Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Thời gian qua, Lực lượng Bảo vệ rừng Trạm QLBVR Krông Klang – BQL RPH Hướng Hóa – Đakrông đã tăng cường thực hiện các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp; những chủ trương, chính sách, quy định mới trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Trạm quản lý bảo vệ rừng Krông Klang đã được Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa- Đakrông giao quản lý bảo vệ 4.413,86 ha rừng, trong đó diện tích đất có rừng chiếm hơn một nửa thuộc thị trấn Krông Klang và hai xã Hướng Hiệp và xã Mò Ó. Trên lâm phần của trạm quản lý hiện có nhiều thôn bản, hộ dân sinh sống gần bìa rừng với phong tục tập quán củ trong sản xuất nên để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đang là một vấn đề đặt ra rất cấp thiết nhằm hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp như: Khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, lấn chiếm đất rừng, tự ý chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất khác,… Vì vậy, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và đặc biệt là nâng cao được sự nhận thức của người dân.

Xác định tuyên truyền, phổ biến những quy định mới là một biện pháp quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy thời gian qua, tập thể Trạm QLBVR Krông Klang – Ban QLRPH Hướng Hóa Đakrông luôn chủ động, sáng tạo, nêu cao tinh thần tự giác, nỗ lực thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt thực hiện thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Lâm nghiệp, các chủ trương, chính sách, quy định mới trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đến toàn thể nhân viên của trạm và nhân dân trên địa bàn thị trấn và các xã có rừng Trạm quản lý, góp phần đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Do lâm phần quản lý của trạm một phần là rừng tự nhiên và một phần là đất trống, nương rẩy củ sản xuất lâu đời của người dân nên hàng năm trong quá trình sản xuất nương rẩy nhiều vụ việc xâm lấn đất rừng để làm nương rẩy đã xảy ra, mặt khác do nhu cầu đời sống của người dân trong việc xây dựng nhà ở nên tình trạng người dân vào rừng hạ cây đem về làm nhà vẫn còn xảy ra... Từ những bất cập trên cho nên trong thời gian qua Trạm quản lý bảo vệ rừng Krông Klang đã chủ động phối hợp với , UBND xã, thị trấn, kiểm lâm địa bàn bàn, cán bộ các thôn, khóm, tổ bảo vệ rừng của thôn bằng nhiều hình thứ khác nhau như Lồng ghép nội dung tuyên tuyền; gắn tuyên truyền với các buổi họp của xã, thôn, khóm, lực lượng bảo vệ rừng của trạm thường xuyên về địa bàn, nắm bắt tình hình đồng thời gặp gở, nhắc nhở, tuyên truyền người dân trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR nhằm mục đích tuyên truyền nâng cao sự nhân thức cho người dân về các quy định của pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như phòng cháy chửa cháy rừng. Nhờ vậy người dân dần dần nắm rõ vai trò và tác dụng của rừng, ý nghĩa của công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững đối với xã hội nói chung và đời sống người dân trong khu vực nói riêng, ngoài ra người dân đã được hiểu thêm nhiều hình thức xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp, các hình thức xử phạt bằng tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự, các hình thức khen thưởng nếu tích cực tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác tuyên truyền vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì các buổi tuyên truyền thường lồng ghép nên thời gian dành cho công tác tuyên truyền ngắn, chưa đáp ứng đầy đủ nội dung mà chủ yếu một số nội dung chính, mặt bằng dân trí không đồng đều, thành phần tham gia cuộc họp chủ yếu là phụ nữ và người già đây là những đối tượng ít vi phạm. Ngược lại các đối tượng thường vị phạm thường không tham gia hoặc ít tham gia từ đó dẫn đến việc tuyên truyền chưa đạt được mục tiêu đề ra và không đạt hiệu quả cao. Từ những khó khăn trên trong thời gian tới Trạm tiếp tục công tác phối hợp với chính quyền địa phương, Kiểm lâm địa bàn, Ban quản lý các thôn, khóm, tổ bảo vệ rừng trong việc phổ biến, tuyên truyền cũng như thay đổi hình thức, nội dung tuyên truyền phong phú hơn như: tham gia lòng ghép vào các buỗi họp thôn khác, phối hợp với cán bộ thôn đến tận nhà để tuyên truyền cho các hộ dân, xây dựng các bảng tin tuyên truyền ở nơi công cộng và các đường mòn lối mở vào rừng,.... nhằm nâng cao hơn nửa hiệu quả của việc tuyên truyền, thu hút đông đảo người dân tham gia với thái độ rất tích cực hơn.

Bằng những việc làm cụ thể, mỗi viên chức, người lao động Trạm QLBVR Krông Klang đã, đang và sẽ nỗ lực thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCR. Không để xảy ra “điểm nóng” về phá rừng, cháy rừng; khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch của Ban QLRPH Hướng Hóa – Đakrông đã đề ra, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đang truy cập: 6

Hôm nay: 524

Tổng lượt truy cập: 3.559.331