Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Dịp Tết mọi người thường mong muốn nấu nhiều món ăn ngon cho cả gia đình thưởng thức. Vì vậy mà chiếc tủ lạnh của gia đình sẽ luôn chật cứng thực phẩm. Nếu bảo quản không đúng cách thực phẩm rất dễ bị hỏng. Để giúp bảo đảm an toàn cho sức khỏe trong những ngày Tết. Sau đây những phương pháp bảo quản thực phẩm cực lâu mà không làm mất đi sự tươi ngon, không mất chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm.

Dịp Tết mọi người thường mong muốn nấu nhiều món ăn ngon cho cả gia đình thưởng thức. Vì vậy mà chiếc tủ lạnh của gia đình sẽ luôn chật cứng thực phẩm. Nếu bảo quản không đúng cách thực phẩm rất dễ bị hỏng. Để giúp bảo đảm an toàn cho sức khỏe trong những ngày Tết. Sau đây những phương pháp bảo quản thực phẩm cực lâu mà không làm mất đi sự tươi ngon, không mất chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm.

Bước 1: Phân loại thực phẩm

Phân loại thực phẩm là một trong những cách quan trọng nhất giúp bạn bảo quản thực phẩm an toàn vệ sinh và tươi trong thời gian lâu nhất. Trước khi để thức ăn vào tủ lạnh, chị em cần phân loại thực phẩm vào đúng ngăn, đồng thời tuân thủ quy tắc sử dụng thực phẩm cũ trước, mới sau. Nên phân loại và bảo quản riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, các loại rau củ và thịt cá tươi sống.

Bước 2: Sơ chế thực phẩm trước khi lưu trữ

Nhiều người có thói quen bảo quản thịt sống và một số loại hoa quả tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua về mà không sơ chế hay vệ sinh sạch. Điều này khiến các loại vi khuẩn và mầm bệnh từ thực phẩm có điều kiện phát triển.

Với rau cũ chúng ta cần cắt bỏ phần hư hỏng, làm sạch trước khi bảo quản. Lưu ý đối với rau, củ, quả chúng ta không nên rửa bằng nước, mà có thể dùng khăn lau khô. Nếu rửa cần để ráo nước trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh, để tránh rau củ bị dập nát, nhanh thối rửa.

Với thịt, cá sống, hải sản chị em cũng cần sơ chế sạch trước khi bảo quản.

Ngoài ra, các bà nội trợ nên chia lượng thực phẩm thành nhiều phần nhỏ, dễ dàng lấy ra một lượng phù hợp khi chế biến cho gia đình. Tránh hiện tượng rả đông xong cất lại làm giảm mùi vị, độ tươi ngon của thực phẩm.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp bảo quản phù hợp đối với từng loại thực phẩm:

Cách bảo quản thực phẩm sống:

 Thực phẩm sống như thịt, cá, hải sản... thường hay có nước nên rất dễ bị hỏng, ôi thiu. Vì vậy cần bảo quản cẩn thận và tránh để chung với các loại thực phẩm khác để đề phòng lây nhiễm vi khuẩn. Đối với các loại thịt sống thì cần được giữ đông ở ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản lâu hơn, đồng thời cũng phòng tránh việc có thể lây nhiễm vi khuẩn sang thực phẩm khác. Nên làm sạch thực phẩm, sau đó chia nhỏ thành từng phần phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, cho vào túi nilon hoặc hộp đựng thực phẩm, bọc thật kỹ và mang giữ trong ngăn đá tủ lạnh. Ngoài ra bạn có thể dùng máy hút chân không hút sạch không khí trong túi. Cách bảo quản này sẽ giúp thực phẩm sống không bị mất màu, không mất chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo hương vị. Khi cần sử dụng, bạn mang rã đông, thực phẩm vẫn đảm bảo tươi ngon và hợp vệ sinh.

Cách bảo quản rau củ:

Rau củ quả là thực phẩm thực sự khó bảo quản vì không thể bỏ tủ đông như thực phẩm tươi sống. Vì vậy để bảo quản rau củ quả được lâu và đảm bảo an toàn thực phẩm chúng ta cần biết được đặc tính riêng biệt của từng loại rau.

Các loại rau củ quả không được bảo quản trong tủ lạnh (Chỉ bảo quản bên ngoài )

Các bạn có thể bảo quản các loại củ, quả này ở nơi thoáng mát, khô ráo trong nhà bếp hoặc khu vực đựng thức ăn của mình. Trong môi trường nhiệt độ tủ lạnh có thể gây tổn hại cho hương vị và kết cấu của các loại thực phẩm này.

- Tỏi: giữ trong một khu vực khô, thông gió tốt.

