Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Để bảo vệ động vật hoang dã, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để bảo tồn và phát triển với chế tài nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm, trong đó hình phạt xử lý hình sự có mức cao nhất lên đến 15 năm tù, hình phạt tiền cao nhất có thể lên đến 15 tỉ đồng.

Mới đây, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và các cơ quan liên quan ở cấp quốc gia và địa phương tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm Trạm Kiểm lâm thành phố Đông Hà cũng đã xây dựng kế hoạch và thực hiện việc kiểm tra các cơ sở chế biến, thương mại lâm sản, ký cam kết với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố với mục đích tăng cường kiểm tra các nhà hàng, quán ăn, các địa điểm kinh doanh và tiếp tục tăng cường quản lý, kiểm soát các hộ gia đình, cá nhân gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang đã qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực, ý thức bảo vệ động vật hoang dã được nâng cao, ngày càng có nhiều người dân tự nguyên giao nộp các cá thể động vật hoang dã đã được gia định nuôi từ lâu hoặc phát hiện, bắt được ở vườn nhà… Đến nay, đã tiếp nhận cứu hộ 03 cá thể khỉ và ký cam kết với 25 chủ nhà hàng, quán ăn nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã góp phần bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã, quy hiếm của Việt Nam.

Tuy nhiên trên địa bàn thành phố Đông Hà, tình trạng kinh doanh, tiêu thụ các loài động vật hoang dã còn diễn biến ở một số nơi. Trong đó, nguyên nhân chính đó là nhận thức của người dân, của xã hội trong việc thực hiện không tiêu thụ, quảng cáo động vật, thực vật hoang dã còn hạn chế. Do vậy, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Qua đó, góp phần chuyển tải thông điệp “Không săn bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ và quảng cáo động thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm” đến chủ các nhà hàng, quán ăn, các hộ dân đang có sinh kế liên quan đến động vật hoang dã. Đồng thời cập nhật những kiến thức pháp luật mới về động vật hoang dã, kêu gọi các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cùng chung tay hành động để bảo vệ các loài động vật hoang dã. Từ đó tạo sự lan tỏa, cộng hưởng mạnh hơn trong công tác bảo vệ động vật hoang dã và bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Trị./.

Bài và ảnh: Khổng Thị Lê Phương

Trạm Kiểm lâm TP Đông Hà

Đang truy cập: 7

Hôm nay: 1175

Tổng lượt truy cập: 3.557.848