Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

   Vừa qua, ngày 16/6/2023, một người đàn ông tên H, 44 tuổi, trú thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, làm nghề thợ xây ở huyện đảo Cồn Cỏ đã tử vong, nguyên nhân nghi ông H cùng một số người bạn ăn cua biển không rõ chủng loại do tự mình chế biến và uống rượu. Sau khi ông H ăn cua biển (khoảng 5 giờ sau), các người bạn ông H thấy ông H mệt mỏi, chóng mặt, khó thở liền đưa ông H đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế quân dân y huyện đảo Cồn Cỏ trong tình trạng bất tỉnh. Đến khoảng 23 giờ 20, bệnh nhân trở nặng, không đo được huyết áp, mạch. Dù đã được các y, bác sỹ tận tình cấp cứu, hồi sức tim phổi nhưng tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện. Đến 23 giờ 30 cùng ngày, bệnh nhân tử vong. Nguyên nhân được xác định là nghi do ngộ độc hải sản. Để tránh trường hợp đáng tiếc khác xảy ra, bài viết dưới đây nêu lên một số loài hải sản có chứa độc tố, đặc điểm nhận dạng để mọi người tuyệt đối không dùng làm thực phẩm; không chạm vào chúng, không để chúng cắn, chích hoặc phóng tên độc để không ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của bản thân.

   Vừa qua, ngày 16/6/2023, một người đàn ông tên H, 44 tuổi, trú thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, làm nghề thợ xây ở huyện đảo Cồn Cỏ đã tử vong, nguyên nhân nghi ông H cùng một số người bạn ăn cua biển không rõ chủng loại do tự mình chế biến và uống rượu. Sau khi ông H ăn cua biển (khoảng 5 giờ sau), các người bạn ông H thấy ông H mệt mỏi, chóng mặt, khó thở liền đưa ông H đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế quân dân y huyện đảo Cồn Cỏ trong tình trạng bất tỉnh. Đến khoảng 23 giờ 20, bệnh nhân trở nặng, không đo được huyết áp, mạch. Dù đã được các y, bác sỹ tận tình cấp cứu, hồi sức tim phổi nhưng tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện. Đến 23 giờ 30 cùng ngày, bệnh nhân tử vong. Nguyên nhân được xác định là nghi do ngộ độc hải sản. Để tránh trường hợp đáng tiếc khác xảy ra, bài viết dưới đây nêu lên một số loài hải sản có chứa độc tố, đặc điểm nhận dạng để mọi người tuyệt đối không dùng làm thực phẩm; không chạm vào chúng, không để chúng cắn, chích hoặc phóng tên độc để không ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của bản thân.

   Theo số liệu công bố của Viện Hải dương học, vùng biển Việt Nam có khoảng 39 loài sinh vật trong cơ thể có mang chất độc gây chết người. Cá nóc có độc tố là 22 loài, bạch tuộc có độc tố (1 loài), ốc biển có độc tố (3 loài), cua biển có độc tố (3 loài), so biển (1 loài), rắn biển độc (10 loài). 
   Những loài hải sản độc này có thể gây hại cho con người theo hai cách chính: qua đường tiêu hóa do các món ăn chế biến từ hải sản và qua phản ứng tự vệ của con vật khi ta vô tình chạm vào chúng, bị chúng cắn, chích hoặc phóng độc.
   Dưới đây là một số loại hải sản mà người dân tuyệt đối cần tránh ăn để đề phòng ngộ độc:
   1. Cá nóc
   Theo Tổng cục Thủy sản ở Việt Nam, cá nóc còn gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà. Trên thế giới bộ cá nóc Tetraodontiformaes có chín họ, bao gồm trên 400 loài thuộc 13 giống. Trong đó có 243 loài thuộc bốn họ chiếm ưu thế là Ostraciidae, Triodontidae, Tetraodontidae và Diodontidae.
   Tại Việt Nam cá nóc có gần 70 loài khác nhau, sống ở nước mặn nhiều hơn ở nước ngọt, phân bố dọc bờ biển từ Bắc vào Nam, tập trung nhiều ở ven biển miền Trung. Trong đó có khoảng 22 loài là cá độc. Độc tố cá nóc rất độc, với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.
Đặc điểm nhận dạng của cá nóc: Theo Tổng cục Thủy sản thì cá nóc thường dễ nhận biết, loại cá nóc độc có thân ngắn từ 4-40 cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng, bụng cá thường to tự phình lên như quả bóng. Chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt là vào mùa sinh sản của cá (từ tháng 2 đến tháng 7). Trong 39 loài sinh vật độc trên có 2 loại cá nóc cực độc là cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất.
Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus) thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng… nom không có vẻ gì đáng sợ nhưng trong trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc khủng khiếp. Cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người; hàm lượng độc chất cao xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10. Sau cá nóc chuột vằn mang, cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng rất đáng sợ, cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60- 70 người.

