Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Ngày 30/7, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân huyện tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 74/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về phòng không nhân dân. Tham dự có đồng chí Thượng tá Nguyễn Tiến Tịnh - Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đồng chí Trần Văn Quảng - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện. đồng chí Võ Đắc Hóa - UVTV - Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy, đồng chí Thượng tá Trần Phong Vấn - UVTV - CHT BCH Quân sự huyện, đồng chí Nguyễn Thiên Bình - UVTV - CT UBMTTQVN huyện, đồng chí Nguyễn Văn Hồng - HUV - PCT HĐND huyện, đồng chí Dương Đức Hạnh - HUV - PCT UBND huyện; đại diện các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện; CHT BCH Quân sự các xã, thị trấn.

Ngày 30/7, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân huyện tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 74/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về phòng không nhân dân. Tham dự có đồng chí Thượng tá Nguyễn Tiến Tịnh - Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đồng chí Trần Văn Quảng - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện. đồng chí Võ Đắc Hóa - UVTV - Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy, đồng chí Thượng tá Trần Phong Vấn - UVTV - CHT BCH Quân sự huyện, đồng chí Nguyễn Thiên Bình - UVTV - CT UBMTTQVN huyện, đồng chí Nguyễn Văn Hồng - HUV - PCT HĐND huyện, đồng chí Dương Đức Hạnh - HUV - PCT UBND huyện; đại diện các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện; CHT BCH Quân sự các xã, thị trấn.

Theo báo cáo nhanh của các địa phương đã có trên 5.800 con gia súc và 580.000 con gia cầm các loại chết hoặc trôi mất; nhiều hố chôn gia súc, gia cầm bệnh tại một số địa phương bị ngập nước lâu ngày dẫn đến sụt lún, do đó nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao.
Nhằm ngăn chặn sự phát tán của mầm bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 7264/BNN-TY ngày 20/10/2020 về việc tổng vệ sinh, sát trùng, phòng chống dịch bệnh sau mua lũ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật trong công tác vệ sinh, sát trùng và xử lý sự cố hố chôn gia súc, gia cầm phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ như sau:
1. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi:
- Khi nước rút, thực hiện vệ sinh cơ giới trước khi phun hóa chất sát trùng. Nước rút đến đâu cần quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, thu gom rác thải đến đó… rồi tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả.
- Tổ chức quét dọn, thu gom toàn bộ bùn, đất, phân, chất thải, rác thải tại khu vực chuồng nuôi gia súc, gia cầm và khu vực tiếp giáp xung quanh, rắc vôi, đóng vào bao kín để gọn một nơi, đào hố ủ làm phân, đảm bảo vệ sinh môi trường. Sửa chữa, cải tạo chuồng trại bị hư hỏng do bão và ngập nước.
- Nạo vét, dọn bùn đất, khơi thông cống rãnh bên trong chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đặt túi vôi bột tại các rãnh thoát nước. Tiến hành cọ rửa sạch sẽ bề mặt nền chuồng, tường chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi phun thuốc sát trùng.
- Quét vôi lại chuồng nuôi. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc Hantox-200 để phun diệt ruồi, muỗi tại khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
- Sử dụng các loại hóa chất thông dụng để phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
 Lưu ý: Để việc tiêu độc khử trùng đạt hiệu quả, đầu tiên cần dùng nước và xà phòng để làm sạch các chất hữu cơ trên bề mặt của nền, tường chuồng nuôi, sau đó để khô ráo chuồng nuôi mới dùng các loại hóa chất với nồng độ đảm bảo để khử trùng.

