Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MẶN, LỢ
- Ngày đăng: 31-03-2022
- 266 lượt xem
Những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì ngành nuôi tôm cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ của môi trường và dịch bệnh. Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản đã triển khai công tác quan trắc thường xuyên môi trường nuôi tôm nhằm phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững…
Những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì ngành nuôi tôm cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ của môi trường và dịch bệnh. Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản đã triển khai công tác quan trắc thường xuyên môi trường nuôi tôm nhằm phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững…
Những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì ngành nuôi tôm cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ của môi trường và dịch bệnh. Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản đã triển khai công tác quan trắc thường xuyên môi trường nuôi tôm nhằm phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững…
Hiện nay môi trường nuôi thủy sản đang bị suy thoái và có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát, như: vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và nước thải công nghiệp, cũng như hoạt động NTTS không ngừng phát triển đã làm gia tăng dịch bệnh thủy sản; bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ảnh hưởng không ít đến NTTS… Do đó, việc quan trắc môi trường phục vụ NTTS là hết sức cần thiết, giúp thông tin kịp thời, dự báo diễn biến môi trường vùng nuôi, mùa vụ nuôi. Qua đó, giúp người nuôi chủ động trong quản lý chất lượng nước vùng nuôi, phòng tránh dịch bệnh, hướng tới phát triển bền vững NTTS của vùng. Thực hiện Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh, trong tháng 8/2019 tiến hành quan trắc 1 đợt, bắt đầu từ tháng 9 - 12/2019, định kì 2 lần/tháng Chi cục Thủy sản tiến hành quan trắc môi trường nước ao nuôi đại diện và nguồn nước cấp tại 8 xã/phường của 5 huyện/thành phố gồm: xã Vĩnh Thành, Vĩnh Thái, Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh); xã Trung Giang (huyện Gio Linh); xã Triệu Phước, Triệu Lăng (huyện Triệu Phong); xã Hải An (huyện Hải Lăng) và phường Đông Giang (thành phố Đông Hà). Các chỉ tiêu quan trắc trong môi trường nước ao nuôi bao gồm: Nhiệt độ, pH, độ trong, DO, độ mặn, NO2, NH3, độ kiềm, độ cứng, NO3, PO43-, H2S, TSS, COD, mật độ và thành phần tảo, coliform, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus; đối với nguồn nước cấp bao gồm: Nhiệt độ, DO, độ mặn, pH, độ trong, NH3, NO2, H2S, TSS, COD, mật độ và thành phần tảo độc, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus, Cd, Hg, Pb, hóa chất BVTV nhóm clo và nhóm photpho. Dữ liệu quan trắc sau khi phân tích sẽ được tổng hợp và thông báo đến các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, đồng thời hệ thống hóa thành cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá diễn biến môi trường theo thời gian. Từ đó, dự báo diễn biến môi trường phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất.
Cụ thể, tại đợt quan trắc môi trường ngày 09/9/2019, trong các mẫu nước được lấy trong ao nuôi tôm, không phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số và V.parahaemolyticus; mật độ và thành phần các loài tảo nằm trong giới hạn cho phép; pH ở các điểm Vĩnh Thái, Trung Giang, Triệu Lăng, Triệu Phước, Đông Giang thấp hơn so với giới hạn cho phép; hàm lượng NO2- ở các điểm: Trung Giang, Triệu Lăng, Hải An cao hơn giới hạn cho phép; hàm lượng NH3/NH4+ ở các điểm Vĩnh Thành, Vĩnh Thái, Trung Giang, Triệu Lăng, Hải An, Đông Giang cao hơn giới hạn cho phép; hàm lượng PO43- ở các điểm: Vĩnh Thái, Trung Giang, Triệu Lăng, Hải An cao hơn giới hạn cho phép; hàm lượng H2S ở điểm Hải An nằm trong giới hạn cho phép, còn lại ở các điểm đều cao hơn giới hạn cho phép; hàm lượng COD ở các điểm đều cao hơn giới hạn cho phép trừ điểm Vĩnh Thành. Đối với mẫu nước cấp, không phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số và V.parahaemolyticus; mật độ và thành phần các loài tảo nằm trong giới hạn cho phép; không phát hiện hóa chất bảo vệ thực vật trong mẫu nước; độ mặn ở các điểm Vĩnh Sơn, Vĩnh Thành, Triệu Phước, Đông Giang đều thấp hơn giới hạn cho phép (thấp hơn 2‰); hàm lượng NO2 và NH3 ở mẫu nước Trung Giang, Triệu Phước, Đông Giang hơi cao so với giới hạn cho phép; hàm lượng H2S ở các điểm đều cao hơn giới hạn cho phép, trừ điểm Vĩnh Thành, Vĩnh Sơn; TSS ở các điểm đều nằm trong giới hạn cho phép, trừ điểm Triệu Phước rất cao (569 mg/l); các thông số còn lại đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép.