- Hành tây: đừng lưu trữ gần khoai tây – chúng sẽ bị hỏng nhanh hơn.

- Khoai tây: tránh xa hành tây; lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát.

- Khoai lang: bạn cần tránh xa nhiệt độ và ánh sáng.

- Quả bí đỏ: lưu trữ ở nơi khô thoáng.

Các loại rau củ quả cần bảo quản bên ngoài cho đến khi chín  mới được bảo quản trong tủ lạnh

Ở nhiệt độ lạnh thì các loại củ quả này sẽ ngừng quá trình “chín”. Vì vậy dưới đây là các loại rau quả bạn cần bảo quản ở nhiệt độ thường cho đến khi chúng chín hoàn toàn, sau đó bạn có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.

Bơ (nếu muốn bơ chín nhanh hơn, bạn nên để bơ trong 01 chiếc túi giấy), Lê (nếu muốn lê nhanh chín, bạn đặt quả lê chung với 1 quả táo), Cà chua, Dưa, Đào, Mận, Chuối, Đu đủ, Xoài.

Các loại rau củ quả cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ngay sau khi mua:

Măng tây: cắm vào lọ có nước, phủ lên 1 lớp ny-lon

Cần tây, súp lơ xanh: Bọc cần cây, súp lơ xanh trong giấy bạc trước khi cho vào tủ lạnh, để được tới 4 tuần

Gừng: nên bảo quản trong tủ lạnh, tươi lâu, dễ bóc vỏ và thái nhỏ

Nấm: bỏ vào túi giấy, không nên để trong túi ny-lon sẽ làm cho chúng hư hỏng nhanh hơn.

Cam, quýt: có thể để ở nhiệt độ phòng nhưng ko để đc lâu bằng cách gói trong túi nhựa, cất vào ngăn mát tủ lạnh.

Táo: cất vào ngăn để rau trong tủ lạnh (2 tuần)

Atisô: Rắc một ít nước và để trong túi nhựa.

Củ cải: Cắt những mảng xanh và làm lạnh chúng một cách riêng biệt.

Chuối, Ớt: Lưu trữ trong túi nhựa.

Bông cải xanh: Lưu trữ trong bao ni-lon.

Bắp cải: Lưu trữ trong một túi nhựa đục.

Cà rốt: Loại bỏ các đỉnh màu xanh lá cây; giữ trong túi nhựa.

Súp lơ: Lưu trữ trong một bao nhựa.

Cần tây: Lưu trữ trong một túi nhựa.

Ngô: Giữ vỏ trấu cho đến khi sẵn sàng để nấu.

Dưa chuột: Lưu trữ trong túi nhựa.

Cà tím: Giữ trong túi nhựa.

Đậu xanh: Lưu trữ trong bao bì kín hoặc túi kín.

Hành lá: Lưu trữ trong túi nhựa.

Cải xoan Kale: Giữ trong một túi nhựa đục.

Xà lách: Giữ trong túi nhựa lỏng lẻo đóng trong crisper.

Đậu Hà Lan: Lưu trữ trong túi nhựa đục lỗ.

Củ cải: Tháo các mảng xanh trước khi cất trong túi nhựa.

Quả bí: Lưu trữ trong túi nhựa.

  Một số mẹo và cách bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh ngay sau khi mua về

+ Loại bỏ những phần rau củ quả bị hỏng. Những phần bị hỏng sẽ sinh ra khí ethylene, ảnh hưởng đến các loại rau củ quả khác nếu để chung, ngoài ra còn làm cho mầm nấm mốc lây lan và làm hư những thực phẩm khác. Cắt bớt ngọn củ cải, cà rốt, su hào trước.

+  Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh. Có vẻ sẽ hơi lạ lẫm, nhưng thực sự việc bạn không rửa rau trước khi cho vào tủ lạnh sẽ là cách bảo quản rau củ quả tươi lâu hơn. Bởi vì trong quá trình bạn rửa sạch, rau củ quả sẽ bị mất đi lớp bảo vệ tự nhiên bên ngoài có khả năng giúp nó tránh việc bị đổi màu, thối rữa. Nếu hoa quả bị bẩn, bạn chỉ nên dùng khăn sạch hoặc giấy để lau là được.  Nếu bạn đã rửa qua rau củ trước, để tránh hiện tượng rau bốc mùi nhanh, bạn nên đặt một miếng giấy khô trong hộp chứa rau hoặc hoa quả để hút hơi ẩm và ngăn chặn cho chúng tránh bị thối rữa trong thời gian ngắn.

+  Không cắt nhỏ rau củ. Việc cắt nhỏ rau, củ cũng sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu và tạo điều kện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

+  Bảo quản riêng trái cây và rau củ. Khí ethylene sinh ra từ trái cây khi chín sẽ làm cho các loại rau xanh (dễ hấp thu khí ethylene) mau vàng lá, hư hỏng. Nên trước khi bảo quản, lưu ý là nên bảo quản riêng.