2. Tiêu hủy xác chết động vật 
Khi có vật nuôi ốm, chết phải thực hiện tiêu hủy bằng biện pháp chôn hoặc đốt xác, trong đó biện pháp đốt xác vật nuôi chết là hiệu quả nhất.
Khi có vật nuôi chết trong mùa mưa lũ không tiêu hủy ngay được phải phun thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc sát trùng hoặc tưới dầu hỏa lên xác vật chết để chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập, đợi khi nước rút thì đem chôn lấp; phải đào hố, chôn sâu và rắc vôi bột. Tuyệt đối không giết mổ, vận chuyển, bán chạy, vứt xác chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.
* Lưu ý về chăm sóc nuôi dưỡng:
- Để chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ mới đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Tăng cường khẩu phần ăn để vật nuôi nhanh chóng hồi phục sức khỏe và tăng khả năng phòng chống dịch bệnh; sau mưa lũ có thể bổ sung thêm khoáng, vitamin tăng sức đề kháng và kháng sinh phòng bệnh tiêu chảy, hô hấp vào thức ăn, nước uống cho vật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Với những vật nuôi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh đường hô hấp thì phải cách ly và điều trị kịp thời.
- Mở bạt chuồng nuôi để cho ánh nắng chiếu vào khu vực chuồng để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
- Định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi để chủ động phòng dịch. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường như uể oải, ủ rũ, kém ăn; tình trạng sức khoẻ. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường. Khi nghi ngờ vật nuôi mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Dịch tả lợn Châu Phi… phải báo ngay cho Nhân viên thú y hoặc trưởng thôn để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh.
- Đối với những vùng bị ngập lụt, bằng mọi cách phải di dời gia súc, gia cầm lên những vùng đất cao, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ thức ăn đầy đủ và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, nhất là không cho gia súc, gia cầm uống nước lũ đã nhiễm bẩn, cần cho uống nước đã lắng phèn hoặc khử trùng.
3. Tiêu độc khử trùng bằng các loại hóa chất
3.1. Đối tượng cần khử trùng tiêu độc
- Chuồng trại, khu vực chăn nuôi
- Nơi xử lý chôn lấp lợn, hố chôn bị rỉ nước bẩn. 
3.2. Liều sử dụng
- Nồng độ thuốc pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Lượng dùng: 1 lít dung dịch pha phun  3-5m2 nền chuồng nuôi hay diện tích cần tiêu độc khử trùng.
3.3. Hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc sát trùng thông dụng
Sử dụng các loại thuốc sát trùng có khả năng tiêu diệt mầm bệnh như sau:
a) BENKOCID
- Tiêu độc sát trùng chuồng trại: Pha loãng 1/250-300 (33 - 40ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch) phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt. Một lít dung dịch pha phun cho 2 - 3m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch. Ngày 1 - 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch.
- Tiêu độc phương tiện vận chuyển, sát trùng lò ấp, máy ấp trứng: 20ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên xe vận chuyển, sát trùng lò ấp, máy ấp trứng.
- Khử trùng trứng: 10ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch.
- Tiêu độc xác súc vật chết, phân súc vật, hố sát trùng: 70ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun ướt đều xác thú chết, phân súc vật.
Lưu ý:
* Không xịt thẳng vào chuồng đang có thú
* Tránh tiếp xúc với da, niêm mạc mắt.
* Tránh xa tầm tay của trẻ em.

b) VETVACO-IODINE

- Tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bể chứa nước: Pha 20 - 30ml dung dịch Vetvaco-Iodine vào 10ml nước, dung từ 100 - 200ml dung dịch vừa pha cho 1m2 diện tích cần khử trùng. Các dụng cụ nhỏ có thể ngâm trong dung dịch này từ 20 - 30 phút.

- Khử trùng không khí phòng dịch bệnh: Pha 20 - 30 ml dung dịch Vetvaco-Iodine trong 10 - 12 lít nước, phun sương cho 80 - 100m3 không khí chuồng nuôi 1 - 2 ngày/lần.

- Sát trùng da, vết thương: Pha loãng ½ dung dịch Vetvaco-Iodine với nước cất dùng bông gòn thấm dung dịch bôi trực tiếp vào nơi cần sát trùng.

c) NAVET-IODINE

Pha theo tỷ lệ chỉ định, phun xịt đều lên nền chuồng:
Định kỳ: 20ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt. 1lít dung dịch pha phun cho 4-5m2 nền chuồng; 5-7 ngày phun lại 1 lần.
Khi có dịch bệnh: 50 ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt. 1 lít dung dịch pha phun cho 2 - 3m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch sẽ. Ngày 1 - 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch.
Tiêu độc phương tiện vận chuyển, chuồng trại đang có thú: 25ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên xe vận chuyển, chuồng trại.
Sát trùng dụng cụ chuồng trại, máng ăn, máng uống, dụng cụ vắt sữa: 20ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch. Ngâm 15 phút
Khử trùng trứng, thụt rửa tử cung: 15ml thuốc pha trong 10lít nước sạch.
Tiêu độc xác súc vật chết, phân súc vật, hố sát trùng: 100ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun ướt đều xác thú chết, phân súc vật.