     

   Cá nóc có vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng, bụng cá thường to tự phình lên như quả bóng.               

   Mặc dù thịt cá nóc không có độc tố nhưng khi đánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt sẽ gây độc khi dùng. Chất độc có trong cá nóc là tetrodotoxin (TTX)-một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1000 lần so với Cyanua. Nhưng bình thường nó tồn tại trong cá ở dạng tiền độc tố Tetrodomin không độc. Khi cá bị ươn hoặc bị va đập, tiền chất Tetrodomin sẽ biến đổi thành chất TTX gây độc. Độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ độc tố mới giảm một nửa, đun sôi ở 200 độ C trong 10 phút độc tố mới bị phá huỷ hoàn toàn. Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá huỷ hết. Ngay cả khi phơi khô, chế biến thông thường độc tố chưa bị phá huỷ nên vẫn gây ngộ độc.
Cá nóc chuột vằn mang (Aronthron immaculatus) thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng… nom không có vẻ gì đáng sợ nhưng trong trứng loài cá này tập trung một lượng chất độc khủng khiếp, cứ 100g trứng có thể giết chết 200 người; hàm lượng độc chất cao xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10.
   Độc tố có trong cá nóc có tên là Tetrodotoxin, tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản (buồng trứng, túi tinh), mắt, mang, da, máu của cá nóc. Chỉ ăn từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.
Độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ độc tố mới giảm một nửa, Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá hủy hết. Khi phơi khô, chế biến thông thường độc tố chưa bị phá hủy nên vẫn gây ngộ độc.
Người ăn phải cá nóc có độc tố Tetrodotoxin, sau 5 phút đến 3-4 giờ mới xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng; môi, lưỡi tê, khó chịu. Tiếp theo thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, cuối cùng liệt cơ hô hấp, trụy tim mạch và tử vong. Sau cá nóc chuột vằn mang, cá nóc chấm cam (Torquigener gallimaculatus) cũng rất đáng sợ, cứ 100g trứng hoặc gan loài cá này có thể giết chết 60 - 70 người.
   2. So biển
   So biển rất giống con sam biển nhưng có kích cỡ nhỏ hơn sam biển. So biển sống vùng nước lợ, ven đầm, ven sông. Chất độc có trong các bộ phận cơ thể, 100 gram thịt đủ để gây tử vong.
   Phân biệt sam biển và so biển người ta dựa vào các dấu hiệu sau:
   - Đuôi con sam biển có hình tam giác và có gờ ở mặt lưng rất rõ, còn đuôi con so có hình tròn hoặc bầu dục, trơn không có gai răng cưa.
   - Điểm khác biệt rất dễ nhận thấy nữa là sam lúc nào cũng đi từng đôi, còn so biển chỉ đi một mình. Sam biển ăn rất mát nhưng nếu nhầm lẫn, ăn phải so biển sẽ sẽ bị ngộ độc.
   3. Bạch tuộc đốm xanh
   Sống ở tầng đáy, hang hốc của các rạn đá, san hô; kích thước nhỏ, toàn thân dài khoảng 17cm, có 8 râu - xúc tu. Trên thân và xúc tu có nhiều vòng tròn màu xanh biển rất đẹp.
   Độc tố tập trung ở tuyến nước bọt khi bị chúng cắn có thể gây tử vong. Thịt và nội tạng cũng chứa độc tố như độc tố của cá nóc.
   4. Ốc cối địa lý
   Vỏ dạng hình trứng thuôn dài, nhẹ mỏng và dễ vỡ, có màu trắng hơi xanh chuyển sang hơi tím, khe miệng rộng; mặt vỏ có hình dạng lưới nhỏ rất mịn.
   Nếu đụng phải chúng từ phía bụng hoặc chóp đầu vỏ, đuôi của nó chứa chất độc sẽ chích vào, độc tố của nó có thể gây chết người hoặc bị tê liệt.
   5. Cua mặt quỷ


      

Ngoài màu sắc sặc sỡ, cua mặt quỷ thường có vẻ ngoài xù xì. 