+  Bảo quản rau củ quả trong túi giấy, túi nhựa hay hộp bảo quản chất liệu tốt, chuyên dụng. Bảo quản riêng từng loại thực phẩm bằng hộp nhựa bảo quản thực phẩm, túi zip, bên dưới hộp hoặc túi có lót 1 lớp giấy ăn để hút ẩm. Nên đặt thêm dưới đáy ngăn rau 1 lớp khăn giấy ăn để hút ẩm. Với mốt số loại thực phẩm có nhiều nước thì bạn nên cho vào túi giấy thực phẩm. Bạn cũng có thể bọc rau củ với túi ny-lon và bó chặt phía dưới trước khi cho vào tủ lạnh.

+  Lưu ý thời gian bảo quản: Thời gian bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh sẽ là khác nhau cho từng loại rau củ quả và tùy vào môi trường trong tủ lạnh có sạch sẽ, có bị nhiễm khuẩn chéo, có đúng nhiệt độ bảo quản hay không. Nhưng nhìn chung thì thời gian bảo quản từ 3-7 ngày tùy loại.

. Đối với thực phẩm chín:

Các loại thực phẩm chín hoặc các món ăn chuẩn bị sẵn, bạn nên để thức ăn nguội hẳn mới cho vào hộp đựng thực phẩm và giữ lạnh trong tủ. Nếu cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh sẽ làm thức ăn bị biến chất, ngưng đọng hơi nước và tác động không tốt cho sức khỏe khi ăn. Nên bảo quản thực phẩm chín bằng các hộp đựng thực phẩm chuyên dụng, tránh để thực phẩm chín tiếp xúc với các loại thực phẩm khác, trước khi ăn nên nấu lại để bảo đảm vệ sinh.

 Bí quyết để gia đình luôn có thực phẩm tươi ngon đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm: 

Không mua nhiều hơn nhu cầu sử dụng vì đang giảm giá.

Khi lưu trữ trong tủ lạnh thì các bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm dùng trước để ra bên ngoài để dễ thấy, dễ lấy. Bố tri sắp xếp tủ lạnh theo từng loại thực phẩm riêng biệt.

Nếu bạn có thói quen dùng những túi nhựa, hộp nhựa để bảo quản thực phẩm thì nên chọn những thương hiệu cao cấp để bảo quản vì chất liệu nhựa tốt, không gây hại cho sức khỏe, không chứa chất BPA.

Theo dõi nhiệt độ bảo quản: Đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 1 – 4 độ C.

Lau dọn thường xuyên tủ lạnh: Để môi trường bảo quản được thông thoáng, tránh nhiễm khuẩn chéo đến các thực phẩm khác và tủ lạnh mùi dễ chịu hơn. Bạn có thể khử mùi tủ lạnh bằng những phương pháp được đề cập trong các chủ đề liên quan đến cách làm sạch tủ lạnh. Thường xuyên kiểm tra dọn dẹp lại tủ lạnh để phát hiện những thực phẩm bị “bỏ quên”.

Các loại quả nặng mùi như mít, sầu riêng, xoài... nên cất trong hộp đậy kín để tránh bay mùi ra tủ lạnh, lây nhiễm mùi vào đồ ăn khác.

Ngoài ra, các chị em có thể có thể tận dụng một số mẹo nhỏ như dùng vỏ bưởi, chanh tươi, baking soda, hoa oải hương, chè, túi trà lọc, bã cà phê hoặc khăn bông sạch, giấy vệ sinh… đặt vào trong tủ lạnh để khử mùi.

Với thực phẩm cấp đông đá, bạn cần rã đông đúng cách để không làm mất giá trị dinh dưỡng. Hai phương pháp thường dùng là rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh và bằng nước lạnh. Trong đó, rã đông trong ngăn mát tủ lạnh khá tốn thời gian, thường mất nửa ngày đến một ngày. Với cách rã đông bằng nước lạnh, bạn nên để thực phẩm trong túi bóng để tránh mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, với thịt cá, bạn có thể thêm gừng tươi đập dập hay muối vào phần nước bên ngoài để thực phẩm tươi ngon hơn.

Các bà nội trợ cũng cần lưu ý, không cho phần thịt đã rã đông vào tủ đá. Sau khi rã đông, thịt và các thực phẩm sẽ mềm hơn, các tế bào bị vỡ và có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh, nếu cấp đông lại sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Điều này cho thấy chia nhỏ lượng thức ăn vừa phải là cần thiết.

Đang truy cập: 9

Hôm nay: 227

Tổng lượt truy cập: 3.561.264