Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Ngày 28/7, đồng chí Trần Văn Quảng - BT Huyện ủy - CT UBND huyện cùng đại diện các phòng ban liên quan đã đi kiểm tra tình hình hạn hán trong sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu năm 2020.

Ngày 28/7, đồng chí Trần Văn Quảng - BT Huyện ủy - CT UBND huyện cùng đại diện các phòng ban liên quan đã đi kiểm tra tình hình hạn hán trong sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu năm 2020.

 

 

1. Nguy cơ mất an toàn thực phẩm:
Các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm thủy sản khô bao gồm: sản phẩm chứa chất phụ gia (phẩm màu, chất bảo quản...) không có trong danh mục được phép hoặc vượt quá giới hạn cho phép.
Nghiêm cấm việc dùng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản độc hại để tránh ruồi, bảo quản thủy sản khô trong quá trình xử lý, chế biến (như biến cá ươn thành cá tươi, chống ruồi do phơi không đảm bảo vệ sinh, bảo quản cá khỏi bị nấm mốc...); Sản phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh (Samonella, E.coli...); bị bụi bẩn, chất độc hại do phơi ven đường, ven kênh rạch, trên nền đất ... không đảm bảo vệ sinh.
 2. Tác hại đối với người sử dụng:
Người sử dụng sản phẩm không an toàn có thể bị suy gan, thận, hệ thống tiêu hóa. Gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ thống nội tiết. Gây bệnh tiêu chảy cấp, thương hàn... hoặc thậm chí bị ung thư nếu dùng thời gian dài.
3. Một số quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trong cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản khô:
- Địa điểm sản xuất (phù hợp với quy hoạch của địa phương; có khoảng cách thích hợp với các nguồn ô nhiễm như khu dân cư, bệnh viện, nghĩa trang, khu công nghiệp... nhằm tránh bị ô nhiễm cho sản phẩm;…)
- Kết cấu nhà xưởng, bố trí sản xuất (đủ diện tích, dễ làm vệ sinh, không gây ô nhiễm cho sản phẩm; không có hiện tượng ngưng tụ hơi nước; các công đoạn sơ chế, chế biến được bố trí theo nguyên tắc 1 chiều, tránh gây ô nhiễm chéo…)
- Trang thiết bị sản xuất (phù hợp để sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm; trang thiết bị trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh…).
- Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị (sử dụng chất tẩy rửa nằm trong danh mục được phép sử dụng; dụng cụ làm vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng, có quy trình và thực hiện đúng quy trình vệ sinh nhà xưởng…)
- Người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân (người trực tiếp sản xuất được khám sức khỏe định kỳ; có kiến thức về ATTP; có khu vực thay bảo hộ lao động; có đủ nhà vệ sinh ở vị trí thích hợp; đủ trang thiết bị làm vệ sinh công nhân; có quy định và thực hiện đúng quy định vệ sinh công nhân…)
- Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm (nước, nước đá đáp ứng quy định về nước ăn uống; phụ gia, chất bảo quản, chất hỗ trợ chế biến trong danh mục được phép sử dụng, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định; nguyên liệu đáp ứng yêu cầu để sản xuất thực phẩm… )
- Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải (có trang thiết bị và thực hiện phòng chống động vật gây hại; có biện pháp xử lý nước thải, nước thải đáp ứng quy định trước khi xả ra môi trường; có dụng cụ/ biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn…)
- Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển (vật liệu bao gói không gây ô nhiễm cho sản phẩm; Ghi nhãn đầy đủ thông tin, đúng quy định; có nơi bảo quản, phương tiện bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm, được sắp xếp hợp lý và vệ sinh sạch sẽ; ...)
- Điều kiện bảo đảm ATTP và QLCL (duy trì điều kiện bảo đảm ATTP; có quy định và thực hiện thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (SOP); khuyến khích cơ sở áp dụng các chương trình QLCL tiên tiến theo HACCP, ISO 22000,...; riêng cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản phải xây dựng và áp dụng HACCP)
- Ghi chép và truy xuất nguồn gốc (ghi chép việc tiếp nhận và sử dụng nguyên liệu, vật tư đầu vào của quá trình sản xuất; việc ghi chép các biểu giám sát thực hiện GMP, SOP; biện pháp khắc phục các sai lỗi; các ghi chép nhằm truy suất nguồn gốc sản phẩm...)
4. Khuyến nghị đối với người tiêu dùng:
- Không mua sản phẩm đã bị mốc.
- Không mua sản phẩm có màu sắc lạ.
- Nên chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng.
5. Quy định xử phạt khi vi phạm an toàn thực phẩm thủy sản khô:
Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
- Phạt tiền đến 100 triệu đồng hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu trong sơ chế, chế biến thủy sản khô.
- Phạt tiền đến 100 triệu đồng hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Phạt đến 20 triệu đồng hành vi vi phạm quy định về điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm.
* Phạt bổ sung:
- Đình chỉ hoạt động sản xuất.
- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
* Khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy sản phẩm.
- Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng sản phẩm vi phạm.
Trong thời gian qua, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản đã lấy 30 mẫu cá khô, cá hấp phơi khô trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để kiểm tra levamisol (thuốc trừ giun sán) và trichlorfon (một loại hóa chất dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và diệt côn trùng). Kết quả: không phát hiện.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản khô phải đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm, đồng thời người tiêu dùng cũng phải ý thức trách nhiệm lựa chọn sản phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình./.

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 1200

Tổng lượt truy cập: 3.218.843