   Là một loài cua biển, toàn bộ bề mặt cơ thể và các chân, càng đều có các nốt sần màu đỏ, trắng, nâu và vàng, thân có màu xanh da trời lẫn những nốt xanh lá cây. Độc tố có trong thịt, trứng (gạch). Cua này có ở các tỉnh ven biển miền trung, thường gặp ở các rạn cạn, vùng triều thấp.

   6. Cua hạt
   Vỏ đầu ngực có dạng nửa vòng tròn, dài nhất khoảng 30mm, rộng nhất khoảng 40mm, được phủ kín bởi các u lồi dạng hạt. Cua sống có màu xanh lá cây đậm hơi vàng, đôi khi màu nâu vàng hoặc hơi đỏ tía. Đốt ngón các chân kìm có màu đen. Loại cua hạt được tìm thấy trên rạn san hô sống, ở độ sâu khoảng 3m, tại Hòn Tầm (Nha Trang).
   7. Cua Phơ-lo-ri-đa
   Vỏ đầu ngực gần giống hình elip ngang, dài nhất khoảng 35mm, rộng nhất khoảng 50mm. Mặt lưng của vỏ đầu ngực lồi, láng, khó xác định các vùng. Cua sống có màu xanh da trời nhạt hơi lục, với những vết loang màu đó tía sậm hơi nâu hoặc hơi xanh lá cây trên mặt lưng vỏ đầu ngực. Các ngón chân kìm màu nâu sậm.
Cua phơ-lo-ri-đa sống ở Bãi Dông (Mũi Chụt - Nha Trang), được tìm thấy trên rạn san hô chết, ở mức triều thấp.
   8. Các loài rắn biển độc
   Chất độc của rắn biển thuộc dạng "Neurotoxin". Độ độc gấp hàng chục lần rắn độc trên cạn. Một liều làm chết người vào khoảng 4 - 5mg. Độc tố nằm ở túi chứa của răng nanh.
   Viện Hải Dương học Nha Trang đã đưa ra cách nhận diện 11 loại rắn biển, gồm:
   - Rắn biển Lamberti có màu vàng; Rắn biển đuôi sọc, trên thân có 62 sọc trắng; Rắn biển Melanocephalus, toàn thân màu vàng và những sọc trắng;
   - Rắn biển lục, lưng có màu xanh đen, bụng màu trắng;
    - Rắn biển khoanh đầu vàng, từ cổ đến đuôi có những khoang vàng trắng, đen, đan xen nhau và là loài rắn biển có kích thước dài nhất;
   - Rắn biển cạp nong, toàn thân có những khoang trắng đen đan xen nhau như rắn cạp nong;
   - Rắn biển gai, toàn thân có màu vàng đen, vẩy ở bụng có nhiều gai;
   - Rắn biển khoanh đuôi đen, trên thân có những khoang vòng nâu đen, đuôi màu đen, thân mảnh và dẹt;
   - Rắn biển Acaliptophis, vảy toàn thân màu đen - vàng, phân bố không đồng đều;
   - Rắn biển mõm nhọn, toàn thân có màu hơi vàng, mõm nhọn;
   - Rắn rầm ri hạt, vảy trên đầu và thân có dạng hạt, thân màu nâu đen với nhiều vòng trắng xen kẽ.
   Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên trước hết chúng ta cần hết sức thận trọng, tránh tò mò cầm nắm, đụng chạm vào những loài hải sản lạ, màu sắc sặc sỡ, đặc biệt đối với trẻ em. Tuyệt đối không ăn những loài nghi ngờ có độc hay chưa được kiểm chứng an toàn thực phẩm.
   Khi có các triệu chứng ngộ độc như tê răng, tê đầu lưỡi, nôn, mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi, tiết nước dãi, đau bụng thì phải lập tức phải đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Trong khi chờ vận chuyển cấp cứu, phải bằng mọi cách gây nôn để loại chất độc ra khỏi cơ thể.
 

*Tài liệu tham khảo: 
- VTC News Điểm danh 39 loài hải sản độc và cực độc trên vùng biển Việt Nam – 19/12/2016;
- VTV.VN – Mùa hè đi biển cần tránh những hải sản này – Quang Huy 28/6/2019.

                    Tác giả: Nguyễn Văn Hòa – Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ
 

Đang truy cập: 4

Hôm nay: 1287

Tổng lượt truy cập: 3.592.009