Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- '
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
BỆNH VIÊM HÔ HẤP MÃN TÍNH TRÊN GÀ (Bệnh CRD - Bệnh hen gà)
- Ngày đăng: 19-01-2024
- 287 lượt xem
Bệnh Viêm hô hấp mãn tính trên gà (Bệnh CRD - Bệnh hen gà) là bệnh phổ biến ở gà. Gà bị bệnh có hiện tượng khó thở, thở khò khè (giống với triệu chứng của người bị hen nên còn được gọi là bệnh hen gà). Bệnh CRD tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại làm giảm sức đề kháng của gà, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn cơ hội tấn công gây bệnh kế phát. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu về bệnh CRD trên gà, cách phát hiện và phòng trị bệnh để người chăn nuôi biết và thực hiện nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại của bệnh trên đàn gà của người chăn nuôi.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong cơ thể gà và gây bệnh cho gà khi thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường ẩm ướt, nhiều khí độc hay khi gà có sức đề kháng giảm,… Bệnh bùng phát mạnh vào thời điểm mưa ẩm (Đông Xuân) khi mà độ ẩm không khí cao.
Vi khuẩn gây bệnh dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời,... Thời gian tồn tại của vi khuẩn trong lông vũ từ 2 - 4 ngày, trong vải từ 1 - 4 ngày, trong rơm 2 ngày, trong tóc 3 ngày.
Tỷ lệ chết do Bệnh CRD không cao, nhưng khó kiểm soát bởi nó tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển và tấn công gây bệnh kế phát. Đặc biệt là thường xuyên kết hợp với vi khuẩn E.Coli và các vi rút gây bệnh trên đường hô hấp khác làm giảm năng suất chăn nuôi, tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi của gia đình.
2. Đường lây truyền bệnh
Bệnh CRD thường xuất hiện trên các loài gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim,… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe, hoặc gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, công nhân, túi thức ăn, nhiễm mầm bệnh, ngoài ra bệnh có thể lây truyền dọc từ gà bố mẹ sang gà con qua phôi trứng.
Bệnh thường bùng phát mạnh khi sức đề kháng của gà bị giảm do các yếu tố gây STRESS như: ghép đàn, thời tiết thay đổi đột ngột, mật độ nuôi quá dày,… hoặc nhiễm một số mầm bệnh khác hoặc chăm sóc nôi dưỡng kém. Đặc biệt khi tiểu khí hậu chuồng nuôi không đảm bảo, độ thông thoáng kém, môi trường ẩm ướt, nhiều NH3, H2S, khí độc, bụi từ phân, chất độn chuồng,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đối với gà thịt, bệnh thường xảy ra trong giai đoạn gà từ 2 tuần tuổi trở lên; đối với gà đẻ hoặc gà trưởng thành bệnh thường bùng phát khi có các yếu tố gây STRESS. Gà mắc bệnh tỷ lệ chết thường thấp nếu không ghép với các bệnh khác nhưng gà sẽ chậm lớn, gà đẻ mắc bệnh sản lượng trứng giảm từ 10 - 40%.
Bệnh thường ghép với bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (IB), bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), bệnh Gum-bô-rô, bệnh do vi khuẩn E.coli,…
3. Triệu chứng
a) Giai đoạn đầu:
Gà vẩy mỏ, niêm mạc mắt sung huyết, sưng mắt, mắt nhắm, thỉnh thoảng trong đàn có tiếng kêu “toóc, toóc” đặc trưng. Tiếng kêu này xuất hiện nhiều hơn vào buổi tối.
b) Giai đoạn tiếp theo:
Gà bị viêm xoang mũi nên gà khó thở, hen khẹc; viêm kết mạc mắt, mắt nhắm nghiền, mắt có dịch nhầy và bọt khí; gà giảm ăn, giảm đẻ, giảm trọng lượng và gầy yếu.
Trong cùng đàn, gà trống sẽ có biểu hiện triệu chứng nặng hơn gà mái. Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ sẽ giảm, tỷ lệ ấp nở thấp do phôi bị nghẹt đường hô hấp. Chất lượng trứng giảm: Xỉn màu, vỏ xù xì, đôi khi méo mó.
c) Giai đoạn kết hợp với vi khuẩn E.Coli:
Đối với gà thịt: giảm ăn, chảy nước mũi, khó thở trầm trọng hơn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, viêm túi khí nặng. Gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh khoảng 3 - 4 ngày.
Đối với gà đẻ và gà trưởng thành: tình trạng hen khó thở tăng, gà bị tiêu chảy và có hiện tượng kéo màng ở tim, gan, màng treo ruột. Gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở kém, trứng ấp nở cho ra gà con yếu ớt.
4. Bệnh tích
Khi mổ khám gà mắc Bệnh CRD bệnh tích sẽ tập trung chủ yếu ở đường hô hấp như sau:
- Đường hô hấp trên có hiện tượng viêm tích dịch, xoang mũi tích dịch nhầy, đặc.
- Thanh quản xuất huyết; khí quản, phế quản xuất huyết có bọt khí.
- Trường hợp bệnh nặng sẽ thấy các cục Casein màu vàng nhạt trong lòng ống khí quản, phế quản.
- Phổi có hiện tượng viêm, khi cắt ngang phổi sẽ thấy trong phế nang có chứa dịch, túi khí mờ đục, có bọt khí.
* Trường hợp bệnh lâu ngày ghép thêm E.Coli:
- Màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin có màu trắng ngà.
- Phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm khớp, thoái hóa bề mặt của khớp.
