Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Ngày 11/7/2023, Uỷ ban nhân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND Thực hiện Quyết định số 643/QĐ-TTg ngày 05/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản”trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành thủy sản được rà soát, xây dựng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển thủy sản bền vững. Các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 30/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh được phê duyệt, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả; Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản của tỉnh được kiện toàn, tổ chức, sắp xếp phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, yêu cầu và nhu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Phân cấp quản lý nhà nước về thủy sản giữa các cơ quan, đơn vị ở tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương được thực hiện triệt để, rõ ràng, minh bạch theo hướng một đơn vị chịu trách nhiệm và thực hiện nhiều nhiệm vụ; Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản được tăng cường về số lượng và chất lượng; có kỹ năng và kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm; Cơ quan quản lý thủy sản thuộc Ủy ban nhân dân các huyện ven biển hoặc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có ngành thủy sản phát triển ưu tiên bố trí ít nhất 01 biên chế có chuyên môn đào tạo về thủy sản để theo dõi và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; Công nghệ thông tin và chuyển đổi số được ứng dụng vào các hoạt động quản lý nhà nước ngành thủy sản của tỉnh để đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành được thông suốt, kịp thời, hiệu quả. Đến năm 2030: Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh được tổ chức theo các mô hình tiên tiến, phù hợp với nghề cá quy mô lớn, công nghiệp, hiện đại để thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững; Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; 100% công chức, viên chức quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý được cử đi đào tạo lý luận chính trị, ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Công tác luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác công chức, viên chức quản lý được tăng cường để đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện thực tiễn; Quản lý nhà nước về thủy sản dựa trên công nghệ thông tin và chuyển đổi số để đáp ứng với nhu cầu phát triển nghề cá quy mô lớn, công nghiệp, hiện đại ở tất cả các lĩnh vực trong ngành. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản được cập nhật thường xuyên và tích hợp để phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành. Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ chủ yếu: Hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý - kỹ thuật về thủy sản; Kiện toàn, củng cố cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản; phân cấp quản lý nhà nước về thủy sản; Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản; Áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản; một số nhiệm vụ và giải pháp khác.

Description: D:\Dũng\Ban tin\2022\Nuôi tôm CNC.jpg

Ảnh: Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng đã phân công nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương để tổ chức triển khai thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần đạt được các mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa tỉnh Quảng Trị theo Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 30/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

                  Phan Đình Dũng - Chi cục Thủy sản

                                                

Đang truy cập: 16

Hôm nay: 976

Tổng lượt truy cập: 3.543.144