Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn

 

Sâu keo mùa thu là một loại dịch hại mới, có khả năng gây hại nặng và ảnh hưởng lớn đến năng suất của các vùng trồng ngô. Sâu có tên tiếng anh là Fall Armyworm (viết tắt là FAW), tên khoa học là Spodoptera frugiperda J.E. Smith, thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera), Họ ngài đêm (Noctuidea).

Sâu keo mùa thu là một loại dịch hại mới, có khả năng gây hại nặng và ảnh hưởng lớn đến năng suất của các vùng trồng ngô. Sâu có tên tiếng anh là Fall Armyworm (viết tắt là FAW), tên khoa học là Spodoptera frugiperda J.E. Smith, thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera), Họ ngài đêm (Noctuidea).

NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ SÂU KEO MÙA THU 

ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI MỚI Ở VIỆT NAM

Sâu keo mùa thu là một loại dịch hại mới, có khả năng gây hại nặng và ảnh hưởng lớn đến năng suất của các vùng trồng ngô. Sâu có tên tiếng anh là Fall Armyworm (viết tắt là FAW), tên khoa học là Spodoptera frugiperda J.E. Smith, thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera), Họ ngài đêm (Noctuidea).

Loài sâu này có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Mỹ, hiện đã phát hiện ở Châu Phi và tháng 1/2016, trong vòng 2 năm chúng đã nhanh chóng xâm nhập, lây lan ra khắp Châu Phi và gây thiệt hại nghiêm trọng, nhất là trên ngô. Tại châu Á, loài sâu này được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 5/2018 và tiếp tục xâm nhập, lây lan sang các nước khác như Banglades, Srilanka, Myanmar, Thái Lan.

Ngày 16/4/2019 Cục Bảo vệ thực vật chính thức xác nhận đối tượng này đã xâm nhập và gây hại tại Việt Nam.Ở Quảng trị, sâu keo mùa thu đã phát sinh và gây hại tại các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa, tổng diện tích nhiễm 17,2 ha, sâu gây hại chủ yếu trên giống Ngô HN88.

          1. Phổ ký chủ

Sâu keo mùa Thu có các đặc tính của một loài sâu nguy hiểm: khả năng di chuyển xa, phát tán mạnh mẽ, khả năng sinh sản rất cao, phàm ăn, chúng có thể ăn hơn 80 loài thực vật, bao gồm cả ngô, lúa, lúa miến, kê, mía, cây rau và bông (theo tổng hợp mới nhất của FAO là trên 300 loài thực vật.), khả năng kháng thuốc rất nhanh gây nguy hiểm cho ngành trồng trọt và rất khó khăn trong phòng ngừa và kiểm soát.

          2. Đặc điểm sinh học, sinh thái

a. Trứng:

Trưởng thành đẻ trứng vào ban đêm, trứng hình cầu, mới đẻ trứng có màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu trắng sửa - nâu nhạt, trước khi nở chuyển sang màu nâu. Trứng đẻ thành ổ 100-200 trứng được đặt thành 2-4 lớp trên mặt trên của lá nên khá dễ phát hiện. Ổ trứng thường được bao phủ bởi một vài lớp lông mỏng màu hồng xám. Một con trưởng thành cái có thể đẻ 1.000 - 2.000 trứng. Thời gian trứng nở sau 2-10 ngày, thường là 2-4 ngày ở nhiệt độ 20-30°C.

          b) Sâu non

Sâu non là giai đoạn gây hại của sâu keo mùa Thu. Sâu non có 6 tuổi, thời gian pha sâu non kéo dài 14 – 21 ngày, nếu độ ẩm cao, nhiệt độ thấp thì thời gian pha sâu non kéo dài khoảng 30 ngày. Khi sâu non mới nở nhanh chóng di chuyển đến những vị trí có lá non. Sâu non mới nở có thể nhả tơ để nhờ gió phát tán đến các cây khác gần đó để gây hại.Sâu non tuổi lớn (thường từ tuổi 3) nhìn rõ hình chữ Y ngược màu vàng, mặt lưng màu nâu nhạt có lông cứng thưa, dài. Trên mỗi đốt có 4 chấm đen xếp hình thang, riêng đốt bụng cạnh đốt cuối cùng có bốn chấm đen được xếp thành hình vuông, đây là đặc điểm chính để nhận diện sâu keo mùa thu.

