Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), thì hiện nay gần 90% trữ lượng các loài thủy sản trên thế giới đã bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt, trong khi hơn 3 tỷ người trên thế giới phụ thuộc vào nguồn thực phẩm thủy sản là nguồn cung cấp protein chính. Trong bối cảnh dân số thế giới đã cán mốc 8 tỷ người (tính đến ngày 15 tháng 11 năm 2022), nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng, dẫn đến việc sử dụng ngư cụ đánh bắt thủy sản cũng tăng theo.

Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), thì hiện nay gần 90% trữ lượng các loài thủy sản trên thế giới đã bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt, trong khi hơn 3 tỷ người trên thế giới phụ thuộc vào nguồn thực phẩm thủy sản là nguồn cung cấp protein chính. Trong bối cảnh dân số thế giới đã cán mốc 8 tỷ người (tính đến ngày 15 tháng 11 năm 2022), nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng, dẫn đến việc sử dụng ngư cụ đánh bắt thủy sản cũng tăng theo.

Tổng số tàu cá toàn tỉnh Quảng Trị tính đến ngày 25/4/2023 là 2.365 chiếc, với tổng công suất 140.295CV. Trong đó: tàu cá có chiều dài dưới 6m: 1.920 chiếc; tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên: 445 chiếc (Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị). Ngư dân Quảng Trị chủ yếu khai thác thủy sản bằng các nghề như lưới rê các loại; lưới vây rút chì; lưới chụp; nghề lồng bẫy; nghề câu; nghề khác. Nhìn chung ngư dân không mong muốn đánh mất ngư cụ – mặc dù một số lượng đáng kể ngư cụ cố tình bị vứt bỏ khi gặp các sự cố bất ngờ trên biển hay để che giấu hành động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo không theo quy định (IUU) hoặc do ngư cụ hỏng không còn sử dụng được, đối với hầu hết ngư dân, ngư cụ sinh kế khoản đầu tài chính đáng kể của họ. Nhưng ngay cả với những nghề được quản tốt nhất, ngư cụ vẫn bị mất hoặc bị thất lạc do thời tiết, sự cố máy móc hoặc lỗi của con người. Thuật ngữ “ngư cụ ma” nói đến các ngư cụ bị bỏ hoang, thất lạc hoặc vứt bỏ. Các ngư cụ như: lưới rê, lưới vây, lưới kéo, lưới chụp, nghề câu, lồng và bẫy và các loại ngư cụ khác đang khiến vấn đề rác thải nhựa đại dương ngày càng gia tăng bởi một phần hoặc toàn bộ ngư cụ bị bỏ hoang, thất lạc hoặc vứt bỏ trong quá trình khai thác hải sản khiến các loài cá có giá trị kinh tế, các loài thủy sản hoang dã nguy cấp, quý hiếm bị đánh bắt một cách không chủ ý, không chọn lọc  trong nhiều năm, dẫn đến sự suy giảm các nguồn thực phẩm quan trọng, cũng như làm gia tăng mức độ nghiêm trọng về nguy cơ tuyệt   chủng đối với một số loài quý hiếm như chim biển, rùa và thú biển. Ngư cụ ma là dạng rác thải nhựa đại dương nguy hại nhất, gây tổn hại đến các hệ sinh thái, sinh cảnh sống quan trọng ở biển  và gây nguy hiểm cho ngành hàng  hải cũng như sinh kế của người dân. Cho tới nay, những hậu quả từ việc sử dụng các sản phẩm nhựa không kiểm soát đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các cấp, các ngành, thì tác   động của ngư cụ ma lại ít được nhận biết và hiểu rõ. Vì vậy, các chính phủ, các tổ chức, cá nhân thiết kế và sản xuất ngư cụ, ngư dân và công chúng nói chung, cần có  hành động quyết liệt và kịp thời ngăn chặn ngư cụ ma, dạng rác thải nhựa gây hại đối với nguồn lợi  thủy sản và đại dương của chúng ta.

