Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
Hoạt động tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng của Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hướng Phùng
- Ngày đăng: 01-12-2023
- 152 lượt xem
Trạm quản lý bảo vệ rừng Hướng Phùng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông quản lý với tổng diện tích 6700,58 ha rừng và đất lâm nghiệp gồm 11 tiểu khu, thuộc địa bàn 05 Xã: Hướng Linh; Hướng Phùng; Hướng Tân; Hướng Sơn; Tân Thành. Tài nguyên rừng tại địa bàn Trạm được giao quản lý bảo vệ vẫn còn giàu trữ lượng, chất lượng, nhiều loài động, thực vật quý hiếm nên có nguy cơ bị xâm hại là rất cao.
Xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của đơn vị mà Ban lãnh đạo thường xuyên quát triệt, chỉ đạo trong các cuộc họp và hội nghị. Ngay từ đầu năm, dựa trên cơ sở và kế hoạch của Ban Lãnh đạo BQL giao nhiệm vụ, Trạm QLBVR Hướng Phùng đã xây dựng quy chế của Trạm, đưa ra kế hoạch hoạt động tuần tra, kiểm tra rừng hàng tuần, hàng tháng, các phương án chống chặt phá, QLBVR, PCCCR thông qua các buổi họp Trạm đầu năm, cuối tháng trình Ban lãnh đạo phê duyệt để triển khai.
Công tác tuần tra, kiểm tra rừng tận gốc là nhiệm vụ thường xuyên chính của Trạm nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp các hành vi tác động đến tài nguyên rừng, do địa bàn quản lý nằm trải dài trên 05 xã mà Ban đã giao cho Trạm quản lý có địa hình chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe suối sâu, nhiều dãy núi đá hiểm và dốc, giao thông đi lại vào các Bản vùng đệm rất khó khăn, người dân lại sinh sống và bao quanh vùng lõi nên Trạm đã bàn họp phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân phụ trách địa bàn như vạch ra lộ trình các khu vực tuyến tuần tra rừng, các khe có điểm nóng khai thác, săn bẫy,chú tâm nhất là đầu các ngọn khe nằm ở các khu vực rừng giáp ranh giữa các thôn, xã; đồng thời thông qua các nguồn tin cài cắm và thông tin trao đổi giữa các hộ nhận khoán BVR của cộng đồng các Bản nắm bắt theo dõi các đối tượng hay ra vào rừng có những hành vi tác động tới rừng để có biện pháp làm việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Trạm cùng với các nhóm BVR của cộng đồng thôn bản thường xuyên đi tuần tra, kiểm tra giám sát khu vực, tiểu khu được giao về nhiệm vụ QLBVR, PCCCR, định kỳ hàng tuần luân phiên tuần tra rừng tại gốc theo quy chế của trạm là mỗi cán bộ tuần tra rừng 4 đến 5 ngày, kiểm tra hầu hết diện tích lâm phần được giao quản lý, khi tuần tra phát hiện những vụ việc ngoài khả năng phải báo cáo bằng thông tin điện thoại với lãnh đạo Trạm để Trạm trưởng báo cáo Ban lãnh đạo để có hướng xử lý. Trạm cũng thực hiện kế hoạch phối hợp đi tuần tra, kiểm tra rừng với Kiểm lâm địa bàn, Đồn Biên Phòng Hướng Phùng về công tác QLBVR, PCCCR một cách nhịp nhàng và thường xuyên.
Ngoài ra công tác tuyên truyền QLBVR, PCCCR, phổ cập luật lâm nghiệp đến với người dân ở vùng đệm cũng mang lại hiểu quả cao. Vào đầu năm công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ rừng được Trạm thực hiện nghiêm túc, thường xuyên liên tục, Trạm bố trí cán bộ địa bàn xuống thôn bản lồng ghép với các buổi họp thôn để phổ biến các chính sách của Đảng pháp luật của Nhà Nước về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR trong cộng đồng dân cư, nhờ đó nhận thức, ý thức trách nhiệm về QLBVR, bảo tồn đa dạng sinh học của người dân trên địa bàn được nâng cao.
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trên địa bàn của Trạm quản lý vẫn còn tồn tại những khó khăn và thách thức như người đồng bào sống chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy nên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phá rừng để lấy đất canh tác; nhiều diện tích nương rẫy, ruộng nước của người dân đã canh tác trước khi Ban thành lập nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn; diện tích rừng, đất lâm nghiệp Trạm quản lý rộng, lại trải dài và giáp ranh trên nhiều xã, rừng đan xen với nhiều khu dân cư, đường tiểu khu ra vào rừng rất thuận tiện; bên cạnh đó dân số phát triển dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, nhu cầu về nhà ở nên người dân địa phương thường xuyên tác động tới rừng với các hành vi như lấn rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản… Trong khi đó thì lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách mỏng. Nhưng bù lại lãnh đạo Đơn vị luôn quan tâm và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, làm việc cho cán bộ Trạm đầy đủ nên cán bộ Trạm luôn yên tâm công tác cố gắng vượt qua mọi khó khăn, mọi địa hình khe suối sâu, dãy núi đá hiểm, cao, dốc; tuần tra, kiểm tra rừng tận gốc đến những khoảnh của tiểu khu sâu xa nhất.
Nhằm phát huy tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm đối với mỗi cán bộ, Trạm QLBVR Hướng Phùng sẽ luôn cố gắng, nỗ lực phát huy hết sức mạnh tâp thể, thay đổi tư duy, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng, thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong công việc, bảo vệ tốt diện tích rừng được giao quản lý.
- Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phan Văn Phước kiểm tra công tác trồng rừng thay thế tại Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (29/11/2023)
- Lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Quảng Trị làm việc với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông về công tác tổ chức bộ máy, tình hình thực hiện nhiệm vụ và công tác quản lý bảo vệ rừng (24/11/2023)
- Tuyên truyền bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã cho học sinh ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (01/12/2023)
- Chi cục Kiểm lâm tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho công chức kiểm lâm năm 2023 (01/12/2023)
- Tuyên truyền pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR cho người dân tại Trạm QLBVR Krông Klang – BQL RPH Hướng Hóa – Đakrông (21/11/2023)
- Lãnh đạo BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông kiểm tra công tác chăm sóc, bảo vệ rừng trồng (16/11/2023)
- Trạm quản lý bảo vệ rừng Hướng Linh – Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh với xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (10/11/2023)
- KHAI GIẢNG KHÓA ĐÀO TẠO SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ QUỐC GIA (10/11/2023)
- Công tác dân vận trong quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn (09/11/2023)
- Kết quả ứng dụng công cụ SMART trong tuần tra bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học năm 2023 của Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hoá (08/11/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 885
Tổng lượt truy cập: 3.591.607