Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Hiện nay, an toàn thực phẩm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó có vai trò rất lớn của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hiện nay, an toàn thực phẩm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó có vai trò rất lớn của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thời gian qua một số vụ vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm trên cả nước đã được phát hiện và xử lý, tuy nhiên an toàn thực phẩm vẫn đang là thách thức to lớn. Thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng, có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như Ung thư, ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước về lâu dài ảnh hưởng đến giống nòi Việt Nam.

Để quản lý an toàn thực phẩm, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật như Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Luật an toàn thực phẩm, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, các Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ chuyên ngành.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã bàn hành Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT (Thông tư 17) ngày 31 tháng 10 năm 2018 Quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thônĐể triển khai thực hiện Thông tư 17, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định 32/2019/QĐ-UBND (Quyết định 32) ngày 29  tháng 7 năm 2019 Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phâm đối vơi cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quan lý của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

* Phương thức quản lý: Thực hiện thông qua việc tổ chức ký cam kết, kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết và xử lý các cơ sở vi phạm cam kết. Thời hạn ký cam kết là 3 năm/lần.

Tại Quảng Trị, cơ quan được giao tổ chức ký cam kết là Ủy ban Nhân dân cấp xã, cơ quan thực hiện việc kiểm tra là Ủy ban Nhân dân cấp huyện,

Xử lý vi phạm: Các cơ sở vi phạm cam kết lần đầu, cơ quan quản lý nhắc nhở cơ sở tuân thủ bản cam kết; Đối với các cơ sở vi phạm cam kết lần thứ hai, cơ quan quản lý công khai việc cơ sở không thực hiện đúng cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; Đối với cơ sở vi phạm cam kết gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cơ sở vi phạm cam kết từ lần thứ 3 trở đi thì tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan quản lý kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.

* Nội dung ký cam kết: Các cơ sở phải cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu đảm bảo  an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành trong đó cơ bản cần thực hiện theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010, Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 16.494 cơ sở thuộc diện ký cam kết, trong đó tỉ lệ ký cam kết hiện nay 82% (13.496) so với nhiều tỉnh thành trên cả nước thì tỉ lệ này đang ở mức thấp. Thời gian qua, Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản được sự phân công của Sở Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành tập huấn hướng dẫn cho cán bộ địa phương tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 17 và Quyết định 32, đồng thời hướng dẫn các cơ sở thuộc diện ký cam kết các nội dung phải cam kết thực hiện theo quy định. Triền khai thực hiện tốt Thông tư 17 nhằm quản lý tốt về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản nhỏ lẽ, đồng thời đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá xếp hạng chỉ số quản lý về an toàn thực phẩm của tỉnh Quảng Trị. Do đó để đạt hiệu quả cao thì các cơ quan được phân công quản lý các cơ sở thuộc diện ký cam kết, đặc biệt là UBND cấp huyện, cấp xã cần quyết liệt triển khai thực hiện, các cơ sở ký cam kết cần nghiêm túc thực hiện các nội dung đã cam kết./.

Trần Quốc Tuấn - Chi cục QLCL nông lâm sản và thuỷ sản

Đang truy cập: 7

Hôm nay: 1581

Tổng lượt truy cập: 3.592.303