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của ngư cụ ma đối với các loài thủy sản hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng, Việt Nam nói chung:

             - Đối với các Tổ chức (cá nhân) thiết kế và sản xuất ngư cụ:

        + Thiết kế sản xuất ngư cụ thể truy xuất nguồn gốc: Các tổ chức (cá nhân) thiết kế và sản xuất ngư cụ cần thiết kế và chế tạo các loại ngư cụ có thể truy xuất được nguồn gốc bằng cách đánh dấu các thành phần chính của ngư cụ như dây thừng, lưới, bẫy và phao.

        + Thiết kế và sản xuất ngư cụ có thể tái chế: Ngư cụ có thể tái chế không bao gồm các polyme hỗn hợp và dễ dàng tháo dỡ các bộ phận tái chế được khỏi các bộ phận không thể tái chế.

             + Thiết kế và sản xuất các ngư cụ không gây hại nếu bị thất lạc trên biển: Sản phẩm ngư cụ cần sử dụng càng nhiều vật liệu sinh học tự phân hủy càng tốt (sản phẩm được làm từ vật liệu có khả năng tự phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường) đảm bảo trong trường hợp ngư cụ bị thất lạc sẽ không tồn tại vô thời hạn trong đại dương. Các tổ chức (cá nhân) thiết kế và sản xuất ngư cụ nên thiết kế lồng bẫy có cơ chế thoát hiệu quả và cơ chế phân hủy sinh học để lồng bẫy vô hiệu hóa nếu chúng bị thất lạc trên biển.

        - Đối với ngư dân:

          + Đánh dấu ngư cụ khai thác thủy sản tại ngư trường được quy định tại Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:  Nghề câu vàng, lưới rê khi vàng lưới, vàng câu trải dài trên biển với chiều dài trên 200m; nghề lưới kéo phải đánh dấu ngư cụ hoạt động trên biển theo quy định của Quy tắc phòng ngừa tàu thuyền đâm va trên biển; Nghề khai thác thủy sản sử dụng chà trên biển phải có dấu hiệu chỉ rõ khu vực đang có hoạt động khai thác thủy sản;  loại bỏ các ngư cụ hết tuổi thọ và hư hỏng đúng nơi quy định.

          + Báo cho cơ quan chức năng khi mất ngư cụ và nhận lại nếu ngư cụ còn sử dụng được. Ngư dân nên mang theo ngư cụ vớt được lên tàu và huấn luyện các thuyền viên về các phương pháp vớt an toàn; báo cáo ngay về ngư cụ bị mất cho các cơ quan quản lý nghề cá liên quan, thu gom các loại ngư cụ thất lạc trên biển; và tham gia vào các chương trình Thu gom rác thải nhựa đại dương trong khu vực vì lợi ích của môi trường biển và ngư trường đánh bắt của chính mình.

          - Chia sẻ kiến thức chuyên môn để cùng ngăn chặn và giảm thiểu ngư cụ ma. Ngư dân nên tham gia vào quá trình thử nghiệm cải tiến ngư cụ và chia sẻ kiến thức thực tiễn để cùng ngăn ngừa tác động từ ngư cụ ma; tham gia đào tạo ngư dân mới vào nghề về cách phòng tránh mất ngư cụ.

- Đối với công chúng và các cộng đồng:

          + Cùng tham gia vào các nỗ lực với chính phủ để đảm bảo rằng các hành động phòng chống ngư cụ ma được thực hiện hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm đồng thời hỗ trợ tiến trình thiết lập một hiệp ước toàn cầu ràng buộc về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.

          + Kêu gọi các ngành công nghiệp liên quan đến ngư cụ và người dùng ngư cụ thể hiện khả năng lãnh đạo trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và bù đắp, khắc phục vấn đề ngư cụ ma.

          - Tài liệu tham khảo: Báo cáo Xóa bỏ ngư cụ ma dạng rác thải nhựa đại dương nguy hại nhất – WWF 2020.

                                Nguyễn Văn Hòa

                                    Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ

Đang truy cập: 17

Hôm nay: 1402

Tổng lượt truy cập: 3.543.570