Tại đợt quan trắc môi trường ngày 16/9/2019 vừa qua, trong các mẫu nước được lấy trong ao nuôi tôm, không phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số và V.parahaemolyticus; mật độ và thành phần các loài tảo nằm trong giới hạn cho phép; hàm lượng PO43- ở hầu hết các điểm (trừ Triệu Phước) cao hơn không nhiều so với giới hạn cho phép; hàm lượng NH3/NH4+, H2S, COD ở các điểm, NO2- ở Trung Giang đều cao hơn giới hạn cho phép; pH ở các điểm Triệu Lăng, Triệu Phước, Hải An, Đông Giang thấp hơn so với giới hạn cho phép; các thông số còn lại đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép. Đối với mẫu nước cấp, không phát hiện vi khuẩn Vibrio tổng số và V.parahaemolyticus; mật độ và thành phần các loài tảo nằm trong giới hạn cho phép; không phát hiện hóa chất bảo vệ thực vật trong mẫu nước; các thông số khác cũng đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép ngoại trừ hàm lượng H2S ở các điểm Vĩnh Thái, Trung Giang, Triệu Lăng, Triệu Phước, Hải An, Đông Giang cao hơn giới hạn cho phép. Trên cơ sở các kết quả quan trắc này, Chi cục Thủy sản khuyến cáo: Tại các thời điểm độ mặn nguồn nước cấp xuống thấp, không nên cấp nước vào ao nuôi trong thời điểm này, chỉ cấp ít nước vào ao nuôi khi thật sự cần thiết, tránh trường hợp độ mặn giảm đột ngột làm ảnh hưởng đến tôm nuôi. Khi độ mặn ổn địch, có thể cấp nước bổ sung cho ao nuôi, khi cấp nước nên cấp vào ao lắng lọc ở thời điểm đỉnh triều qua túi lọc, sau đó xử lí nước trong ao lắng lọc trước khi cấp cho ao nuôi.
Ngoài ra, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia trong thời gian tới bên cạnh mưa rào và dông thời tiết Quảng Trị bắt đầu đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên. Nhiệt độ trung bình ngày vẫn khá cao nhưng chênh lệch ngày đêm lớn, nhiệt độ ban đêm sẽ xuống thấp. Đây sẽ là yếu tố làm môi trường nước thay đổi theo hướng bất lợi, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe động vật thủy sản. Để ổn định môi trường ao nuôi và nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi, Chi cục Thủy sản lưu ý các cơ sở nuôi cần áp dụng các biện pháp như: Dự trữ nước sạch trong ao lắng đề cung cấp hoặc thay thế một phần ao nuôi khi cần thiết; bổ sung nước khi mực nước trong ao thấp hơn 1,5 m hoặc thay nước khi các thông số môi trường nằm ngoài giới hạn thích hợp, nước ao nuôi có màu xanh đậm, vàng đậm, đen hoặc có nhiều váng bọt nổi trên mặt nước. Duy trì mực nước trong ao trên 1,5m để giữ nhiệt độ ổn định cho ao nuôi, tạo rãnh thoát nước và bón vôi quanh bờ ao trước và sau khi trời mưa nhằm phòng tránh hiện tượng pH, độ mặn và độ kiềm trong ao giảm đột ngột khi trời mưa; khi trời mưa nhiều cần xả bớt nước tầng mặt để giảm nguy cơ độ mặn giảm đột ngột và nguy cơ tràn cống gây thất thoát tôm nuôi; kiểm tra pH thường xuyên khi thay đổi thời tiết, duy trì pH ở mức thích hợp từ 7 - 9 và dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị; đối với các ao nuôi pH thấp, cần tạt vôi vào ao để tăng pH; tăng cường sục khí để cung cấp oxy cho tôm nuôi và tránh sự phân tầng nhiệt; đồng thời thường xuyên xiphong đáy để làm giảm các khí độc trong ao nuôi. Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định độ pH và độ kiềm, giảm hàm lượng khí độc H2S, NH3, NO2- và kiểm soát mật độ vi khuẩn vibrio. Đối với các ao nuôi có màu nước vàng đậm hoặc xanh đậm, thể hiện sự tích tụ các chất dinh dưỡng dư thừa tăng lên, tảo phát triển mạnh các cơ sở nuôi cần tăng cường quạt nước và máy sục khí về đêm và sáng sớm nhằm đảm bảo đủ oxy trong ao, đáp ứng nhu cầu của tôm nuôi và các phản ứng hóa học xảy ra trong ao nuôi. Thường xuyên kiểm tra thức ăn của tôm trong nhá (vó) để điều chỉnh thức ăn phù hợp, tránh dư thừa; tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung Vitamin C, khoáng, vi sinh đường ruột, chất bổ gan trộn vào thức ăn cho tôm; quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm hàng ngày hoặc khi màu nước ao nuôi thay đổi bất thường hoặc mưa kéo dài để kiểm tra sức khỏe tôm nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày. Đồng thời cần nhanh chóng tiến hành thu tỉa, thu hoạch các diện tích nuôi đạt kích cở, nhằm tránh ảnh hưởng của mưa bão.
- Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi - Giải pháp nâng cao giá trị cho sản phẩm nông lâm thủy sản Quảng Trị (30/11/2022)
- KẾT QUẢ TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2019 (30/11/2022)
- KẾT QUẢ TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2019 (30/11/2022)
- Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức ký cam kết trách nhiệm năm 2019 (30/11/2022)
- Phát động trồng cây đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 (30/11/2022)
- Quảng Trị: Ngư dân trúng đậm mẻ cá khủng đầu năm hơn 8 tỷ đồng (30/11/2022)
- Triển khai Tháng cao điểm bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019 (30/11/2022)
- Sở Nông nghiệp và PTNT gặp mặt các cơ quan báo chí, truyền thông (30/11/2022)
- CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM AN TOÀN (30/11/2022)
- TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ATTP LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2018 (30/11/2022)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 53
Tổng lượt truy cập: 3.595.503