          c) Nhộng

Nhộng vũ hóa phần lớn trong đất ở độ sâu 2-8 cm, một số ít trường hợp bắt gặp hóa nhộng giữa các lá, nách bẹ lá của cây ký chủ hoặc trong bắp ngô. Thời gian pha nhộng 7-13 ngày. Nhộng màu nâu sáng (cánh dán).

          d) Trưởng thành

Trưởng thành hoạt động về ban đêm, từ khi vũ hóa đến đẻ trứng có thể bay nhiều km để tìm nơi đẻ trứng, chúng có thể di chuyển xa hàng trăm km nhờ gió. Trưởng thành sống trung bình 12-14 ngày. Phần cánh trước của con cái không có vân rõ ràng nhưng trên cánh con đực có các đốm nâu nhạt, xám xen kẽ với một đốm hình đĩa màu vàng rơm.

3. Quản lý sâu keo mùa thu

- Biện pháp canh tác:

Làm sạch cỏ dại xung quanh vườn trồng ngô, làm đất rồi phơi đất để ấu trùng và nhộng trong bề mặt đất phía trên chết hoặc bị thiên địch tiêu diệt.

Làm đất kỹ góp phần diệt nhộng trong đất.

- Biện pháp sinh học:

Nhiều loài ong ký sinh có khả năng ký sinh sâu non và nhiều loài bắt mồi ăn thịt sâu non được ghi nhận. Tỷ lệ ký sinh sâu non thường rất cao (20- 70%), chủ yếu là do ong bắp cày. Khoảng 10-15% sâu non chết do vi sinh vật gây bệnh như nấm, vi khuẩn, virus và tuyến trùng.

- Biện pháp hóa học:

Hiện nay, Cục BVTV đã công bố danh mục thuốc tạm thời được sử dụng để phun trừ sâu keo mùa thu gồm các loại thuốc có hoạt chất và được sử dụng như sau:

TTT Hoạt chất Liều lượng                      (g a.i/ha) Thời điểm phun

  Bacillus thuringiensis 300-500 Phun 2 lần, cách nhau 7 ngày. Phun thuốc khi sâu mới xuất hiện, tuổi 1-2. Lượng nước phun 400-600 lít/ha. Phun theo hàng ướt đều 2 mặt lá và nách lá.

  Spinetoram 30 – 36 Phun giai đoạn cây có 4 đến 6 lá thật khi sâu mới xuất hiện ở tuổi 1-2. Phun 2 lần, cách nhau 10 - 12 ngày, lượng nước phun 400-600 lít/ha. Phun theo hàng ướt đều 2 mặt lá và nách lá.

  Indoxacarb 75 Phun giai đoạn cây có 4 đến 6 lá thật khi sâu mới xuất hiện tuổi 1-2. Phun 2 lần, cách nhau 10 - 12 ngày, lượng nước phun 400-600 lít/ha. Phun theo hàng ướt đều 2 mặt lá và nách lá.

  Lufenuron 30 Phun giai đoạn cây có 4 đến 6 lá thật khi sâu mới xuất hiện tuổi 1-2. Phun 2 lần, cách nhau 10 - 12 ngày, lượng nước phun 400-600 lít/ha. Phun theo hàng ướt đều 2 mặt lá và nách lá.

Về lâu dài, nên áp dụng giải pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để kiểm soát tổng hợp sâu keo mùa Thu thông qua các biện pháp canh tác để phá hủy nguồn sâu cư ngụ như ký chủ phụ; xen canh, luân canh; sử dụng giống kháng sâu qua các cơ chế thông thường (bộ lá cứng) hoặc cây trồng chuyển gen Bt; sử dụng bẫy bả các loại để diệt trưởng thành, ngắt trứng bằng tay hoặc kiểm soát sinh học bằng ong ký sinh, các loài bắt mồi ăn thịt, nấm, vi khuẩn, virus ký sinh.

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 914

Tổng lượt truy cập: 3.593.292