d) VÔI BỘT

- Sử dụng vôi bột tại các hố chôn lấp gia súc, gia cầm: Rải đều xuống hố 1 lớp vôi trước khi cho gia súc, gia cầm chết xuống và sau khi cho tất cả xuống hố rải tiếp 1 lớp vôi nữa.
- Tại các trục đường giao thông: Vôi bột phải thường xuyên được trải ở mặt đường với diện tích đủ 01 vòng bánh xe ô tô lăn qua.
- Nước chảy ra tại các hố chôn lấp gia súc, gia cầm: Rắc 1 lớp vôi bột lên bề mặt hố chôn và vùng nước chảy ra để sát trùng.
4. Biện pháp xử lý sự cố hố chôn gia súc, gia cầm
4.1. Sự cố hố chôn         
- Hố chôn lún, sụp, rỉ nước bẩn,  bốc mùi hôi thối, ô nhiễm nước ngầm.         
- Xác chết sau khi chôn lấp, bị phân huỷ, tan rã, thể tích khối chất chứa giảm thấp, gây hiện tượng lún, sụp lớp đất trên miệng hố. Hiện tượng lún sụp thường xảy ra ở vùng đất cao, chôn lấp sơ sài, không nén chặt, lớp đất phủ trên xác không đủ dầy, số lượng gia súc, gia cầm chôn lớn. Khả năng thấm của đất tốt (đất cát, đất mùn, hay cát pha) thường bị lún sụp nhiều. Hiện tượng lún sụp không đồng đều thường tạo ra nhiều vết nứt trên miệng hố, bốc mùi hôi;          
- Hiện tượng bốc mùi hôi thối thường xảy ra sau 7 - 20 ngày.  Các chất khí bốc ra từ hố chôn bao gồm các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ như Indol, Scatol, Captan, sulfuahydro,… các chất khí này khuyếch tán vào không khí. Hiện tượng lún sụp và bốc mùi thường xuất hiện cùng nhau;
- Hiện tượng nước bẩn tràn ra xung quanh hố chôn sau khi chôn lấp thường xảy ra ở vùng đất ngập nước, đất có mạch nước ngầm thấp, đất sét không thấm nước. Việc lấp đất sơ sài, không nén chặt đất trên miệng hố hoặc lớp đất quá mỏng cũng gây hiện tượng rỉ nước xung quanh hố chôn, gây ô nhiễm. 
4.2. Biện pháp xử lý hố chôn
a) Đối với hố chôn ở xa khu vực dân cư: 
 - Đắp thêm đất  trên  mặt hố và nén chặt. Đất đắp cao và rộng ra xung quanh miệng hố chôn khoảng 0,3 - 0,5m;         
- Nước chảy ra xung quanh được phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột; Có thể sử dụng một trong các chế phẩm sau để xử lý: EMC, Umikai, Enchoice solution và vôi bột để xử lý múi hôi hố chôn. 
b) Đối với hố chôn ở gần khu vực dân cư:
Có thể sử dụng các loại thuốc sau:
Umikai: Pha thành dung dịch 0,5% (1kg/200lít nước), tưới trên bề mặt hố chôn sau khi đã đào lớp đất bề mặt hố chôn 0,5m để dung dịch thấm vào trung tâm hố/làm 3 lần liên tiếp cách nhau 12 giờ/sau 48 giờ có thể khử hết 90 - 100% mùi hôi khu vực ô nhiễm;
- Enchoice solutionPha dung dịch nồng độ 7 - 10ml/10 lít nước sạch; phun trên mặt hố chôn và vùng có nước bẩn chảy ra 2 lần/ngày (sáng và chiều) trong 2-3 ngày đầu, sau đó giảm xuống 1 ngày/lần và 2 ngày/lần. Thời gian kéo dài 7 - 10 ngày;
-  Kết hợp việc dùng hóa chất khử mùi nên đắp thêm đất trên toàn bộ bề mặt hố chôn để tăng hiệu quả xử lý.
Để công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm đạt hiệu quả, nhất là trong mùa mưa bão, trước hết phải làm tốt công tác chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường và theo dõi nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh để chủ động phòng chống khi dịch bệnh có thể xảy ra; những công việc này cần được các hộ chăn nuôi tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục và bên cạnh đó cần được sự quan tâm của cộng đồng dân cư để đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm và hạn chế mức thấp thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Mọi thông tin trao đổi về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh và thông báo dịch xin liên hệ với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tại Km3 - đường 9D, Thành phố Đông Hà, số điện thoại: 0233.3569895 để được tư vấn kịp thời.

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 482

Tổng lượt truy cập: 3.223.119