; Kết quả thực hiện mô hình trình diễn các biện pháp phòng trừ nhện gié hại lúa vụ Hè Thu năm 2023 trên địa bàn Quảng Trị. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý nhện gié hại lúa như sau:
1. Đặc điểm, triệu chứng và quy luật gây hại
Nhện gié (Tên khoa học: Steneostarsonemus spinki Smiley) là đối tượng dịch hại nguy hiểm gây hại trên cây lúa tại tỉnh Quảng Trị. Diện tích nhiễm, mức độ gây hại của nhện tăng dần qua các năm, nhất là vụ Hè Thu khi điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn. Nhện gié có tốc độ phát triển nhanh, vòng đời ngắn từ 5 - 9 ngày. Chúng có khả năng sinh sản cao, một nhện trưởng thành cái đẻ trung bình 30-50 trứng, cả nhện non và trưởng thành đều gây hại cây lúa.
- Triệu chứng
Triệu chứng gây hại điển hình của nhện gié là những vết thâm nâu hình chữ nhật trên bẹ lá, gân lá hoặc các vết thâm nâu giống như vết cạo gió trên bẹ lá. Hạt lúa bị nhện gié thường có hiện tượng bị biến dạng cong queo, vỏ trấu bị biến màu, lép hoàn toàn gây ảnh hưởng nặng đến năng suất.
- Đặc điểm gây hại
Nhện gié có kích thước cơ thể rất nhỏ, khó phát hiện bằng mắt thường. Nhện gié gây hại trên các bộ phận của cây lúa như bẹ lá, gân lá, bông và hạt lúa. Chúng gây hại bằng cách đục vào trong bẹ, gân lá và hạt lúa để chích hút dịch làm cho cây lúa sinh trưởng, phát triển kém. Thời kỳ lúa làm đòng bị nhện gié hại nặng làm cho cây lúa thiếu dinh dưỡng và trỗ không thoát, hạt lép. Ngoài tác hại trực tiếp thì nhện gié còn tạo ra các vết thương cơ giới, là điều kiện thuận lợi cho một số loài nấm, vi khuẩn như Sarocladium oryzae, Curvularia sp, Alternaria padwrekii,… xâm nhập, phát triển và gây hại.
Nhện gié có thể lan truyền nhờ hạt giống, gió, nước, côn trùng, chuột, công cụ sản xuất nông nghiệp, tàn dư thực vật từ vụ trước qua vụ sau... Đặc biệt, nhện gié có khả năng lây lan rất mạnh qua vết thương cơ học.
Nhện gié là loài ưa nhiệt độ và ẩm độ cao (280C - 320C, ẩm độ trên 90%). Vì vậy, vụ Hè Thu nhện gié phát sinh, gây hại nặng hơn so với vụ Đông Xuân. Nhện gié có khả năng sống với mật độ cao trên lúa chét ở vụ Hè Thu. Nhện gây hại nặng trên ruộng thiếu nước, bón nhiều đạm, ruộng gieo dày và trên những giống nhiễm như HN6, Khang dân, Đài thơm 8…
2. Phương pháp và thời điểm điều tra
- Thời điểm điều tra đầu tiên vào giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh (30 - 35 ngày) bằng biện pháp làm bẫy (ngắt 2/3 phiến lá trên toàn bộ diện tích 0,5m2/bẫy trước theo dõi 3-5 ngày; tạo bẫy ở gần bờ của ruộng cao, ruộng gieo dày, giống nhiễm…), điều tra bổ sung trên lúa chét, cỏ dại… Khi trên bẫy xuất hiện nhện thì tiến hành điều tra mật độ trên ruộng lúa 5 ngày 1 lần.
- Phương pháp phát hiện nhện gié tại các bẫy: Tại các lá đã ngắt khi thấy có triệu chứng vết thâm nâu từ vết cắt kéo dọc xuống theo gân lá tiến hành thu thập và dùng dao lam chẻ vết thâm nâu (dùng dao lam chẻ dọc song song với phiến lá) và soi mẫu bằng kính lúp để phát hiện nhện trong mô gân lá.
- Phương pháp: Điều tra mật độ nhện gié theo quy định mỗi yếu tố (Giống, thời vụ, chân đất…) điều tra 10 điểm, mỗi điểm điều tra 05 dảnh liền kề, đếm tổng số dảnh lúa có nhện gié hoặc dảnh lúa có triệu chứng bị nhện gây hại và áp dụng tiêu chuẩn TCVN 13268-1:2021 về phương pháp điều tra sinh vật gây hại nhóm cây lương thực để tính diện tích nhiễm.