5. Cách phòng bệnh CRD cho gà
Khi đàn gà mắc bệnh thì thiệt hại là khá cao với tỷ lệ chết khoảng 10%, giảm tăng trọng khoảng 20%, giảm đẻ khoảng 20%. Vì vậy, bà con cần chú ý thực hiện tốt khâu vệ sinh phòng bệnh để đảm bảo đàn gà luôn khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, đẻ trứng nhiều.
a) Phòng bệnh bằng chăn nuôi an toàn sinh học:
- Thực hiện tốt kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học để hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào trại.
Đảm bảo chuồng nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ, ấm vào mùa Đông, thoáng mát về mùa Hè, mật độ nuôi phù hợp với tuổi và kích thước của gà; đồng thời, thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhằm nâng cao sức đề kháng cho gà và thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh.
Ngoài ra có thể sử dụng men rắc chuồng cùng với chất độn chuồng sạch sẽ để hạn chế khí độc thải ra và vi khuẩn phát sinh, phát triển từ sự phân hủy của phân gà trong quá trình chăn nuôi.
- Bà con nên mua gà từ những cơ sở giống tốt, có uy tín và đảm bảo đàn gà bố mẹ không bị bệnh.
Thực hiện cách ly gà mới mua về nuôi với đàn đang nuôi; cách ly gà bị bệnh với gà khỏe mạnh.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho gà phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chú ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của gà.
b) Phòng bệnh bằng vắc xin:
Đây là phương pháp phòng bệnh rẻ tiền và đạt hiệu quả cao nhất. Trên thị trường có rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh CRD cho gà đạt hiệu quả tốt, tùy thuộc từng loại vắc xin sẽ có cách sử dụng khác nhau (tiêm, uống, nhỏ mắt,…) và thời gian nhắc lại khác nhau, do đó, bà con cần đọc kỹ và thực hiện đúng khuyến cáo sử dụng vắc xin của nhà sản xuất trước khi dùng.
Đối với vắc xin chết NOBILIS® MG INAC hoặc vắc xin sống CEVAC® MG-F và F® VAX-MG, chủng ngừa cho gà 2 lần: lần 1 lúc gà 4 - 5 tuần tuổi và lần 2 trước khi gà đẻ 1 tháng để tạo miễn dịch có thể truyền sang trứng giúp phòng bệnh cho gà con đến 3 tuần tuổi.
Tuy nhiên, đối với các đàn gà đã bị bệnh CRD cần lưu ý và cân nhắc trước khi tiêm do có thể làm cho gà mắc bệnh nặng hơn hoặc làm cho gà phát bệnh trở lại ngay sau khi tiêm. Lưu ý, không nên sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid và Quinolone trong 10 tuần sau khi chủng ngừa bằng vắc xin sống.
Trên đàn gà giống phải thường xuyên kiểm tra máu để loại thải gà mắc bệnh CRD. Đối với gà thịt nuôi dài ngày thường phòng một liều duy nhất khi gà được 4-5 tuần tuổi. Đối với gà đẻ có nhiều loại vắc xin khác nhau và thời gian tiêm cũng khác nhau nhưng đặc điểm chung là không tiêm khi gà nhỏ hơn 4 tuần tuổi.
6. Xử lý - điều trị bệnh
Muốn điều trị bệnh có hiệu quả phải chẩn đoán chính xác gà bị bệnh có bội nhiễm và kế phát bệnh gì khác không như bệnh: Gum-bô-rô, Niu-cát-xơn, viêm phế quản truyền nhiễm, … hay không? Nếu nhiễm kế phát thì phải kết hợp điều trị đồng thời bệnh kế phát với bệnh CRD.
* Trường hợp gà chỉ mắc Bệnh CRD thì điều trị như sau:
- Kiểm tra, loại bỏ các yếu tố gây bệnh cho gà như: độn chuồng bẩn, thức ăn, nguồn nước không đảm bảo, … và giảm mật độ nuôi.
- Hạ sốt, long đờm cho gà bằng các loại thuốc như: Bromhexin, Paracetamol,… đồng thời, cho gà uống nước tự do.
- Sử dụng kháng sinh như:
+ DOXY Z500: Pha nước uống hoặc trộn thức ăn, liệu trình liên tục 3 - 5 ngày. Liều lượng 1 gam/50 kg thể trọng ngày.
+ TYLAN® 40: Pha với nước cho gà uống với liều 110 mg/kg thể trọng, cho gà uống liên tục 3-5 ngày.
Tylosin, Tiamulin,… điều trị bệnh. Liều trình điều trị thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
- Bổ sung thêm các thuốc tăng sức đề kháng cho gà như: Vitamin C, ADE Bcomplex-C, …
Đào Văn An - Chi cục Chăn nuôi và Thú y
- Đánh giá mô hình nông nghiệp và phát triển nông thôn tiêu biểu giai đoạn 2020-2023 (06/01/2024)
- MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ KÊ ĐƠN, ĐƠN THUỐC THÚ Y (12/12/2023)
- HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐÓI RÉT CHO ĐÀN VẬT NUÔI (08/12/2023)
- Ban Quản dự án VFBC Quảng Trị tiếp nhận và bàn giao 8 xe máy cho các Ban Quản lý rừng (29/11/2023)
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động thích ứng với quy định chống phá rừng của eu (eudr) (06/11/2023)
- Tập huấn hướng dẫn chăn nuôi và trao tặng tủ thuốc thú y hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại xã Mò ó, huyện Đakrông (05/09/2023)
- Chia sẽ, trao đổi phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn (16/08/2023)
- Trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lâm Đồng (16/08/2023)
- Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản triển khai Tập huấn kiến thức ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh (09/08/2023)
- Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá tổ chức đi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (08/08/2023)
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp. (Đợt 37)
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 15
Hôm nay: 973
Tổng lượt truy cập: 3.543.141