3. Các biện pháp phòng trừ
3.1. Vệ sinh đồng ruộng và chuẩn bị đất gieo cấy
Cày lật gốc rạ sớm trước khi vào vụ ít nhất 15 ngày để vùi hết tàn dư cây lúa, cỏ dại kết hợp bón vôi. Không để lúa chét mọc nhằm hạn chế nơi cư trú và nguồn nhện gié lây lan cho vụ tiếp theo. Làm đất kỹ, san phẳng mặt ruộng trước khi gieo cấy.
3.2 Giống
Sử dụng các giống có phẩm cấp, không lấy giống ở ruộng vụ trước bị nhện hại, hạn chế sử dụng các giống nhiễm.
Gieo cấy tập trung, đồng loạt trên từng khu đồng với mật độ vừa phải: 80 - 90 kg đối với sạ lan; 60 - 70kg với sạ hàng. 3.3 Kỹ thuật chăm sóc
Bón lót đầy đủ, cân đối NPK theo quy trình của từng giống tạo điều kiện cho lúa phát triển nhanh và khỏe ngay từ giai đoạn đầu. Bón thúc phân cân đối theo quy trình cụ thể cho từng giống, tránh bón thừa đạm bởi ruộng bón thừa đạm thường bị nhện gié gây hại nặng.
Quản lý nước: Cần cung cấp đủ nước cho ruộng lúa vì nhện gié phát sinh gây hại nặng trong điều kiện ruộng khô hạn.
3.4. Trừ nhện
Thường xuyên thăm đồng để theo dõi sự phát sinh gây hại của nhện gié, nhất là từ thời kỳ lúa đứng cái đến trổ (khoảng 30 - 60 ngày sau gieo, cấy). Không phun thuốc quá sớm và không phun phòng để tạo điều kiện cho thiên địch của nhện gié phát triển. Đặc biệt, chú ý theo dõi nhện gié ở thời kỳ lúa tượng khối sơ khởi và thời kỳ trước trổ 7-10 ngày để phun trừ kịp thời.
Có thể phun trừ nhện 1 - 2 lần/vụ tùy vào thời gian phát sinh, thời tiết, đặc tính của giống và mức độ gây hại của nhện.
- Phun 01 lần: Vào thời kỳ lúa trước trổ 7 ngày nếu mật độ điều tra nhện trên ruộng từ 1.000 con/m2 trở lên hoặc 5% số dảnh bị nhiểm.
- Phun 02 lần: Lần 1 ở thời kỳ lúa làm đòng (trước trổ 14 ngày) nếu có mật độ điều tra nhện 1.000 con/m2 trở lên hoặc 5% số dảnh bị nhiễm. Lần 2 trước trổ 7 ngày.
Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Quinalphos, Hexythiazox, Propargite Fenpropathrin và một số loại thuốc trừ nhện gié khác trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để phun trừ theo liều lượng khuyến cáo. Cần luân phiên sử dụng các loại thuốc để tránh quen thuốc, nhờn thuốc. Lượng nước thuốc phun bằng bình bơm đeo vai: 400 lít/ha, phun bằng Drone: 40 lít/ha. Chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc, đúng cách) và thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng đúng nơi quy định ./.
Phòng Bảo vệ thực vật - Chi cục Trồng trọt và BVTV Quảng Trị
- Chi cục Trồng trọt và BVTV và UBND huyện Hải Lăng chỉ đạo quyết liệt phòng trừ bệnh đạo ôn bảo vệ lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 (12/03/2024)
- Phòng trừ bệnh hại cao su giai đoạn ra lá mới (29/02/2024)
- Tên thủ tục: Cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng (Mã thủ tục: 1.012001.H50) (11/11/2024)
- Tên thủ tục: Cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng (Mã thủ tục: 1.012002.H50) (11/11/2024)
- Thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân (Mã thủ tục: 1.011999. H50) (11/11/2024)
- Thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân (Mã thủ tục: 1.012000. H50) (11/11/2024)
- Cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng (Mã thủ tục: 1.012003.H50) (11/11/2024)
- Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng (Mã thủ tục: 1.012004.H50) (11/11/2024)
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam (21/02/2024)
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai các hoạt động hỗ trợ xã Mò Ó, huyện Đakông trong xây dựng nông thôn mới (11/01/2024)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 7
Hôm nay: 654
Tổng lượt truy cập: 3.557.327